Ngăn ngừa vi phạm pháp luật về đê điều

Thu Hằng |

Hà Nội có hệ thống đê điều lớn nhất cả nước, đảm nhiệm chống lũ, thoát lũ, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, kết hợp giao thông… Xác định rõ tầm quan trọng, thời gian qua, Thành phố đã huy động được sự vào cuộc của các cấp, ngành và sự tham gia đóng góp của người dân, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội để ngăn ngừa vi phạm pháp luật về đê điều.

Kiên quyết xử lý vi phạm

Tuyến đê hữu Hồng đoạn qua huyện Đan Phượng trước đây có tình trạng người dân trồng các loại rau trên mái đê, không những ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà còn gây mất an toàn cho đê. Cũng trên tuyến đê này, người dân tập kết tre, gỗ, lấn chiếm hành lang bảo vệ đê. Để khắc phục, giải quyết tình trạng trên, huyện Đan Phượng đã huy động các lực lượng, nòng cốt là chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở phát quang, giải tỏa dứt điểm các trường hợp vi phạm. Vì vậy, hiện nay, khoảng 14km đê hữu Hồng trên địa bàn không còn trường hợp nào vi phạm pháp luật về đê điều. Không chỉ có vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền nơi đây còn tích cực tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực đê điều và phòng, chống lụt, bão.

Tương tự, tuyến đê hữu Hồng, đoạn qua địa bàn phường Trần Phú (quận Hoàng Mai) trước kia thường xuyên xảy ra tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ đê. Trước tình hình đó, quận đã huy động nhân lực, bố trí kinh phí cải tạo chỉnh trang mái đê, hành lang chân đê, vừa tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp và chống các hành vi lấn, chiếm đê điều. Điều đáng nói, sau khi công trình đê điều được chỉnh trang, ý thức của người dân được nâng cao, các hành vi vi phạm không còn tái diễn nữa.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Duy Du cho hay, hệ thống đê điều thành phố Hà Nội là một trong những hệ thống quy mô lớn nhất cả nước (trên 626,5km được phân cấp), đi qua địa bàn của 26/30 quận, huyện, thị xã với 209/579 phường, xã, thị trấn ven đê. Ngoài ra, còn có 43 tuyến đê bao, đê bối và đê chuyên dùng với tổng chiều dài hơn 144,1km chưa được phân cấp. Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhiệm vụ chống lũ, thoát lũ, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, kết hợp giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Xác định rõ tầm quan trọng, thời gian qua, các cấp, các ngành của thành phố đã làm tốt công tác quản lý nhà nước về đê điều, trong đó, kiên quyết xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật về đê điều và có những chuyển biến tích cực. Trong 7 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn thành phố đã phát sinh 34 vụ vi phạm đê điều. Các vi phạm đều được Hạt Quản lý đê lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và kịp thời chuyển đến cấp có thẩm quyền chỉ đạo xử lý. Trong các tháng 8, 9.2023, trên địa bàn thành phố chỉ xảy ra một vài vụ vi phạm và được chính quyền các địa phương xử lý ngày từ khi mới phát sinh.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ

Công tác bảo vệ đê điều, hành lang thoát lũ đã được hệ thống hóa đầy đủ. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều vẫn diễn ra ở vài xã có đê của thành phố Hà Nội, đe dọa đến sự an toàn của công trình chống lũ. Cá biệt, đã xảy ra các vụ việc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn đê điều, thoát lũ đã được Bộ NN&PTNT, UBND Thành phố chỉ đạo xử lý nghiêm như: Tình trạng tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng ở bãi sông; tình trạng đổ thải, san lấp lạch sông, lấn chiếm lòng sông, bãi sông với quy mô lớn; tình trạng xây dựng công trình, nhà kho, nhà xưởng trái phép ở lòng sông, bãi sông…

Để từng bước xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật về đê điều, ông Nguyễn Duy Du cho biết, với trách nhiệm của mình, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp. Theo đó, song song quán triệt đầy đủ các văn bản của Trung ương, Thành phố ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi, Chi cục giao trách nhiệm cụ thể cho cán bộ lãnh đạo trong đơn vị và các Hạt Quản lý đê tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định; có biện pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế trong các kết luận kiểm tra của Thành phố và Sở NN&PTNT, trong đó có việc thanh tra trách nhiệm với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong 20 vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố.

Chi cục cũng giao các Hạt Quản lý đê thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng chuyên trách quản lý đê trong công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, kiến nghị xử lý và giám sát quá trình xử lý vi phạm về lĩnh vực đê điều. Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thiết lập hồ sơ vi phạm; tuân thủ yêu cầu về thành phần, trình tự, thời hạn và biểu mẫu quy định.

“Chúng tôi cũng giao Phòng Thanh tra - Pháp chế chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đê điều kiểm tra, hướng dẫn các Hạt Quản lý đê lập hồ sơ vi phạm pháp luật về đê điều theo đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính; tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, hoàn thiện hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều, tham mưu Chi cục trưởng xử phạt theo thẩm quyền, hoặc báo cáo người có thẩm quyền xử phạt theo quy định”, ông Nguyễn Duy Du nói.

Thu Hằng
TIN LIÊN QUAN

Hải Phòng chỉ đạo xử lý dứt điểm 39 trường hợp vi phạm đê điều trong tháng 10

Hoàng Khôi |

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ chỉ đạo các địa phương xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố trong tháng 10.2023.

Hà Nội tích cực phòng ngừa vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi

Thu Giang |

Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai Hà Nội vừa phối hợp với UBND các xã tổ chức 17 hội nghị tuyên truyền phòng ngừa vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi trên địa bàn TP Hà Nội.

Đề xuất trình tự, thủ tục xử lý khẩn cấp sự cố đê điều

Hoàng Quang |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều. Trong đó, dự thảo Thông tư quy định như sau:

Ông chủ Việt Á khai chi tiền cảm ơn theo barem

Việt Dũng |

Vấn đề nhận cảm ơn 100 triệu đồng hay 50.000 USD của bị cáo Phạm Công Tạc, do ông chủ Việt Á - Phan Quốc Việt chi, tiếp tục được luật sư xét hỏi.

Tin 20h: Đang xác minh nguồn gốc xá lợi tóc Đức Phật tại chùa Ba Vàng

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 5.1: Bộ Ngoại giao đang xác định nguồn gốc xá lợi tóc Đức Phật tại chùa Ba Vàng; Mức giá khủng của biển số 51L-222.22 trong phiên đấu giá biển số 5.1; Người dân phấn khởi cầm trên tay 2 tháng lương hưu, yên tâm tiêu Tết...

Xe tải ép ngã 2 xe máy trên cầu

Thế Kỷ |

Trên mạng xã hội vừa xuất hiện một đoạn clip dài khoảng 30 giây ghi lại cảnh xe tải đánh lái, ép ngã 2 người đi xe máy trên cầu rồi bỏ đi. Sự việc xảy ra trên cầu Ngọc Tháp (Phú Thọ).

Phê chuẩn miễn nhiệm Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng

Bảo Nguyên |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 05/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Hồng.

Thời tiết ẩm ương nhiều người mắc cúm, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là gì?

AN AN - MINH HÀ |

Những ngày vừa qua thời tiết ẩm ương, chỉ trong vòng 3 ngày đảo chiều từ mưa sang mây mù khiến nhiều người mắc cúm. Đặc biệt người già bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Các bác sĩ đã tư vấn biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Hải Phòng chỉ đạo xử lý dứt điểm 39 trường hợp vi phạm đê điều trong tháng 10

Hoàng Khôi |

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ chỉ đạo các địa phương xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố trong tháng 10.2023.

Hà Nội tích cực phòng ngừa vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi

Thu Giang |

Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai Hà Nội vừa phối hợp với UBND các xã tổ chức 17 hội nghị tuyên truyền phòng ngừa vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi trên địa bàn TP Hà Nội.

Đề xuất trình tự, thủ tục xử lý khẩn cấp sự cố đê điều

Hoàng Quang |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều. Trong đó, dự thảo Thông tư quy định như sau: