Người dân dựng nhà trái phép gần đường Đông Trường Sơn, tăng nguy cơ phá rừng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trước việc ngày càng có nhiều người dân đến khu vực gần đường Trường Sơn Đông (huyện M'Đrắk) dựng nhà sinh sống, cơ quan chức năng tại địa phương đang đối mặt với áp lực phá rừng, khai hoang làm rẫy tăng cao, khó kiểm soát.

Dân tiếp tục rời khu tái định cư quay về rừng

Tại địa bàn thôn 11, xã Cư San, huyện M'Đrắk, đoạn rừng núi nằm hai bên dự án đường Trường Sơn Đông đang xây dựng, người dân vùng dự án thủy lợi Krông Pách thượng sau khi di dời khỏi vùng lòng hồ, một bộ phận đã không đến khu tái định cư do chủ đầu tư dự án bố trí mà lên đây dựng nhà sinh sống trái phép.

Số khác vì khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông, huyện Ea Kar) chưa có ruộng lúa, thiếu kế sinh nhai sau một thời gian ngắn cũng quay về rừng...

Anh M.Đ (dựng nhà bên dự án đường Trường Sơn Đông, xã Cư San, huyện M'Đrắk) - chia sẻ: "Sau khi nhận được tiền bồi thường dự án hồ thủy lợi Krông Pách thượng, tôi và vợ không đến khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông) mà đi lên khu vực này sinh sống. Biết làm như vậy là không đúng nhưng ở dưới đó không có ruộng cày cấy, mất thêm nhiều khoản chi phí khấu hao vào tiền đất, dựng nhà cửa nên tiền bồi thường cũng chẳng còn lại bao nhiêu, lấy gì sinh sống".

Trong căn nhà cấp 4, mái lợp tôn dựng tạm với diện tích chỉ vỏn vẹn khoảng 40m2, hai vợ chồng anh M.Đ cứ thế đùm bọc nhau, sáng đi làm rẫy, tối quay về, cuộc sống cứ thế tiếp diễn ngày qua ngày.

Một số ngôi nhà được dựng trên đồi cao. Ảnh: Bảo Trung
Một số ngôi nhà được dựng trên đồi cao. Ảnh: Bảo Trung

Như trường hợp chị D.T.H sau khi dự án thủy lợi Krông Pách thượng triển khai, gia đình có 1.700m2 đất gồm nhà tạm, cây trồng... được cơ quan chức năng hỗ trợ tổng cộng gần 300 triệu đồng. Gia đình thuộc diện di dời về khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông). Tuy nhiên, chị H và chồng không đến khu tái định cư mà đi lên nơi cao ráo hơn, nằm gần dự án đường Trường Sơn Đông để dựng nhà, khai hoang, trồng trọt mưu sinh.

Chị H cho rằng, về dưới khu tái định cư chưa có đất canh tác, vợ chồng vốn thuần nông biết làm gì. Ngoài trồng keo, hai vợ chồng còn đi hái tiêu thuê để kiếm thêm thu nhập.

Nguy cơ phá rừng khó kiểm soát

Như Báo Lao Động ngày 2.12.2023 đã đăng bài: “Dân rời khu tái định cư dự án thủy lợi Krông Pách thượng để quay về rừng”. Trong đó nêu rõ, chỉ sau một thời gian chuyển đến khu tái định cư số 2, từ vùng lòng hồ dự án thủy lợi Krông Pách thượng (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư xây dựng ở Đắk Lắk), nhiều hộ dân đã quay trở lại vùng rừng núi sinh sống. Một số người khác đã đi lao động thời vụ xa nhà vì... chưa có đất canh tác.

Tiếp đó, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn (Ban A, chủ đầu tư khu tái định cư) tỉnh Đắk Lắk có văn bản gửi Báo Lao Động phản hồi, nêu rõ: "Số hộ dân không về khu tái định cư số 2 là 193 hộ. Trong đó, 40 hộ tự di dời đến nơi khác, 153 hộ dân tự ý di dời trái phép về dọc theo đường Đông Trường Sơn".

Người dân chia sẻ về những khó khăn, vất vả đang trải qua. Ảnh: Bảo Trung
Người dân chia sẻ về những khó khăn, vất vả đang trải qua. Ảnh: Bảo Trung

Đến đầu tháng 4.2024, trao đổi với Lao Động, lãnh đạo UBND huyện M'Đrắk phản hồi, tại vùng đất lâm nghiệp và nông nghiệp dọc hai bên đường Đông Trường Sơn đang thi công có hơn 150 hộ dân đang sinh sống. Họ tự ý san lấp mặt bằng, dựng nhà ở bất chấp nơi đây không được quy hoạch làm đất ở. UBND huyện đã nhiều lần vận động, tuyên truyền các hộ dân đến từ khu tái định cư số 2 (huyện Ea Kar) quay về nơi ở cũ để an cư lạc nghiệp nhưng chưa thu được nhiều kết quả.

Với việc người dân có dấu hiệu tới khu vực này sinh sống ngày càng nhiều kéo theo hệ lụy phá rừng, khai hoang làm rẫy rất khó kiểm soát. Vì vậy, Ban A cần có biện pháp hoàn thiện 100% khu tái định cư và hỗ trợ người dân ở đó an cư lạc nghiệp, tránh rời bỏ nơi cư trú quay lại địa bàn sinh sống.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Yêu cầu xử lý dứt điểm việc dân rời khu tái định cư dự án thủy lợi nghìn tỉ ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị liên quan sớm xử lý dứt điểm, ổn thỏa việc người dân có dấu hiệu di dời khỏi khu tái định cư số 2, từ vùng lòng hồ dự án thủy lợi hàng nghìn tỉ đồng - Krông Pách thượng (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư xây dựng ở Đắk Lắk).

Yêu cầu phản hồi thông tin vụ dân rời khu tái định cư để quay về rừng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Liên quan đến nội dung Báo Lao Động phản ánh việc người dân có dấu hiệu đã rời khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông, huyện Ea Kar) dự án thủy lợi Krông Pách thượng để quay về rừng sinh sống, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh yêu cầu các bên liên quan phản hồi thông tin báo chí phản ánh.

Dân rời khu tái định cư dự án thủy lợi Krông Pách thượng để quay về rừng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Chỉ sau một thời gian chuyển đến khu tái định cư số 2, từ vùng lòng hồ dự án thủy lợi hàng nghìn tỉ đồng - Krông Pách thượng (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư xây dựng ở Đắk Lắk), nhiều hộ dân đã quay trở lại vùng rừng núi sinh sống. Một số người khác đã đi lao động thời vụ xa nhà vì... chưa có đất đai canh tác.

Xuất hiện dấu hiệu đổ đất, lấn sông Hàn ở Đà Nẵng

Thanh Hải |

Phía nam cầu Trần Thị Lý, bờ đông sông Hàn, Đà Nẵng bỗng xuất hiện 1 bãi thải, đất đá hỗn tạp, lấn sông Hàn... Đáng chú ý, khu này đang triển khai dự án thí điểm tổ chức dịch vụ du lịch về đêm.

UBND huyện lên phương án xử lý trường hợp dựng trạm thu phí trái phép

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - UBND huyện M'Đrắk đã lên tiếng, đưa ra phương án giải quyết, xử lý đối với trường hợp ông Sùng Seo Lồng tự ý lập trạm thu phí phương tiện khi đi qua dự án đường Trường Sơn Đông đang thi công.

VĐV Linh Chi chia sẻ mục tiêu của đội bóng chuyền Binh chủng Thông tin tại Cúp Hùng Vương 2024

NHÓM PV |

Kết thúc giai đoạn 1 nội dung nữ giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024, câu lạc bộ Binh chủng Thông tin - Trường Tươi Bình Phước tiếp tục bước vào luyện tập cho giải Cúp Hùng Vương 2024. Góc nhìn thể thao số 157 cùng vận động viên Nguyễn Linh Chi chia sẻ về quá trình chuẩn bị của đội bóng cho giải đấu sắp tới.

Loạt sai phạm tại Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời 600 tỉ đồng ở Yên Bái

Bảo Nguyên |

Dự án Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời được đầu tư 600 tỉ đồng ở Yên Bái vừa bị cơ quan chức năng phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng.

Quốc gia EU dùng đường ống dẫn khí Nga làm vũ khí địa chính trị

Song Minh |

Lãnh đạo đảng lớn nhất Bulgaria GERB tiết lộ, nước này dùng đường ống dẫn khí từ Nga làm vũ khí địa chính trị.

Yêu cầu xử lý dứt điểm việc dân rời khu tái định cư dự án thủy lợi nghìn tỉ ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị liên quan sớm xử lý dứt điểm, ổn thỏa việc người dân có dấu hiệu di dời khỏi khu tái định cư số 2, từ vùng lòng hồ dự án thủy lợi hàng nghìn tỉ đồng - Krông Pách thượng (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư xây dựng ở Đắk Lắk).

Yêu cầu phản hồi thông tin vụ dân rời khu tái định cư để quay về rừng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Liên quan đến nội dung Báo Lao Động phản ánh việc người dân có dấu hiệu đã rời khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông, huyện Ea Kar) dự án thủy lợi Krông Pách thượng để quay về rừng sinh sống, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh yêu cầu các bên liên quan phản hồi thông tin báo chí phản ánh.

Dân rời khu tái định cư dự án thủy lợi Krông Pách thượng để quay về rừng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Chỉ sau một thời gian chuyển đến khu tái định cư số 2, từ vùng lòng hồ dự án thủy lợi hàng nghìn tỉ đồng - Krông Pách thượng (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư xây dựng ở Đắk Lắk), nhiều hộ dân đã quay trở lại vùng rừng núi sinh sống. Một số người khác đã đi lao động thời vụ xa nhà vì... chưa có đất đai canh tác.