Mức độ sụt lún ở ĐBSCL gấp 10 lần nước biển dâng

NHẬT HỒ |

Trong 30 năm qua, nhiều vùng ở ĐBSCL mực nước dưới đất hạ xuống hơn 5m, gây nên sụt lún đất trung bình cho toàn khu vực, cao gấp 10 lần so với tốc độ nước biển dâng. Đó mà một trong những cảnh báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL lần thứ 4 được tổ chức tại Cà Mau chiều 1.7.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL cho rằng đây là hội nghị quan trọng, nhằm kiểm lại những việc làm được, chưa được từ khi Hội đồng điều phối vùng ra đời.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đối với ngành nông nghiệp của cả nước, vùng ĐBSCL được coi là sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, là một thành phần quan trọng trong an ninh quốc gia.

ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực, trái cây và thủy sản lớn nhất Việt Nam, sản lượng lúa và trái cây cũng chiếm tỉ lệ lớn trên toàn quốc, lần lượt là 56% và 60%; tương tự sản lượng tôm và sản lượng cá tra chiếm tỉ lệ lần lượt là 70% và 95%. ĐBSCL cần phát triển nông nghiệp để thực hiện sứ mệnh quốc gia này, chứ không chỉ như một ngành kinh tế mũi nhọn.

Sụt lún, sạt lở đất, phù sa ngày càng giảm đang thách thức vùng ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ
Sụt lún, sạt lở đất tăng, phù sa ngày càng giảm đang thách thức vùng ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ

Tuy nhiên, những năm gần đây, vùng ĐBSCL luôn phải đối mặt với nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn vào mùa khô; tình trạng khô hạn xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là hạn nặng trong mùa khô. Xâm nhập mặn gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của cả vùng ĐBSCL.

Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL còn đối mặt với sạt lở bờ sông, bờ biển. Ước tính mỗi năm, vùng ĐBSCL mất từ 300 đến 500ha đất và hàng chục nghìn hộ dân có nguy cơ phải di dời khỏi vùng nguy hiểm do sạt lở.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sạt lở tại ĐBSCL, gồm tác động của việc giữ phù sa của các đập thượng nguồn, lượng phù sa về ĐBSCL sẽ giảm. Theo một nghiên cứu của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) dự báo đến năm 2040, lượng phù sa sẽ chỉ còn 3% đến 5%.

Một trong những hậu quả của suy giảm phù sa là gia tăng sạt lở bờ sông, bờ biển; việc khai thác cát quá mức trên các sông ở ĐBSCL, gây mất ổn định lòng và bờ sông, gây sạt trượt bờ sông; việc các khu dân cư được hình thành và phát triển ở sát sông, chất thải của các công trình xây dựng ngày càng lớn lên bờ sông là đất phù sa yếu, sẽ gây nên sạt lở. Việc khai thác nước dưới đất quá mức cũng là nguyên nhân đang gây sụt lún đất trong những năm qua.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt đề nghị có cơ chế chính sách riêng cho vùng ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt đề nghị có cơ chế chính sách riêng cho vùng ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ

Trong 30 năm qua, nhiều vùng ở ĐBSCL mực nước dưới đất hạ xuống hơn 5m, gây nên sụt lún đất trung bình cho toàn khu vực, cao gấp 10 lần so với tốc độ nước biển dâng.

Nhằm giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết đã đề cập khá toàn diện các vấn đề mang tính chiến lược, căn bản, lâu dài đối với phát triển vùng ĐBSCL.

Các đại biểu là lãnh đạo bộ, ngành trung ương, 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL tham dự hội nghị hội đồng điều phối vùng ĐBSCL lần thứ 4 tại Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ
Các đại biểu là lãnh đạo bộ, ngành trung ương, 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL tham dự hội nghị Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL lần thứ 4 tại Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Những năm gần đây, ĐBSCL đã được đầu tư về hạ tầng, nhất là giao thông, thuỷ lợi, quy hoạch đô thị… Các đại biểu cho rằng vùng ĐBSCL cần có cơ chế, chính sách riêng mang tính đặc thù bởi vùng này có đặc điểm riêng, dễ bị tổn thương khi biến đổi khí hậu, hạ tầng còn yếu so với các vùng khác.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, vùng ĐBSCL thời gian qua có bước phát triển khá. Tuy nhiên cũng nhìn nhận việc liên kết chưa chặt, phát triển chưa bền vững; vùng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hạ tầng còn nhiều khó khăn… Chính vì vậy cần phải quan tâm, đầu tư theo thứ tự ưu tiên; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề bức xúc, cấp bách của vùng...

Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng để vùng ĐBSCL phát triển cần sự chung tay, giúp sức của các bộ, ngành trung ương, bên cạnh sự nỗ lực của từng địa phương. Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị các địa phương phấn đấu nhiều hơn nữa để thực hiện các chỉ tiêu mà đại hội Đảng đã đề ra, trước mắt là thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024…

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Nỗ lực khắc phục sụt lún, sạt lở đất chưa từng có tại Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Mùa hạn mặn năm 2024, tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu sạt lở, sụt lún đất chưa từng thấy. Nhiều tuyến đường tự nhiên sụt lún trong sự bất ngờ của người dân. Mùa mưa đến, nước trên các dòng kênh đã đầy lộ diện những thiệt hại lớn. Chính quyền địa phương ra sức khắc phục nhằm hạn chế những tai nạn có thể xảy ra.

Cầu ở Kiên Giang đang thi công bỗng nhiên bị sụt lún nghiêm trọng

NGUYÊN ANH |

Khi công nhân đang thi công công trình cầu giao thông nông thôn kênh 9 bắc ngang kênh xáng Chưn Bầu (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang) bỗng nhiên gặp sự cố, trụ cầu có dấu hiệu bị sụt lún, các nhịp cầu cũng bị gãy, đỗ.

Sụt lún mới dứt, sạt lở gia tăng

NHẬT HỒ |

Các huyện vùng ngọt tại tỉnh Cà Mau sụt lún nghiêm trọng vào mùa khô. Vừa vào đầu mùa mưa, tỉnh này lại đối mặt với sạt lở đất tại các huyện vùng ven biển. Đặc biệt là huyện Ðầm Dơi sạt lở nghiêm trọng, nhiều tuyến đường về trung tâm xã bị chia cắt.

Cháy cửa hàng đồ chơi tại quận Cầu Giấy, Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Khoảng 4h20 ngày 3.7, tại tầng 1 cửa hàng bán đồ chơi số 247 phố Tô Hiệu (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) xảy ra cháy.

Hơn 400.000 du khách “quá cảnh” Tuần Châu sang vịnh Lan Hạ mỗi năm

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Lượng du khách đi tàu cao tốc từ Tuần Châu, Hạ Long để lên tàu du lịch nghỉ đêm đang neo đậu trên vịnh Lan Hạ, Hải Phòng tăng hàng năm.

Ngắm nhìn Hà Nội qua con đường bích họa tại Long Biên

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Thay vì những khối bê tông cũ kỹ, giờ đây tuyến đường đê ở Long Biên khoác lên mình dáng vẻ mới.

Không có điện, dự án 72 tỉ đồng ở Quảng Ngãi phải vận hành bằng tay

VIÊN NGUYỄN |

Dự án đê Phổ Minh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi có tổng mức đầu tư hơn 72 tỉ đồng, nhưng vì chưa đấu nối nguồn điện để vận hành cống ngăn mặn sông Rớ, nên gần 4 năm qua, công trình này phải vận hành bằng tay, rất vất vả.

Video bóng đá tuyển Áo - Thổ Nhĩ Kỳ (1-2): Bàn thắng nhanh nhất

HOÀNG HUÊ (NGUỒN: TV360) |

Demiral ghi bàn thắng ở giây thứ 57, góp công giúp tuyển Thổ Nhĩ Kỳ thắng tuyển Áo 2-1 ở vòng 1/8 để có vé vào tứ kết EURO 2024. Đây là bàn thắng nhanh nhất lịch sử các vòng loại trực tiếp một kỳ EURO. Người hâm mộ bóng đá Việt Nam có thể tận hưởng trọn vẹn Vòng chung kết UEFA EURO 2024 miễn phí trên TV360 tại: https://tv360.vn/.

Nỗ lực khắc phục sụt lún, sạt lở đất chưa từng có tại Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Mùa hạn mặn năm 2024, tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu sạt lở, sụt lún đất chưa từng thấy. Nhiều tuyến đường tự nhiên sụt lún trong sự bất ngờ của người dân. Mùa mưa đến, nước trên các dòng kênh đã đầy lộ diện những thiệt hại lớn. Chính quyền địa phương ra sức khắc phục nhằm hạn chế những tai nạn có thể xảy ra.

Cầu ở Kiên Giang đang thi công bỗng nhiên bị sụt lún nghiêm trọng

NGUYÊN ANH |

Khi công nhân đang thi công công trình cầu giao thông nông thôn kênh 9 bắc ngang kênh xáng Chưn Bầu (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang) bỗng nhiên gặp sự cố, trụ cầu có dấu hiệu bị sụt lún, các nhịp cầu cũng bị gãy, đỗ.

Sụt lún mới dứt, sạt lở gia tăng

NHẬT HỒ |

Các huyện vùng ngọt tại tỉnh Cà Mau sụt lún nghiêm trọng vào mùa khô. Vừa vào đầu mùa mưa, tỉnh này lại đối mặt với sạt lở đất tại các huyện vùng ven biển. Đặc biệt là huyện Ðầm Dơi sạt lở nghiêm trọng, nhiều tuyến đường về trung tâm xã bị chia cắt.