“Nếu không đi, có thể sau này sẽ hối hận rất nhiều”

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH - Đó là lời chia sẻ của Đặng Minh Trí (SN 1997, trú tại thôn Đức Sơn, xã Đức Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) - chàng trai trẻ đã trở thành gương mặt quen thuộc đối với tất cả mọi người, khi thời gian vừa qua đã không ngần ngại tự nguyện lái xe cứu thương đến Bắc Giang, TP.HCM rồi về lại Quảng Bình vận chuyển, cấp cứu những bệnh nhân COVID-19.

Những ngày “ra trận”

Những ngày cuối tháng 5.2021, khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Bắc Giang, muốn đóng góp một phần vì sức khỏe người dân, Đặng Minh Trí khi ấy là lái xe cứu thương của Công ty TNHH vận tải Trí Tâm đã không chút suy nghĩ, quyết định mượn xe cứu thương của công ty mang BKS 73B-006.01 và xin phép gia đình được ra Bắc Giang tham gia chống dịch. Ngay đêm đó, Trí đã vượt hơn 500km để tham gia hỗ trợ lực lượng y tế của tỉnh bạn trong công cuộc phòng chống dịch bệnh.

Đặng Minh Trí - chàng trai trẻ miệt mài ra Bắc, vào Nam hỗ trợ chống dịch. Ảnh: NVCC
Đặng Minh Trí - chàng trai trẻ miệt mài ra Bắc, vào Nam hỗ trợ chống dịch. Ảnh: NVCC

“Hôm đó mình đọc được thông tin trên mạng, các con số và hình ảnh về các lực lượng chống dịch tuyến đầu tại Bắc Giang cứ vương vấn trong tâm trí mình, thế là mình quyết định xuất phát ngay trong đêm, lúc mình đi là khoảng 3h sáng. Lúc đầu nghe mình bảo là sẽ đi Bắc Giang tham gia chống dịch, gia đình cũng không đồng tình, đặc biệt là mẹ mình, các anh trong công ty cũng khá là bất ngờ với quyết định của mình. Bố mẹ mà, làm gì có ai muốn con mình chịu khổ, nhưng mà sau khi nghe mình giải thích, bố mẹ mình cũng đã bị thuyết phục”, Trí tâm sự.

Ra đến Bắc Giang, Trí ngay lập tức liên hệ với Sở Y tế Bắc Giang. Tại đây, Trí được bố trí về CDC Bắc Giang để tham gia hỗ trợ vận chuyển người và các thiết bị y tế.

Đến cuối tháng 7, khi tình hình dịch bệnh tại Bắc Giang dần ổn định, Trí trở mới yên tâm trở về quê nhà Quảng Bình.

Trở về Quảng Bình được một thời gian, Trí đã tiếp tục nuôi cho mình ý định Nam tiến, vào TP. HCM để cùng bà con tại đây chống dịch.

Hai bố con Trí trước giờ từ Quảng Bình vào TP.HCM hỗ trợ chống dịch. Ảnh: H.L
Hai bố con Trí trước giờ từ Quảng Bình vào TP.HCM hỗ trợ chống dịch. Ảnh: H.L

Nhưng lần này đi, Trí đã có thêm sự đồng hành của bố mình là ông Đặng Trí Thông. Như được tiếp thêm động lực và sức mạnh, sau 14 ngày cách ly, Trí ngay lập tức cùng bố lái xe cứu thương vào hỗ trợ thành phố mang tên Bác.

Trí tâm sự, lần này đi có bố bên cạnh, bản thân cảm thấy vừa mừng vừa lo:

“Mình cảm thấy rất vui khi bố không chỉ rất ủng hộ mà con tham gia chống dịch với mình. Tuy nhiên, bố mình đã khá lớn tuổi, sức khỏe lại yếu, vào nơi tâm dịch, nếu bố có vấn đề gì thì không biết phải làm sao”.

Trí lo lắng là vậy, nhưng ông Thông lại chẳng chút suy nghĩ, vào đến TP. HCM, ngoài chiếc xe 2 bố con đưa vào, ông Thông được cấp thêm một chiếc xe cứu thương 16 chỗ.

Đối với ông Thông, đầy là lần đầu tham gia chống dịch, nhưng ông cũng đã tìm hiểu và hỏi Trí về những kinh nghiệm để có sự chuẩn bị kĩ càng, để không để bản thân ảnh hướng đến công tác phòng chống dịch của cả cộng đồng.

Tuy đã lớn tuổi, cơ thể lại gầy gò, nhưng với ý chí kiên định cùng quyết tâm của mình, ông Thông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Trước đó, khi được khuyên nên trở về quê, ông Thông từng chia sẻ: “Tôi đã vào đây rồi, lỡ có chết thì tôi chết với bà con, chứ ở quê mà thấy thế này thì đau lòng lắm”.

Góp sức cho quê hương

Những ngày cuối năm 2021, chúng tôi gặp lại Trí sau khi Trí vừa xong việc lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay TP. Đồng Hới, mồ hôi vẫn còn nhễ nhại trên khuôn mặt chàng trai trẻ. Khi được hỏi về những tháng ngày còn chống dịch ở TP. HCM nhưng ở quê nhà lại bùng dịch, Trí tâm sự “mình đã cố gắng làm hết mình trong những ngày hỗ trợ chống dịch ở TP. HCM, mình cũng từng quyết tâm đồng hành cùng thành phố cho đến khi hết dịch, nhưng mà lúc đó ở quê bùng dịch nên mình với bố đành phải bỏ ngỏ lời hứa để về giúp đỡ quê hương chống dịch”.

Từ lúc về nhà đến nay, Trí không chọn nghỉ ngơi mà vẫn tiếp tục hăng hái tham gia chống dịch tại quê hương. Hiện tại, Trí vẫn tiếp tục lái xe đưa đón các F0, tham gia đội ngũ xét nghiệm tại sân bay.

Đặng Minh Trí (áo xám) cùng các nhân viên Y tế cùng chống dịch tại Bắc Giang. Ảnh: NVCC
Đặng Minh Trí (áo xám) cùng các nhân viên Y tế cùng chống dịch tại Bắc Giang. Ảnh: NVCC

Trí cho biết, đây là lúc mà bản thân mình cần góp sức cho quê hương để đẩy lùi dịch bệnh. “Mình đã từng tham gia chống dịch tại Bắc Giang và TPHCM, giờ quê hương đang gồng mình chống dịch, mình không cho phép và cảm thấy bản thân cũng chưa cần phải nghỉ ngơi. Mình cảm thấy bản thân vẫn có đủ khả năng để đồng hành cùng quê hương, cùng bà con” - Trí chia sẻ.

Không chỉ Trí, ông Thông sau khi trở về từ TP. HCM cũng ngay lập tức cùng cậu con trai tham gia vào công tác phòng chống dịch tại đại phương.

Mới đây, Trí cũng vừa được vinh danh là một trong những gương mặt có đóng góp lớn trong công tác tình nguyện của quốc gia trong năm qua. Chia sẻ về giải thưởng này, Trí cho biết, “mình tham gia chống dịch vì mình cảm thấy bản thân mình là một người trẻ, mình cần phải làm điều gì đó để góp một chút sức lực của bản thân cho mọi người, cho cộng đồng. Khi được nhận giải thưởng này, mình cảm thấy khá là bất ngờ, vì mình từ trước đến giờ làm những điều này, mình chẳng mong sẽ nhận lại gì cả. Với mình, được giúp đỡ mọi người, là mình thấy vui rồi”.

Đặng Minh Trí nhận bằng khen của UBND tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NVCC
Đặng Minh Trí nhận bằng khen của UBND tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NVCC

Trí chia sẻ, nêu khi đó không lái xe ra Bắc Giang, hay vào TP. HCM, có lẽ bản thân sau này sẽ hối hận rất nhiều.

Hình ảnh Trí cùng chiếc xe ra Bắc, vào Nam đi vào tâm dịch đã trở thành tấm gương sáng truyền cảm hứng, lan tỏa tình yêu thương và nghĩa cử cao đẹp đến với cộng đồng.

PHI LONG - HỮU LIỀU
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sau dịch COVID-19

Vũ Long |

Hơn bao giờ hết, các chính sách miễn, giảm thuế là "liều thuốc quý" tiếp sức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sau dịch COVID-19.

Chuyên gia cảnh báo COVID-19 sẽ không bao giờ thành bệnh đặc hữu

Thanh Hà |

COVID-19 sẽ không bao giờ trở thành bệnh đặc hữu và sẽ luôn hoạt động như một loại virus gây bệnh dịch, một chuyên gia về an toàn sinh học Australia cảnh báo.

Áo xanh xung kích, tình nguyện chống dịch COVID-19 trong dịp Tết

Phạm Đông |

Không quản ngại vất vả, nhiều thanh niên Thủ đô đã xung kích, tình nguyện, sát cánh cùng y tế cơ sở thực hiện nhiều phần việc, giúp các bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà sớm khỏi bệnh.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sau dịch COVID-19

Vũ Long |

Hơn bao giờ hết, các chính sách miễn, giảm thuế là "liều thuốc quý" tiếp sức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sau dịch COVID-19.

Chuyên gia cảnh báo COVID-19 sẽ không bao giờ thành bệnh đặc hữu

Thanh Hà |

COVID-19 sẽ không bao giờ trở thành bệnh đặc hữu và sẽ luôn hoạt động như một loại virus gây bệnh dịch, một chuyên gia về an toàn sinh học Australia cảnh báo.

Áo xanh xung kích, tình nguyện chống dịch COVID-19 trong dịp Tết

Phạm Đông |

Không quản ngại vất vả, nhiều thanh niên Thủ đô đã xung kích, tình nguyện, sát cánh cùng y tế cơ sở thực hiện nhiều phần việc, giúp các bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà sớm khỏi bệnh.