Chuyên gia cảnh báo COVID-19 sẽ không bao giờ thành bệnh đặc hữu

Thanh Hà |

COVID-19 sẽ không bao giờ trở thành bệnh đặc hữu và sẽ luôn hoạt động như một loại virus gây bệnh dịch, một chuyên gia về an toàn sinh học Australia cảnh báo.

Bà Raina MacIntyre, giáo sư về an toàn sinh học toàn cầu tại Đại học New South Wales ở Sydney, Australia, chia sẻ với CNBC rằng, dù bệnh đặc hữu có thể xảy ra với số lượng rất lớn nhưng số ca không thay đổi nhanh như đã ghi nhận ở virus Corona.

“Nếu số ca thay đổi với một căn bệnh đặc hữu, thì điều đó sẽ diễn ra từ từ, thường là trong nhiều năm. Ngược lại, dịch bệnh tăng số ca bệnh nhanh chóng trong khoảng thời gian vài ngày đến vài tuần” - bà chỉ ra.

Các nhà khoa học sử dụng một phương trình toán học, được gọi là R0, để đánh giá mức độ lây lan nhanh chóng của một căn bệnh. R0 cho biết có bao nhiêu người sẽ lây bệnh từ một người bị nhiễm bệnh. Các chuyên gia tại Đại học Imperial College London ước tính, R0 của biến thể Omicron có thể cao hơn 3.

Nếu R0 của bệnh lớn hơn 1, tốc độ phát triển theo cấp số nhân, có nghĩa là virus đang trở nên phổ biến hơn và các điều kiện cho dịch bệnh đang hiện hữu, bà MacIntyre nhấn mạnh.

Bà lưu ý, mục tiêu sức khỏe cộng đồng là giữ cho R0, với các biện pháp can thiệp như vaccine, khẩu trang hoặc các biện pháp giảm nhẹ khác, ở mức dưới 1. “Nhưng nếu R0 cao hơn 1, chúng ta thường thấy các đợt dịch tái bùng phát với các bệnh dịch lây truyền qua đường hô hấp” - chuyên gia MacIntyre nói.

Giáo sư về an toàn sinh học toàn cầu người Australia chỉ ra, đây là mô hình đã ghi nhận ở bệnh đậu mùa trong nhiều thế kỷ và vẫn thấy ở bệnh sởi và cúm. Đây cũng là mô hình đang diễn ra với COVID-19 với 4 làn sóng lớn trong 2 năm qua.

“COVID-19 sẽ không biến chuyển một cách kỳ diệu thành bệnh truyền nhiễm đặc hữu như sốt rét. Nó sẽ tiếp tục gây ra các làn sóng dịch bệnh, được thúc đẩy bởi khả năng miễn dịch mà vaccine mang lại suy giảm, các biến thể mới thoát khỏi sự bảo vệ của vaccine, những người chưa tiêm vaccine, sinh sôi và di cư" - bà MacIntyre nói.

Do đó, thế giới cần có chiến lược bổ sung vaccine và tạo môi trường thông thoáng để giữ R0 dưới 1 và qua đó chung sống với COVID-19 mà không gây ảnh hưởng lớn đến xã hội. Chuyên gia MacIntyre đồng thời cảnh báo sẽ có nhiều biến thể hơn.

Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo rằng biến thể tiếp theo của COVID-19 thậm chí còn dễ lây lan hơn Omicron.

Global Biosecurity, tài khoản Twitter đại diện cho tập thể các phòng nghiên cứu của Đại học New South Wales về các bệnh dịch, đại dịch và dịch tễ học, lập luận năm 2021 rằng: "COVID-19 sẽ không bao giờ là bệnh đặc hữu. Nó là một bệnh dịch và sẽ luôn như vậy. Điều này có nghĩa là nó sẽ tìm thấy những người chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ và lây lan nhanh chóng trong những nhóm đó".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Tonga phong tỏa sau 2 ca COVID-19

Hải Anh |

Tonga phong tỏa từ ngày 2.2 sau khi ghi nhận 2 ca COVID-19 mới ở thủ đô Nuku'alofa.

WHO cảnh báo quá sớm để đầu hàng hoặc tuyên bố chiến thắng COVID-19

Thanh Hà |

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo còn quá sớm để các quốc gia tuyên bố chiến thắng COVID-19 hoặc từ bỏ nỗ lực ngăn chặn lây truyền.

Hai nước Châu Âu đầu tiên đổi chiến lược sang chung sống với COVID-19

Thanh Hà |

Đan Mạch không còn coi bùng phát COVID-19 là "căn bệnh nguy hiểm cho xã hội", trong khi Na Uy nhấn mạnh, xã hội phải sống chung với COVID-19. Hai quốc gia Bắc Âu đều có tỉ lệ tiêm chủng cao và hệ thống y tế không bị quá tải dù số ca COVID-19 tăng.

24 giờ nhớ đời của khách Tây đi xe giường nằm từ Việt Nam sang Lào

Thúy Ngọc |

Thay vì bay một tiếng từ Việt Nam sang Lào, Hannah đi xe giường nằm với hành trình kéo dài 24 tiếng. Dẫu có những thời điểm lo sợ thót tim, nhưng cô không hối hận với lựa chọn của mình.

Chủ tịch TPHCM báo cáo Thủ tướng về giải ngân thấp, xin hạ một bậc thi đua

MINH QUÂN |

Trước việc TPHCM giải ngân đầu tư công chỉ đạt 71,3% trong năm 2022, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và đề xuất hạ một bậc thi đua.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Khám xét khẩn cấp Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên Huế - Lực lượng công an khám xét Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tonga phong tỏa sau 2 ca COVID-19

Hải Anh |

Tonga phong tỏa từ ngày 2.2 sau khi ghi nhận 2 ca COVID-19 mới ở thủ đô Nuku'alofa.

WHO cảnh báo quá sớm để đầu hàng hoặc tuyên bố chiến thắng COVID-19

Thanh Hà |

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo còn quá sớm để các quốc gia tuyên bố chiến thắng COVID-19 hoặc từ bỏ nỗ lực ngăn chặn lây truyền.

Hai nước Châu Âu đầu tiên đổi chiến lược sang chung sống với COVID-19

Thanh Hà |

Đan Mạch không còn coi bùng phát COVID-19 là "căn bệnh nguy hiểm cho xã hội", trong khi Na Uy nhấn mạnh, xã hội phải sống chung với COVID-19. Hai quốc gia Bắc Âu đều có tỉ lệ tiêm chủng cao và hệ thống y tế không bị quá tải dù số ca COVID-19 tăng.