Nông dân dạy nông dân thay đổi tập quán chăn nuôi, trồng trọt lạc hậu

TUYẾT ANH |

Từ mô hình sản xuất kinh doanh của mình, nhiều hộ nông dân đã dẫn dắt các hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi, trồng trọt lạc hậu, sang phương thức chăn nuôi, trồng trọt tiến bộ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Thời gian qua, các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi của hội viên nông dân là động lực tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Hiện trên địa bàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) có trên 900 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Để khuyến khích các hội viên nông dân trong huyện tận dụng những tiềm năng, thế mạnh sẵn có phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu, Hội Nông dân huyện Điện Biên đã tích cực tuyên truyền vận động hội viên liên kết, tạo sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị để cung ứng cho thị trường.

Trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện nhiều nội dung, nhất là công tác hỗ trợ.

Cùng với đó, phối hợp với các phòng ban chuyên môn như, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp để tập huấn khoa học, kỹ thuật về trồng trọt cũng như chăn nuôi.

Thông qua hỗ trợ về nguồn vốn, quỹ hỗ trợ cho hội viên nông dân mở rộng quy mô kinh doanh, sản xuất, đặc biệt là những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ký ủy thác cho trên 3.000 hội viên nông dân vay với số tiền gần 200 tỉ đồng để hội viên nông dân có vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Là một trong những hộ gia đình chuyển đổi mô hình chăn nuôi, cuối năm 2019, nhận thấy việc chăn nuôi gia súc theo phương thức thả rông truyền thống không mang lại hiệu quả nên gia đình chị Nguyễn Thị Thiết (thôn Đại Thanh, xã Noong Luống, huyện Điện Biên) đã đầu tư xây dựng chuồng, trại và tổ chức nuôi trâu, bò thịt, sinh sản theo hướng nuôi nhốt.

Để bảo đảm nguồn thức ăn cho trâu, bò vào các tháng mùa khô, hạn, gia đình chị Thiết đã tích trữ các phụ phẩm từ nông nghiệp như: thân cây ngô; cỏ voi để ủ chua, lên men, làm thức ăn cho đàn gia súc của gia đình.

Do được chăm sóc tốt và tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh nên đàn gia súc của gia đình chị Thiết phát triển tốt. Gần 3 năm qua, mỗi năm gia đình chị Thiết thu về trên 100 triệu đồng (sau khi trừ đi các khoản chi phí) nhờ mô hình chăn nuôi gia súc này.

Ngoài chị Thiết, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Điện Biên nói chung, xã Noong Luống nói riêng đã chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Từ các mô hình sản xuất, kinh doanh của mình, các hộ nông dân trên địa bàn huyện Điện Biên đã và đang trực tiếp tạo việc làm, hướng dẫn kỹ thuật theo hình thức “nông dân dạy nông dân”.

Ngoài ra, dẫn dắt các hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi, trồng trọt lạc hậu, kém hiệu quả sang phương thức chăn nuôi, trồng trọt tiến bộ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

TUYẾT ANH
TIN LIÊN QUAN

Dành hơn 920 tỉ đồng để thực hiện đồng bộ 7 dự án giảm nghèo

ANH HUY |

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tỉnh Bắc Giang dành hơn 920 tỉ đồng để thực hiện đồng bộ 7 dự án giảm nghèo giúp các hộ nghèo cải tạo nhà ở, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, tạo sinh kế bền vững để vươn lên thoát nghèo.

Nậm Chà nỗ lực bảo vệ rừng, giúp người dân giảm nghèo bền vững

QUANG THUỴ |

Theo Trang thông tin điện tử huyện Nậm Nhùn, xã Nậm Chà thuộc huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) là một trong những xã có diện tích rừng lớn nhất huyện với hơn 11.000ha. Tính đến hết năm 2022 tỉ lệ che phủ rừng của xã đạt tới 62%. Bước vào mùa khô 2023-2024, công tác bảo vệ rừng (BVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền. Từ đó, công tác này góp phần giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Nông dân thoát nghèo nhờ trồng cây ăn quả, dược liệu

Thu Giang |

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây ăn quả, dược liệu, nhiều hộ dân trên cả nước đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.

Hơn 500 điểm cầu tại Nghệ An theo dõi Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Quang Đại |

Sáng 2.12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam chính thức khai mạc. Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc theo dõi trực tiếp Đại hội, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, công đoàn các cấp đã tổ chức trên 500 điểm cầu tập trung cho đoàn viên, công nhân lao động theo dõi.

Cần có chính sách khuyến khích xây dựng thêm nhà trẻ cho con công nhân

Phương Ngân |

TPHCM - Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bước vào ngày làm việc thứ 2, nhiều người lao động cũng như cán bộ Công đoàn tại TPHCM đang hướng về Đại hội với những tâm tư, nguyện vọng về một tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, công nhân lao động.

Đắk Lắk tổ chức văn nghệ chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình Giao lưu văn nghệ chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh.

240 tỉ đồng chăm lo cho gần 650.000 lượt đoàn viên, người lao động

Thành An |

Trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Công đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức chăm lo cho gần 650.000 lượt đoàn viên, người lao động với tổng kinh phí khoảng 240 tỉ đồng. Với Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đang diễn ra, người lao động mong có những quyết sách, kiến nghị để hỗ trợ người lao động tiếp cận với nhà ở xã hội.

Phát triển đoàn viên gắn với thành lập tổ chức Đảng tại doanh nghiệp

Mai Dung |

Bà Nguyễn Thị Hương - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) - cho biết: Những ngày này, tôi cũng như cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ cả nước đang hướng về Đại hội với mong mỏi, kỳ vọng một nhiệm kỳ mới với nhiều chính sách mới, mang lại lợi ích cho hàng triệu đoàn viên, CNVCLĐ.

Dành hơn 920 tỉ đồng để thực hiện đồng bộ 7 dự án giảm nghèo

ANH HUY |

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tỉnh Bắc Giang dành hơn 920 tỉ đồng để thực hiện đồng bộ 7 dự án giảm nghèo giúp các hộ nghèo cải tạo nhà ở, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, tạo sinh kế bền vững để vươn lên thoát nghèo.

Nậm Chà nỗ lực bảo vệ rừng, giúp người dân giảm nghèo bền vững

QUANG THUỴ |

Theo Trang thông tin điện tử huyện Nậm Nhùn, xã Nậm Chà thuộc huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) là một trong những xã có diện tích rừng lớn nhất huyện với hơn 11.000ha. Tính đến hết năm 2022 tỉ lệ che phủ rừng của xã đạt tới 62%. Bước vào mùa khô 2023-2024, công tác bảo vệ rừng (BVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền. Từ đó, công tác này góp phần giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Nông dân thoát nghèo nhờ trồng cây ăn quả, dược liệu

Thu Giang |

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây ăn quả, dược liệu, nhiều hộ dân trên cả nước đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.