Nhà cao hơn đường cả mét ở TP Thủ Đức nhưng vẫn khổ sở vì ngập

PHƯƠNG UYÊN |

TPHCM - Nhiều hộ dân trên đường Dương Văn Cam (TP Thủ Đức) phải nâng nền cao hơn mặt đường cả mét để chống ngập nhưng vẫn chịu cảnh nước ngập vào nhà mỗi khi mưa lớn.

Nhà nhà nâng nền để tránh ngập

Sau 3 lần nâng nền nhưng nước ngập vẫn vào nhà, anh Thái Vân Sang (40 tuổi) đã quyết định nâng hẳn nền lên 1,2 m - là một trong những hộ dân nâng cao nhất trên đường này.

Theo anh Sang, đường ngập từ những năm 90, đến khoảng năm 2000 được nâng để chống ngập. Như nhiều hộ khác, nhà anh thấp hơn mặt đường nên mưa xuống, nước tràn vào. "Đến nay, tôi nâng nền 3 lần rồi, gần nhất cách đây 10 năm, tốn gần trăm triệu đồng để sửa cả trần nhà cho cao hơn" - anh Sang nói.

Tương tự, nhà bà Nguyễn Thị Hường (77 tuổi) sau ba lần nâng nền cũng cao hơn mặt đường 80 cm. Để dễ dắt xe ra vào, bà Hường thiết kế bậc tam cấp có thể gấp lại, không chiếm diện tích vỉa hè. "Nhà tôi chỉ có hai ông bà già nên đi lại rất khó khăn với cái dốc cao này” - bà Hường thở dài.

“Nhà tôi chỉ có hai ông bà già, đi lại khó khăn với mấy cái dốc này” - Bà Hường thở dài.
Nền nhà quá cao so với mặt đường khiến những người già như bà Hường đi lại khó khăn. Ảnh: Phương Uyên

Nền nhà thấp nhất ở đường Dương Văn Cam cũng đã cao hơn mặt đường tầm 50 cm, cao nhất khoảng 1,2 m. Tại những con hẻm ở Dương Văn Cam, người dân phải qua gờ dốc do mình tạo ra để có thể vào nhà. Mỗi năm, độ cao của những gờ dốc này lại mỗi tăng để ngăn nước ngập.

Hàng loạt nhà mặt tiền trên đường Dương Văn Cam hiện đều có nền cao hơn mặt đường từ 0,5 đến 1,2 m để chống ngập. Ảnh: Phương Uyên
Hàng loạt nhà mặt tiền trên đường Dương Văn Cam hiện đều có nền cao hơn mặt đường từ 0,5 đến 1,2 m để chống ngập. Ảnh: Phương Uyên
Người dân phải chạy lên những con dốc để vào nhà
Người dân phải chạy lên những con dốc để vào nhà. Ảnh: Phương Uyên

Nâng nền cũng không thể giải quyết được vấn đề

Mỗi khi trời mưa là mọi công việc của các hộ dân trên đường Dương Văn Cam phải tạm dừng. Nhà phải đóng cửa để tránh việc xe lớn đi ngang, tạo sóng đánh nước vào trong nhà. Hộ khác thì lo che chắn để tránh nước ngập.

Ông Hà Thanh Long (60 tuổi) vừa chỉ vào một tấm tôn cao khoảng 70 cm vừa nói: “Nhà tôi đã nâng nền 3 lần rồi. Bây giờ không thể nâng tiếp được do trần đã quá thấp, đi sẽ đụng đầu. Vì vậy, mỗi khi có mưa lớn, tôi sẽ hạ tấm tôn đó chắn ngang cửa để giúp giảm nước và rác trôi vào nhà.”

Bà Trung - vợ ông Long - ngán ngẩm với cảnh nước lên: “Tấm chắn này cũng nặng lắm. Một mình tôi khuân không có nổi. Mỗi lần chồng không có ở nhà, tôi lại phải chạy qua nhờ hàng xóm hạ giúp”.

Ông Nguyễn  thiết kế một cái khe ngay cửa để có đặt tấm chắn ngăn nước. Tấm chắn luôn được kê sẵn trong góc nhà để khi nào mưa lớn là lấy ra chặn liền.” - Ông Long nói
Ông Hà Thanh Long cho biết, nền nhà cao hơn mặt đường 0,7 m nhưng vẫn không thoát ngập. Ảnh: Phương Uyên

Trong khi đó, ông Dương Văn Khôi (57 tuổi) chia sẻ: “Thuê nhà 15 năm cũng là khoảng thời gian sống chung với nước ngập. Mỗi mùa mưa ngập, chỉ cần một chiếc xe máy đi qua là nước đẩy thẳng vào nhà khiến đồ đạc ướt hết. Mỗi lần như vậy dọn dẹp rất cực. Chi phí nâng nền cũng không phải là ít, hơn nữa còn là nhà thuê nên không thể nâng nền”.

. Nhiều phương pháp để “sống chung với lũ” đã được người dân áp dụng như nâng nền nhà cao hơn, thiết kế những vật dụng để đồ đạc trên cao…
Nhiều phương pháp để “sống chung" đã được người dân áp dụng như nâng nền nhà cao hơn, thiết kế những vật dụng để đồ đạc trên cao… Ảnh: Phương Uyên

Theo người dân, khu vực này có địa hình khá trũng, thấp nên trời mưa nước từ các nơi đổ về gây ngập. “Mỗi khi có mưa to, nước thoát không kịp sẽ ngập cao hơn cả yên xe máy, có khi còn chỉ thấy mỗi đầu xe. Do ở đây là khu vực thấp nhất nên nước từ đường Võ Văn Ngân, Phạm Văn Đồng, Kha Vạn Cân đều đổ dồn về. Trời mưa to và liên tục thì tuyến đường này như biến thành sông” - ông Nguyễn Văn Chung (71 tuổi) cho hay.

Đường Dương Văn Cam ngập như sông sau cơn mưa ngày 10.10.  Ảnh: Tâm Linh
Đường Dương Văn Cam ngập như sông sau cơn mưa ngày 10.10. Ảnh: Tâm Linh

Theo Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TPHCM (thuộc Sở Xây dựng), ngoài đường Dương Văn Cam, khu vực gần chợ Thủ Đức có nhiều tuyến đường cũng thường xuyên bị ngập nặng do mưa như: Đặng Thị Rành, Hồ Văn Tư, Kha Vạn Cân, Võ Văn Ngân…

Nguyên nhân do hệ thống thoát nước đầu tư đã lâu, cống quá tải khi mưa lớn không đảm bảo khả năng thoát nước. Đường trũng thấp, cục bộ so với khu vực xung quanh.

Giải pháp cấp bách để chống ngập cho các tuyến đường này là thường xuyên duy tu nạo vét hệ thống thoát nước, đặc biệt tuyến cống tại các cửa xả. Bên cạnh đó, tổ chức lực lượng vớt rác trước, trong và sau mưa, tháo dỡ các tấm chặn do người dân đặt trước các miệng thu nước.

Giải pháp căn cơ là ngoài việc triển khai cải tạo hệ thống thoát nước tại mỗi tuyến đường thì cần đẩy nhanh triển khai dự án xây dựng mới cống rạch Cầu Ngang và nạo vét cải tạo rạch Thủ Đức.

PHƯƠNG UYÊN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM muốn điều chỉnh quy hoạch thoát nước để giải quyết căn cơ ngập úng

Huyền Trân |

UBND TPHCM vừa trình Bộ Xây dựng thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch thoát nước TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

13 tuyến đường thường xuyên ngập nặng ở TPHCM sắp được giải cứu

HỮU CHÁNH |

Từ năm 2020 đến nay, TPHCM đã hoàn thành 5/18 tuyến đường thường xuyên ngập nặng sau mưa lớn. 13 tuyến đường còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Nơi có địa hình cao ở TP Hồ Chí Minh lại trở thành “rốn” ngập

MINH QUÂN |

TPHCM – Nhiều tuyến đường ở các khu vực thành phố Thủ Đức, quận Gò Vấp vốn cao ráo nhưng lại trở thành những nơi ngập nặng nhất trong mùa mưa năm nay.

Giờ thứ 9: Bồ và chồng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Một chàng trai tạo ra "vỏ bọc" của mình để chinh phục một cô gái rồi cưới làm vợ. Khi đã chung một mái nhà, cả hai đều bộc lộ những nhược điểm. Ngoại tình hoặc ly hôn, đó là cái đích họ nhắm tới. Cuộc hôn nhân của họ sẽ đi về đâu?

Tin 20h: Lương thấp, kiêm nhiệm nhiều việc, kế toán trường học bỏ nghề

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 5.11: Giáo viên dạy lớp 11 hoang mang trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Chạnh lòng khi 6 viên chức kế toán trường học tại Cần Thơ xin thôi việc; Tăng lương sẽ giảm tình trạng nhân viên y tế cộc cằn, nói khó nghe;...

Phản ứng của người dân khi phố đi bộ Hồ Gươm dừng tổ chức hội chợ, sự kiện

Nhật Minh |

Phố đi bộ Hồ Gươm không còn tình trạng bày bán các gian hàng, tổ chức hội chợ ảnh hưởng đến môi trường và an toàn của người dân, du khách.

Làm rõ những bất thường xung quanh dự án triệu USD của Công ty IMG Huế

PHÚC ĐẠT |

Huế - Tháng 9.2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định 2092/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư IMG Huế (Công ty IMG Huế) đối với Dự án Khu nhà ở thương mại - Shophouse O-SH 1 đến O-SH 28. Thế nhưng tại văn bản mới nhất, chính công ty này lại khẳng định "không cần xin cấp chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng do các cơ quan chức năng yêu cầu nên công ty buộc phải thực hiện".

Lợi nhuận doanh nghiệp bán lẻ vẫn chưa thể bứt phá

Thanh Giang |

Một loạt ông lớn ngành bán lẻ như Masan, Thế giới Di Động, Thế giới Số, Bán lẻ Kỹ thuật số FPT báo lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2023 giảm sâu so với cùng kì.

TPHCM muốn điều chỉnh quy hoạch thoát nước để giải quyết căn cơ ngập úng

Huyền Trân |

UBND TPHCM vừa trình Bộ Xây dựng thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch thoát nước TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

13 tuyến đường thường xuyên ngập nặng ở TPHCM sắp được giải cứu

HỮU CHÁNH |

Từ năm 2020 đến nay, TPHCM đã hoàn thành 5/18 tuyến đường thường xuyên ngập nặng sau mưa lớn. 13 tuyến đường còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Nơi có địa hình cao ở TP Hồ Chí Minh lại trở thành “rốn” ngập

MINH QUÂN |

TPHCM – Nhiều tuyến đường ở các khu vực thành phố Thủ Đức, quận Gò Vấp vốn cao ráo nhưng lại trở thành những nơi ngập nặng nhất trong mùa mưa năm nay.