Người dân khốn khổ vì trại lợn thử nghiệm ở Lạng Sơn

Nhóm PV |

Nhiều hộ dân xã Lâm Ca, huyện Đình Lập đang rơi vào cảnh ăn không ngon, ngủ không yên vì mùi hôi phát ra đậm đặc từ trại lợn gần đó.

Phản ánh đến Lao Động, đại diện hàng trăm hộ dân xã Lâm Ca bày tỏ sự bức xúc khi hơn 2 tháng nay họ bị bủa vây cả ngày lẫn đêm bởi mùi hôi thối nồng nặc phát ra từ trang trại nuôi lợn của Công ty Cổ phần Chăn nuôi Rutech (Công ty Rutech).

Đại diện các hộ dân cho hay, toàn xã Lâm Ca có 17 thôn, thì tới 8 thôn "không thể chịu nổi mùi hôi thối bởi trại lợn" gồm: Pắc Vằn, Bình An, Bình Giang, Bình Ca, Khe Chim, Thống Nhất, Khe Ca và Bản Lạn.

Trong đó, 3 thôn Pắc Vằn, Bình An và Bình Ca bị ảnh hưởng nặng nhất.

Tại một số dãy chuồng lợn đã được nuôi với số lượng hàng chục nghìn con. Ảnh: Tân Văn.
Tại một số dãy chuồng lợn đã được nuôi với số lượng hàng chục nghìn con. Ảnh: Tân Văn.

Anh Vũ Văn Bạo (thôn Bình Ca) - chia sẻ: "Mùi hôi thối bốc ra nồng nặc nhất là khoảng 2h - 8h30 mỗi sáng. Nhà nào khá giả đóng thật kín cửa bật điều hòa thì còn cố ngủ được. Còn đa phần mọi người thì không".

Oái ăm hơn tại thôn Bình Ca lại là nơi có tới 3 trường học gồm: Trường Mầm non Lâm Ca, Trường Tiểu học xã Lâm Ca, Trường PTDT bán trú THCS xã Lâm Ca với gần 1.000 học sinh hàng ngày theo học.

Đứng chờ đón con tan học tại cổng Trường Tiểu học Lâm Ca, một phụ huynh lo lắng: "Con tôi đang theo học lớp 3 tại trường. Nhà tôi ở xa nên không thấy mùi. Nhưng mỗi lần đưa con đi hay đón về đều ngửi thấy mùi thôi thối rất khó chịu. Các con cũng ám ảnh, cứ về nhà lại kêu không muốn đi học, sợ đi học".

Phụ huynh bất an khi con đi học nhưng không khí ở trường bị mùi hôi thối bủa vây. Ảnh: Tân Văn.
Phụ huynh bất an khi con đi học nhưng không khí ở trường bị mùi hôi thối bủa vây. Ảnh: Tân Văn.

Theo tìm hiểu của PV, cho đến thời điểm hiện tại, trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm của Công ty Rutech thậm chí chưa chính thức đi vào hoạt động, vẫn trong quá trình nuôi thử nghiệm. Tuy nhiên đơn vị này đã nuôi hàng chục nghìn con lợn.

Trang trại cũng chưa được cấp giấy phép môi trường, chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi cùng loạt các thủ tục giấy phép khác theo quy định.

Ngoài ra, từ năm 2023 đến nay, Công ty Rutech đã thu mua đất trồng rừng của người dân, mở 2,4km đường dẫn từ đường liên xã vào trại lợn. Được biết, toàn bộ diện tích đất làm con đường đường này vẫn là đất rừng, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định.

Đường dẫn vào trang trại lợn cũng là doanh nghiệp tự ý mua gom đất rừng sản xuất rồi thẳng tay san gạt, chưa thực hiện bất cứ bước chuyển đổi nào theo quy định. Ảnh: Tân Văn.
Đường dẫn vào trang trại lợn cũng là doanh nghiệp tự ý mua gom đất rừng sản xuất rồi thẳng tay san gạt, chưa thực hiện bất cứ bước chuyển đổi nào theo quy định. Ảnh: Tân Văn.

Ngày 29.8, trao đối với PV, ông Nguyễn Văn Hà - Chủ tịch UBND huyện Đình Lập xác nhận có những bất cập về dự án này và cho hay: "Chúng tôi đã có báo cáo về tỉnh những vấn đề của trại lợn, đồng thời phối hợp với Sở TNMT tỉnh Lạng Sơn kiểm tra đơn vị này. Hiện, các cơ quan chuyên môn đang yêu cầu phía trang trại thực hiện nghiêm những quy định về môi trường".

Liên quan đến thực trạng này, sau nhiều lần người dân phản ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh đã chỉ đạo Sở TNMT chủ trì, phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Đình Lập và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với Công ty CP Chăn nuôi Rutech; báo cáo về UBND tỉnh Lạng Sơn để có các bước xử lý tiếp theo.

Dự án trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm tại xã Lâm Ca, được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 570/QÐ-UBND ngày 4.3.2021. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Chăn nuôi Rutech. Địa điểm thực hiện tại thôn Bình An, xã Lâm Ca, huyện Đình Lập trên diện tích khoảng 30ha; quy mô thiết kế trang trại 60.000 con/năm; tổng vốn đầu tư trên 230 tỉ đồng.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Công bố hàng loạt vi phạm của trang trại lợn ở xã Đông Á

TRUNG DU |

Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Thái Bình đã chỉ rõ hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường tại trang trại lợn ở xã Đông Á.

Chấn chỉnh việc chấp hành bảo vệ môi trường của các trại lợn

TRẦN TUẤN |

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát việc chấp hành bảo vệ môi trường của các trại lợn.

Trại lợn gây ô nhiễm môi trường bị phạt 285 triệu đồng

TRẦN TUẤN |

Trang trại lợn ở xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) của HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát bị phạt 285 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 9 tháng.

Huyện ở Quảng Nam bất ngờ ủng hộ thăm dò vàng trong rừng

Hoàng Bin |

Huyện Phước Sơn, Quảng Nam đã thay đổi quyết định từ từ chối sang ủng hộ công ty vàng thăm dò trong rừng tự nhiên.

Hà Nội tập trung triển khai dự án giao thông 9.500 tỉ đồng

HỮU CHÁNH |

Hà Nội đang chỉ đạo quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ tập trung giải phóng mặt bằng dự án mở rộng Quốc lộ 6 dài hơn 21 km, vốn 9.500 tỉ đồng.

Chính quyền cấp sổ đỏ sai, đẩy người dân Nam Sơn vào thế khó

Nhóm PV |

Sổ đỏ huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội cấp cho người dân xóm 20 Xuân Bảng, xã Nam Sơn, nhưng sau đó lại thu hồi hàng loạt vì cấp không đúng quy định.

Công binh rà soát hiện trường hai vụ nổ liên tiếp ở Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Công binh rà vật liệu nổ tại nơi xảy ra hai vụ nổ liên tiếp làm hai người chết, hai người bị thương.

TPHCM thu hồi 182 ha của hơn 1.800 hộ dân Củ Chi xây cao tốc

MINH QUÂN |

TPHCM sẽ thu hồi hơn 182 ha đất của hơn 1.800 hộ dân tại huyện Củ Chi nhằm phục vụ cho dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài.

Công bố hàng loạt vi phạm của trang trại lợn ở xã Đông Á

TRUNG DU |

Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Thái Bình đã chỉ rõ hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường tại trang trại lợn ở xã Đông Á.

Chấn chỉnh việc chấp hành bảo vệ môi trường của các trại lợn

TRẦN TUẤN |

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát việc chấp hành bảo vệ môi trường của các trại lợn.

Trại lợn gây ô nhiễm môi trường bị phạt 285 triệu đồng

TRẦN TUẤN |

Trang trại lợn ở xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) của HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát bị phạt 285 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 9 tháng.