Ngoại thành Hà Nội ngập úng: Dân "khát" nước sạch

Thảo Anh |

Đợt mưa lụt vừa qua tại một số xã thuộc huyện Chương Mỹ không những để lại thiệt hại lớn mà còn làm cuộc sống người dân bị đảo lộn. Trước tình trạng “ngậm nước” cả tuần lễ, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân là bài toán khó khăn nhất. 

Dân lo ngại "dùng nước bẩn"

Xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội là một trong những nơi ngập nặng nhất trong đợt lũ vừa qua. Đường vào thôn ngập mùi tanh tưởi, rác nổi lềnh phềnh mặt nước, nước trong ao tù đen kịt, đặc quánh. 

Những ruộng lúa đương kỳ trổ bông, thậm chí cả nghĩa trang đều chìm trong biển nước vàng đục. Khó khăn lớn nhất là vấn đề đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân.
Đời sống sinh hoạt, chăn nuôi khó khăn sau mưa lũ (Ảnh: Thảo Anh)
Đời sống sinh hoạt, chăn nuôi khó khăn sau mưa lũ (Ảnh: Thảo Anh)

Được biết, đối với xã Nam Phương Tiến, Trung tâm y tế (TTYT) phối hợp với Trạm Y tế xã Nam Phương Tiến đã tổ chức cấp phát thuốc cho người dân bị cô lập như thuốc ngoài da, thuốc phòng chống đau mắt đỏ, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi có nguy cơ mắc các dịch bệnh mùa mưa lũ.

Người dân sử dụng thuyền làm phương tiện lưu thông trong thôn
Người dân sử dụng thuyền làm phương tiện lưu thông trong thôn

TTYT huyện đã cấp cho 11 xã có các gia đình bị ngập úng nặng các hóa chất để xử lý nước ăn gồm hàng trăm gói CloraminB và phèn chua. Đồng thời cử cán bộ bám sát các xã cùng với trạm y tế hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, khử khuẩn nguồn nước.

Tuy nhiên, về lâu dài nhiều người dân vẫn rất lo ngại nguồn nước. Trao đổi với Lao Động, ông Lê Văn Ơn – Trưởng thôn Nhân Lý cho biết: “Mưa lũ nước dâng ố vàng bẩn thỉu, rác rưởi, bèo trôi. Các thôn Nam Hài, Hạnh Bồ, hay Nhân Lý đều dùng nước giếng khoan hoặc giếng khơi.

Chúng tôi rất lo lắng bao nhiêu chất bẩn ngâm trong nước rồi ngấm xuống lòng đất. Từ hôm ngập úng chúng tôi chỉ dám dùng nước sạch do chính quyền cấp. Một ngày chúng tôi được cấp khoảng 2000 lít”.

Nước ngập từ nhà ra ngõ
Nước ngập từ nhà ra ngõ

Bà Trần Thị Niên (thôn Nam Hài) chia sẻ: “Ngập cả tuần rồi, chính quyền cũng phát và hướng dẫn người dân cách sử dụng cloramin B, phèn chua để xử lý nước sinh hoạt hàng ngày nhưng tôi sợ nguồn nước mà năm nào cũng ngập úng nặng như thế này thì không đảm bảo dễ gây bệnh tật"

Cảnh báo nước giếng khơi

Đối với người dân sử dụng nước giếng khoan, tức là nước ngầm, ở tầng ngập nước phía dưới, PGS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa - Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (ĐHQG Hà Nội) phân tích:

“Giả sử có một nguồn nước bẩn bị thẩm thấu xuống thì nó cũng được lọc qua tầng đất sét nên không ảnh hưởng đến tầng nước ngầm. Hơn nữa rất khó để thẩm thấu xuống, trừ khi có lỗ thủng từ tầng nước mặt xuống tầng nước ngầm còn nếu như không có lỗ thủng thì hầu như không ảnh hưởng gì.

Thế nên chuyện nước dâng lên cao 1m đến 2m thì áp suất do cột nước nén xuốngcũng tăng không đáng kể. Hơn nữa dòng ngang vẫn hoạt động, chênh lệch dòng nước giữa cột ngang nơi cao và nơi thấp vẫn chảy xuống. Tầng nước ngầm thì không có sự chênh lệch đó. Ở tầng nước ngầm thì chuyện thẩm thấu từ trên xuống do ngập úng, mưa bão, tốc độ rất chậm, chỉ khoảng vài chục mm một ngày”.

Tuy nhiên, PGS Trần Hồng Côn cũng cảnh báo: “Nhưng nếu như người dân dùng giếng khơi, giếng đào sâu chỉ tầm 2 đến 5 m tức là dùng nước mạch ngang, nước mặt thì nguồn nước sinh hoạt sẽ bị ảnh hưởng. Bởi vì nước sẽ không được lọc mà chỉ qua một tầng đất cát”.

GS.TS Trần Hiếu Nhuệ - Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ môi trường nhận định: “Việc xảy ra ô nhiễm môi trường hay ô nhiễm nguồn nước ở Chương Mỹ là chuyện đương nhiên sau những đợt ngập úng nặng nề như thế này. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề nguồn nước thì gốc rễ vẫn là chỉ đạo từ phía thành phố Hà Nội. Để cứu người dân thì cốt lõi là thực hiện đúng quy hoạch đã định từ trước”.

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Giáo sư đầu ngành Thủy lợi: Dân Hà Nội phải "lội nước khi mưa" ít nhất hàng chục năm nữa!

Phan Anh - Thảo Anh |

Mưa lớn đã giảm nhưng nhiều xã ngoại thành vẫn sống chung trong biển nước. Ngập lụt là câu chuyện "đến hẹn lại lên" của Hà Nội. Trao đổi với PV báo Lao Động GS.TS Trần Viết Ổn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi nhận định, còn khá lâu nữa người dân ở đây mới hết cảnh ngập.

Mưa úng nội đô, ngập ngoại thành: Công ty thoát nước phân trần "khó chấm dứt"

VƯƠNG TRẦN |

Ông Bùi Ngọc Uyên – Phó Trưởng phòng Đối ngoại Truyền thông, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho hay, việc thoát nước do mưa ngập tại thủ đô đang phụ thuộc rất nhiều vào ngành nông nghiệp.

Hà Nội ngập lụt: Bị cô lập vì nước lũ, hàng nghìn người dân Chương Mỹ chèo thuyền vào làng

Văn Thắng - Hà Phương |

Nước sông Bùi dâng cao khiến toàn bộ hơn 800 hộ dân với gần 4000 nhân khẩu ở xã Nam Phương Tiến ngập sâu trong biển nước. Nhiều gia đình nước bị đã ngập đến nóc nhà và người dân phải di dời sang địa điểm khác.

Vụ công ty thủy lợi chống hạn trên giấy: Đề nghị truy tố 11 bị can

B.A |

Thông tin từ Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, PC46 vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ tham ô tài sản xảy ra tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa (trước khi sát nhập về Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa) và chuyển VKSND tỉnh đề nghị truy tố 11 bị can liên quan.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Giáo sư đầu ngành Thủy lợi: Dân Hà Nội phải "lội nước khi mưa" ít nhất hàng chục năm nữa!

Phan Anh - Thảo Anh |

Mưa lớn đã giảm nhưng nhiều xã ngoại thành vẫn sống chung trong biển nước. Ngập lụt là câu chuyện "đến hẹn lại lên" của Hà Nội. Trao đổi với PV báo Lao Động GS.TS Trần Viết Ổn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi nhận định, còn khá lâu nữa người dân ở đây mới hết cảnh ngập.

Mưa úng nội đô, ngập ngoại thành: Công ty thoát nước phân trần "khó chấm dứt"

VƯƠNG TRẦN |

Ông Bùi Ngọc Uyên – Phó Trưởng phòng Đối ngoại Truyền thông, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho hay, việc thoát nước do mưa ngập tại thủ đô đang phụ thuộc rất nhiều vào ngành nông nghiệp.

Hà Nội ngập lụt: Bị cô lập vì nước lũ, hàng nghìn người dân Chương Mỹ chèo thuyền vào làng

Văn Thắng - Hà Phương |

Nước sông Bùi dâng cao khiến toàn bộ hơn 800 hộ dân với gần 4000 nhân khẩu ở xã Nam Phương Tiến ngập sâu trong biển nước. Nhiều gia đình nước bị đã ngập đến nóc nhà và người dân phải di dời sang địa điểm khác.

Vụ công ty thủy lợi chống hạn trên giấy: Đề nghị truy tố 11 bị can

B.A |

Thông tin từ Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, PC46 vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ tham ô tài sản xảy ra tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa (trước khi sát nhập về Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa) và chuyển VKSND tỉnh đề nghị truy tố 11 bị can liên quan.