Nghĩa tình thân nhân liệt sĩ Gạc Ma

TRUNG DU |

Cùng chung 35 năm mất mát, đau thương sau trận hải chiến Gạc Ma ngày 14.3.1988 - những năm qua, vào những ngày này - thân nhân của các liệt sĩ Gạc Ma quê ở tỉnh Thái Bình lại có dịp chia sẻ, nhắc nhớ về đồng đội của con, chồng, cha, anh em mình với sự biết ơn, lòng tự hào sâu đậm.

Tự hào truyền thống cách mạng quê hương

"Ở huyện Hưng Hà có 3 liệt sĩ Gạc Ma chứ không chỉ có 2. Ngoài liệt sĩ Tâm ở xã Dân Chủ, liệt sĩ Chức ở xã Canh Tân, còn có liệt sĩ Thông ở xã Minh Hòa. Liệt sĩ Trần Đức Thông còn được phong anh hùng", chị Nguyễn Thu Phương - cán bộ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) nói khi chúng tôi cùng chị đến thăm hỏi, thắp hương anh linh liệt sĩ Nguyễn Minh Tâm ở thôn Phú Hội (xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà) ngày 10.3 vừa qua.

"Đúng rồi, bác Trần Đức Thông quê ở Hưng Hà mình đây thôi. Lúc hy sinh tại trận Gạc Ma bác ấy đang là trung tá, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân - chỉ huy cao nhất của Việt Nam tại trận địa trong hải chiến Gạc Ma - Trường Sa năm 1988. Năm 1989, bác ấy được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", bà Phan Thị Quy, vợ liệt sĩ Nguyễn Minh Tâm, bổ sung thêm.

Hóa ra, anh hùng hải quân Trần Đức Thông nổi tiếng bấy lâu nay sinh ra ở xã Minh Hòa (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Nhưng thông tin liên lạc với thân nhân liệt sĩ sau này lại ở TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

 
Chân dung liệt sĩ, anh hùng Trần Đức Thông được phác họa lại bằng tranh bút lửa. Ảnh: Trung Du

Ngày 13.3, chúng tôi lại tìm đến tổ dân phố số 12 (phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý) với nguyện vọng thắp hương tưởng niệm trước anh linh liệt sĩ Trần Đức Thông, đồng thời thăm hỏi thân nhân của ông.

"Trong lúc hấp hối mẹ vẫn nhắc đến bố"

Chị Trần Thị Thu Hà - con gái cả của liệt sĩ Trần Đức Thông hiện công tác tại phòng Hậu cần (Công an tỉnh Hà Nam) đón tiếp chúng tôi đến thăm nhà. Sau khi thắp hương trước bàn thờ bố mẹ, chị Hà xúc động nói: "Đúng là bố tôi quê ở Hưng Hà, Thái Bình nhưng mẹ tôi lại quê ở bên này. Trong những năm tháng bố xa nhà biền biệt thì mẹ tôi đưa 2 chị em chị qua đây nuôi nấng, dạy dỗ, cho học hành.

Khi bố tôi hy sinh, vì ông bà nội cũng đều đã qua đời, nên mọi tin báo liên quan đến ông đều gửi về Hà Nam. Trước đây, tôi cũng cùng thân nhân các liệt sĩ quê Thái Bình vào Cam Lâm, Khánh Hòa để làm lễ cầu siêu cho 64 liệt sĩ Gạc Ma. Con gái thứ hai của chú Tâm ở Hà Nội có lần về quê cũng vào nhà tôi chơi rồi, mấy chị em vẫn giữ liên lạc vì đều là con gái có bố hy sinh ở Gạc Ma".

"Dưới tôi còn một em trai, sau khi bố mất, mẹ tôi ở vậy nuôi 2 con đến lúc qua đời vào năm 2005. Trong lúc hấp hối mẹ vẫn nhắc đến bố. Suốt cuộc đời mẹ dành trọn tình yêu cho bố. Giờ vợ chồng tôi rồi con trai đều công tác trong lực lượng công an nhân dân, luôn tâm niệm phải noi theo tấm gương sáng của cha ông, phấn đấu rèn luyện", chị Hà nói.

Nói rồi chị Hà cho chúng tôi xem bức tranh bút lửa trên tấm gỗ vẽ lại chân dung anh hùng hải quân Trần Đức Thông được đặt ở vị trí trang trọng, dễ thấy nhất ở phòng khách.

Trong bức tranh, bên dưới ngực liệt sĩ Thông là hình ảnh tàu HQ604 - con tàu anh dũng bị quân Trung Quốc bắn chìm xuống biển - đưa theo liệt sĩ Thông cùng thuyền trưởng và các thủy thủ. Đến lúc tàu bắt đầu chìm, dù đã bị thương nặng ở đầu và chân, anh hùng Trần Đức Thông vẫn đứng trên mũi tàu để chỉ huy giữ đảo.

Phía dưới bức tranh là dòng chữ được tác giả khắc rõ nét bằng lửa: "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Liệt sĩ: Trần Đức Thông. Đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma - Trường Sa ngày 14.3.1988".

"Đây là bức tranh do một người có nghệ danh Hoàng Kiều vì yêu mến, ngưỡng mộ bố tôi nên đã lên mạng lấy ảnh chân dung ông để vẽ lại. Họ mới gửi về tặng gia đình mấy hôm trước, tôi đang nói ông xã phải đi làm cái khung thật đẹp để lồng tranh bố vào bên trong giữ làm kỷ niệm mãi về sau", chị Hà chia sẻ.

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14.3.1988 - 14.3.2023): Còn mãi dấu ấn tuổi 20 vì biển đảo quê hương

Nhóm PV |

Trong ký ức của người lính trở về từ trận chiến Gạc Ma là những chàng trai trẻ rời bờ lên tàu ra Trường Sa năm 1988 ngày ấy với tinh thần hừng hực ra đi để bảo vệ Tổ quốc. 35 năm sau cuộc chiến, tinh thần ấy tiếp nối theo từng con sóng.

35 năm ký ức về chiến sĩ Gạc Ma

Phương Ngân - Khánh Linh |

64 chiến sĩ hải quân đã anh dũng ngã xuống vào ngày 14.3.1988 để bảo vệ Tổ quốc. Sự hy sinh của các chiến sĩ Gạc Ma mãi ghi khắc trong triệu trái tim người Việt Nam và hơn hết là niềm tự hào đối với những người ở lại.

Tổng LĐLĐ Việt Nam trồng 64 cây mai tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong sự kiện Gạc Ma

Hoài Luân - Thanh Thúy |

Tối 13.3, nhân kỷ niệm 35 năm trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ tưởng niệm 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Buổi lễ diễn ra tại Khu tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa).

Lý do hộ chiếu UAE quyền lực nhất thế giới năm 2023

Chí Long |

Hộ chiếu UAE từ vị trí thứ 32 trong bảng xếp hạng năm ngoái đã leo lên đầu bảng, theo chỉ số mới của công ty tư vấn thuế và nhập cư Nomad Capitalist.

Từ ngày 18.3, đăng kiểm có thêm 30 kiểm định viên Bộ Quốc phòng hỗ trợ

HỮU CHÁNH |

Từ ngày 18.3, ngành Đăng kiểm sẽ có thêm 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng hỗ trợ kiểm định xe cơ giới.

Đề nghị xử lý tình trạng yêu cầu người dân làm giấy xác nhận cư trú

PHẠM ĐÔNG |

Theo Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, tình trạng yêu cầu người dân xuất trình các loại giấy tờ chứng minh thông tin về nơi cư trú… vẫn còn, và vấn đề này cần sớm được giải quyết.

Rà soát 18 công ty liên quan đến đường dây mua bán hóa đơn nghìn tỉ

Mai Chi |

Cục Thuế TP.Hải Phòng vừa có văn bản hỏa tốc, yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng hoá đơn GTGT của 18 doanh nghiệp “ma” do Trương Xuân Đước - “trùm” hoá đơn mới bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giam, khởi tố.

Bệnh viện Việt Đức mổ phiên trở lại sau 2 tuần tạm dừng do thiếu hóa chất

Thùy Linh |

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã mổ phiên trở lại sau 2 tuần phải tạm dừng mổ phiên, chỉ mổ cấp cứu do thiếu hóa chất, vật tư y tế.

Kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14.3.1988 - 14.3.2023): Còn mãi dấu ấn tuổi 20 vì biển đảo quê hương

Nhóm PV |

Trong ký ức của người lính trở về từ trận chiến Gạc Ma là những chàng trai trẻ rời bờ lên tàu ra Trường Sa năm 1988 ngày ấy với tinh thần hừng hực ra đi để bảo vệ Tổ quốc. 35 năm sau cuộc chiến, tinh thần ấy tiếp nối theo từng con sóng.

35 năm ký ức về chiến sĩ Gạc Ma

Phương Ngân - Khánh Linh |

64 chiến sĩ hải quân đã anh dũng ngã xuống vào ngày 14.3.1988 để bảo vệ Tổ quốc. Sự hy sinh của các chiến sĩ Gạc Ma mãi ghi khắc trong triệu trái tim người Việt Nam và hơn hết là niềm tự hào đối với những người ở lại.

Tổng LĐLĐ Việt Nam trồng 64 cây mai tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong sự kiện Gạc Ma

Hoài Luân - Thanh Thúy |

Tối 13.3, nhân kỷ niệm 35 năm trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ tưởng niệm 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Buổi lễ diễn ra tại Khu tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa).