Nơi cao nhất khu vực nội thành TPHCM trở thành “rốn ngập”

MINH QUÂN - CHÂM BÙI |

Sau mưa lớn đầu mùa, nhiều tuyến đường quận Gò Vấp, quận 12 - nơi có địa hình cao ráo hơn những nơi khác ở nội thành TPHCM - trở thành "rốn" ngập mới.

Theo ghi nhận, những trận mưa kéo dài 1-2 tiếng dễ dàng biến đường Cây Trâm, Phan Huy Ích, Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp), Nguyễn Văn Quá (quận 12)… thành sông.

Trận mưa lớn chiều tối 19.5 khiến đường Phan Huy Ích (quận Gò Vấp) ngập tới yên xe máy. Hàng trăm người dân bì bõm lội nược dẫn xe chết máy. Các loại ôtô lớn chạy qua đây tạo sóng lớn xô ngã người đi xe máy. Nhiều hàng quán dựng xe máy trước cửa còn bị sóng đánh ngã rạp, hư hỏng.

Người dân khổ sở vì ngập nước trên đường Phan Huy Ích.  Ảnh: Ngọc Tiến
Người dân khổ sở vì ngập nước trên đường Phan Huy Ích. Ảnh: Ngọc Tiến

Đáng nói, cuối năm 2015, tuyến đường này đã được cơ quan chức năng nâng cấp và xây dựng cống hộp quy mô lớn, kích cỡ 1,6 x 1,6m đến 2,2 x 2,2 m trên đoạn đường dài 2.166m. Trong đó, một đoạn dài 802m được nâng cao độ mặt đường lên 1,7m vượt mức triều cường.

Dự án xây dựng cống hộp chống ngập do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TPHCM quản lý với tổng kinh phí 163 tỉ đồng.

Anh Trần Văn Bình - người dân sống trên đường Nguyễn Văn Quá - bức xúc: “Trước đây, đường Nguyễn Văn Quá mỗi khi mưa xuống nước ngập rất sâu. Cuối năm 2015, cơ quan chức năng đào đường nâng cấp và làm cống hộp, lô-cốt dày đặc, chúng tôi ở đây không làm ăn gì được gần 1 năm trời. Tưởng khi hoàn thành thì hết ngập, nhưng các trận mưa lớn sau đó còn khiến đường ngập hơn xưa”.

Người dân cố gắng vượt tuyến đường ngập Phan Huy Ích. Ảnh: Ngọc Tiến
Người dân cố gắng vượt tuyến đường ngập Phan Huy Ích. Ảnh: Ngọc Tiến

Về tình trạng ngập úng kéo dài ở các tuyến đường thuộc lưu vực Tham Lương - Bến Cát như đường: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Văn Quá, Phan Huy Ích (quận 12), đường Lê Đức Thọ, Lê Văn Thọ, Cây Trâm, Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp), ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng Quản lý thoát nước Trung tâm chống ngập, giải thích, thời gian gần đây khu vực này có nhiều trận mưa có vũ lượng lớn hơn trước đây rất nhiều, lại xảy ra dồn dập, trong khi đó hệ thống cống thoát nước phần lớn đều nhỏ hẹp, xuống cấp nên dẫn đến tình trạng ngập nặng.

Theo ông Long, khu vực nói trên trung tâm đã lên kế hoạch thực hiện các dự án cải tạo cống thoát nước chống ngập. Tuy nhiên, do gặp khó khăn về nguồn vốn nên chưa thực hiện được. Cụ thể, khu vực này thuộc dự án Quản lý rủi ro chống ngập. Ban đầu dự kiến dự án này do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 400 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó nguồn vốn này không huy động được. Hiện TP đang xem xét tìm nguồn vốn khác để tiếp tục thực hiện dự án này.

Về tình trạng đường Nguyễn Văn Quá đã được lắp cống hộp lớn và đưa vào sử dụng trong năm 2016 nhưng ngập không giảm, ông Long cho biết do dự án mới chỉ làm xong 1 trong 2 cửa (cửa xả còn lại vướng mặt bằng nên chưa thể thi công – PV) ra kênh Tham Lương nên khu vực vẫn còn ngập khi mưa lớn.

MINH QUÂN - CHÂM BÙI
TIN LIÊN QUAN

Chi hàng chục nghìn tỉ đồng, vì sao TPHCM vẫn không hết ngập?

MINH QUÂN |

Những năm qua, TPHCM tập trung thực hiện nhiều chương trình chống ngập với tổng kinh phí ước tính cả chục nghìn tỉ đồng nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, cứ đến mùa mưa người dân lại bì bõm lội nước.

Hà Nội bao giờ hết ngập?

hữu long - hà phương |

Tình trạng ngập úng chỉ sau một vài cơn mưa tại Hà Nội diễn ra nhiều năm nay. Nhiều bộ ngành cùng tìm lời giải để chống ngập úng nhưng kết quả đến nay, đường phố Hà Nội vẫn thành sông, hồ sau mỗi trận mưa. Các tồn tại từ lâu như hệ thống thoát nước lạc hậu, hồ ao bị lấp cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh từng được chỉ rõ... nhưng, giải pháp căn cơ để chống ngập úng thì sẽ vẫn phải bàn.

"Siêu máy bơm” cứu được “rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh trong cơn mưa tối 19.5

Trường Sơn |

Sau khi hệ thống cống được duy tu, vớt sạch lượng bùn rác khổng lồ, hệ thống bơm thông minh chỉ hoạt động chưa đầy nửa công suất thiết kế đã “giải cứu” được đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh khỏi cảnh ngập trong cơn mưa lớn, kéo dài nhiều giờ đồng hồ vào tối ngày 19.5.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Chi hàng chục nghìn tỉ đồng, vì sao TPHCM vẫn không hết ngập?

MINH QUÂN |

Những năm qua, TPHCM tập trung thực hiện nhiều chương trình chống ngập với tổng kinh phí ước tính cả chục nghìn tỉ đồng nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, cứ đến mùa mưa người dân lại bì bõm lội nước.

Hà Nội bao giờ hết ngập?

hữu long - hà phương |

Tình trạng ngập úng chỉ sau một vài cơn mưa tại Hà Nội diễn ra nhiều năm nay. Nhiều bộ ngành cùng tìm lời giải để chống ngập úng nhưng kết quả đến nay, đường phố Hà Nội vẫn thành sông, hồ sau mỗi trận mưa. Các tồn tại từ lâu như hệ thống thoát nước lạc hậu, hồ ao bị lấp cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh từng được chỉ rõ... nhưng, giải pháp căn cơ để chống ngập úng thì sẽ vẫn phải bàn.

"Siêu máy bơm” cứu được “rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh trong cơn mưa tối 19.5

Trường Sơn |

Sau khi hệ thống cống được duy tu, vớt sạch lượng bùn rác khổng lồ, hệ thống bơm thông minh chỉ hoạt động chưa đầy nửa công suất thiết kế đã “giải cứu” được đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh khỏi cảnh ngập trong cơn mưa lớn, kéo dài nhiều giờ đồng hồ vào tối ngày 19.5.