Nhớ diễn đàn “Đê bao kiểm soát lũ ĐBSCL” trên Lao Động

Lục Tùng |

Từ diễn đàn “Đê bao kiểm soát lũ ĐBSCL” trên Lao Động, các chuyên gia đã góp phần chấn chỉnh những ý kiến thiếu chuẩn về đê bao, bờ bao ở vựa lúa.

“Không bột vẫn gột nên hồ”

Năm 2006, dư luận xã hội xuất hiện nhiều thông tin trái chiều sau khi một vài bài báo cho rằng đê bao, bờ bao đã làm nghèo vựa lúa ở Ðồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Và ai cũng có lập luận của riêng mình. Trước tình hình sôi động đó, tôi đề xuất và được lãnh đạo Báo Lao Động phân công tổ chức diễn đàn khoa học để gửi đến bạn đọc thông tin đầy đủ, khoa học của vấn đề.

Lúc đó, tôi vừa chuyển công tác về Báo Lao Động chưa đầy 2 năm và chưa từng được đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực này. Nói chính xác hơn là vào cuộc trong tình thế “không bột” nhưng buộc phải “gột nên hồ”.

Lũ ở vùng ĐBSCL từng là nỗi khủng khiếp, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của hàng triệu người dân. Ảnh: Lục Tùng
Lũ ở vùng ĐBSCL từng là nỗi khủng khiếp, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của hàng triệu người dân. Ảnh: Lục Tùng

Tuy nhiên, thân thiết với các chuyên gia có uy tín và chung sống nhiều năm với lũ ĐBSCL như ông Nguyễn Minh Nhị - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, TS Tô Văn Trường - Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam và TS Bùi Đạt Trâm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh An Giang, tôi đã kết nối và được hàng chục chuyên gia ngành thủy lợi, thủy văn, các nhà quản lý có kinh nghiệm tham gia và tạo ra diễn đàn sôi nổi.

Điển hình như: “Công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu” của TS Hoàng Thọ Điến (Hội Thủy lợi TP Hồ Chí Minh); “Sự cần thiết của đê bao, bờ bao ở ĐBSCL” của TS Tô Văn Trường; “Hệ thống đê bao - bờ bao đối với sản xuất lúa ở ĐBSCL” (Hà Thắng - Lớp cao học Trung tâm quốc tế liên kết Đại học Houston Hoa Kỳ), “Bờ bao và bờ bao khép kín trong vùng ngập lụt ĐBSCL” (Tiến sĩ Bùi Đạt Trâm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh An Giang), 40 năm một dòng nước ngọt…

Bài viết trong “Đê bao kiểm soát lũ ĐBSCL” trên Lao Động. Ảnh: Lục Tùng
Bài viết trong “Đê bao kiểm soát lũ ĐBSCL” trên Lao Động. Ảnh: Lục Tùng

May mắn hơn là sau thời gian đăng tải các ý kiến chuyên gia, chúng tôi được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt thu xếp về Vĩnh Long để thực hiện phỏng vấn “Hệ thống công trình thủy lợi ĐBSCL: Nền tảng làm giàu vựa lúa”. Bài phỏng vấn mang tính tổng kết diễn đàn này sau đó được chọn đăng trong Tổng quan của báo giới Việt Nam năm 2006.

Tạo hiệu ứng xã hội

Là một trong những người gắn bó và lo liệu hậu cần cho công tác tổ chức tuyến bài, TS Tô Văn Trường đánh giá cao diễn đàn: “Với quan điểm rõ ràng, cách tổ chức khoa học, chọn lựa diễn giả am tường, có uy tín, diễn đàn đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của nhiều giới, từ các nhà khoa học, nhà quản lý, đến sinh viên và người dân, trong đó có tôi”.

Lực lượng quân dân chung tay gia cố đê bao, bờ bao bảo vệ lúa trước biển nước lũ từ thượng nguồn đổ về. Ảnh: Lục Tùng
Lực lượng quân dân chung tay gia cố đê bao, bờ bao bảo vệ lúa trước biển nước lũ từ thượng nguồn đổ về. Ảnh: Lục Tùng

Và diễn đàn hoàn thành nhiệm vụ khi làm rõ câu chuyện đê bao, bờ bao vùng ĐBSCL. Không chỉ giúp cho người đọc hiểu và phân biệt được đê bao ở vùng ĐBSCL không phải là sự khép kín mà là hệ thống kiểm soát lũ bắt nguồn từ sáng kiến của nhân dân, sau đó được các nhà khoa học, nhà quản lý đúc kết, hệ thống hóa… mà thông qua các trình bày của các chuyên gia, giúp người đọc hiểu hết sự độc đáo của đê bao ĐBSCL: Chỉ kiểm soát lũ bảo vệ sản xuất, chứ không chống lũ triệt để. Sau khi thu hoạch nông nghiệp xong, cho lũ chính vụ tràn đồng để đón phù sa, vệ sinh đồng ruộng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm khác liên quan đến lũ.

“Đê bao kiểm soát lũ ĐBSCL” trên Lao . Ảnh: Lục Tùng
“Đê bao kiểm soát lũ ĐBSCL” trên Lao Động. Ảnh: Lục Tùng

Đặc biệt là nhờ có hệ thống đê bao, bờ bao mà cuộc sống của người dân được an toàn hơn, sản xuất chủ động, ngành nghề đa dạng phát triển, hệ thống đê liên hoàn với đường giao thông.

Và đúng như lời nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong bài phỏng vấn: Do nằm ở cuối nguồn sông Mekong, có đến trên 80% lượng nước được hình thành từ bên ngoài lãnh thổ nên việc giải bài toán nước, nhất là ngập lụt ở ĐBSCL vô cùng nan giải. Vì thế trong bối cảnh nguồn nước đang chịu tác động nhiều mặt từ thượng nguồn, thay vì "lời ra, tiếng vào", mọi người cần chung tay xây dựng cho ĐBSCL tầm nhìn mới để phát triển một cách khoa học và bền vững.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Mưa dông kéo dài, nhiều hecta lúa ĐBSCL chìm trong nước

VÂN HI |

Ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều hecta lúa tại các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL chìm trong nước.

Khơi thông điểm nghẽn thiếu cát cho các dự án cao tốc ở ĐBSCL

PHƯƠNG ANH |

2 mỏ cát (cát sông và cát biển) ở tỉnh Sóc Trăng vừa được khai thác phục vụ các dự án trọng điểm theo cơ chế đặc thù đã góp phần khơi thông điểm nghẽn về thiếu nguồn cát lấp hiện nay.

Khai thác mỏ cát biển đầu tiên ở ĐBSCL cách đất liền 40km

PHƯƠNG ANH |

Ngày 29.6, UBND tỉnh Sóc Trăng và Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C tổ chức lễ khởi công khai thác mỏ cát biển tại tiểu khu B1.1 thuộc khu B1 vùng biển tỉnh Sóc Trăng. Đây là mỏ cát biển đầu tiên ở vùng ĐBSCL khai thác nhằm phục vụ các dự án theo cơ chế đặc thù của Quốc hội.

Báo Lao Động đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất

Nhóm phóng viên |

Báo Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất của Chủ tịch nước trong dịp kỷ niệm 95 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929-14.8.2024).

Có một thiên đường săn mây ở Hòa Bình đẹp không kém Sa Pa, Tà Xùa

Thanh Hải |

Hang Kia - Pà Cò là địa điểm săn mây đẹp và dễ đi ở Hoà Bình nhưng ít người biết tới.

Phát triển mạnh mẽ, Việt Nam thăng hạng trên bản đồ thế giới

Lam Duy |

Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo một số bộ, ngành về điều hành chính sách tiền tệ mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhìn nhận, chúng ta đang có nền tảng kinh tế vĩ mô tốt và các tổ chức tài chính thế giới đều dự báo triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam.

Bóng đá châu Âu bắt đầu vòng quay mùa giải 2024-2025

TAM NGUYÊN |

Cuối tuần này, các giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu sẽ khởi tranh, bắt đầu một vòng quay mới với các tín đồ túc cầu giáo.

Lý do hoa khôi bóng chuyền Thu Hoài nhờ mẹ quản lý tiền

Bình An |

Vận động viên bóng chuyền của Vietinbank VC sinh ra và lớn lên trong gia đình làm kinh doanh ở Quỳnh Phụ, Thái Bình.

Mưa dông kéo dài, nhiều hecta lúa ĐBSCL chìm trong nước

VÂN HI |

Ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều hecta lúa tại các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL chìm trong nước.

Khơi thông điểm nghẽn thiếu cát cho các dự án cao tốc ở ĐBSCL

PHƯƠNG ANH |

2 mỏ cát (cát sông và cát biển) ở tỉnh Sóc Trăng vừa được khai thác phục vụ các dự án trọng điểm theo cơ chế đặc thù đã góp phần khơi thông điểm nghẽn về thiếu nguồn cát lấp hiện nay.

Khai thác mỏ cát biển đầu tiên ở ĐBSCL cách đất liền 40km

PHƯƠNG ANH |

Ngày 29.6, UBND tỉnh Sóc Trăng và Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C tổ chức lễ khởi công khai thác mỏ cát biển tại tiểu khu B1.1 thuộc khu B1 vùng biển tỉnh Sóc Trăng. Đây là mỏ cát biển đầu tiên ở vùng ĐBSCL khai thác nhằm phục vụ các dự án theo cơ chế đặc thù của Quốc hội.