Một số đặc điểm về COVID-19 do biến thể Omicron

PGS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐH Y - DƯỢC HUẾ) |

Biến thể B.1.1.529 của SARS-CoV-2 được gọi là Omicron lần đầu tiên được báo cáo cho Tổ chức Y tế thế giới vào ngày 24.11.2021 từ Nam Phi. Trường hợp nhiễm B.1.1.529 được xác nhận đầu tiên là từ một mẫu vật được thu thập vào ngày 9 tháng 11 năm 2021.

Tình hình dịch tễ học nhiễm COVID-19 ở Nam Phi được đặc trưng trong báo cáo, đó là các ca mắc chủ yếu là biến thể Delta, tuy nhiên trong những tuần gần đây, các ca nhiễm trùng đã gia tăng mạnh mẽ, trùng hợp với việc phát hiện ra biến thể B.1.1.529.

Nhiều đột biến ở biến thể Omicron

Biến chủng Omicron gây lo ngại vì có chứa khoảng 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai. Gai protein là bộ phận mà virus SARS-CoV-2 sử dụng để bám và xâm nhập vào tế bào cảm thụ của cơ thể người.

Các đột biến ở protein gai có thể làm thay đổi khả năng lan truyền của hoặc cũng có thể làm thay đổi tính chất gây bệnh hoặc né tránh các đáp ứng miễn dịch do tiêm chủng hay mắc bệnh trước đó, thay đổi kết quả chẩn đoán hoặc điều trị, những thay đổi này cho thấy virus có thể đã trở nên thích nghi tốt hơn đối với cơ thể người, tăng khả năng đề kháng với các thuốc có tác dụng trong điều trị.

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu những đột biến này kết hợp với nhau có thực sự khiến biến chủng Omicron trở nên nguy hiểm hơn so với các biến chủng trước đó hay không.

Tính chất gây bệnh và dịch tễ học

Các nhà nghiên cứu cảnh báo Omicron có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các thể cũ đến 500%. Sự lây nhiễm của virus, thời điểm lây nhiễm và thời gian có nguy cơ lây nhiễm, cũng như lây nhiễm ở người đã tiêm chủng COVID-19 hoặc đã từng mắc COVID-19 mới đây còn chưa rõ ràng.

Thực tế cho thấy, biến thể Omicron đã tăng mức độ lây nhiễm, lây lan cho các trường hợp đã từng nhiễm bệnh COVID-19 gây tái nhiễm.

Vì tính chất lây lan mạnh nên nhiều nước trên thế giới đồng loạt áp dụng lệnh hạn chế đi lại với Nam Phi và một số nước láng giềng, việc hạn chế đi lại có thể làm chậm đà lây lan của Omicron, tuy nhiên cũng khiến cho việc truy vết dịch tễ của biến chủng này trở nên khó khăn hơn.

Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới yêu cầu ngành y tế cần phải theo dõi chặt chẽ cũng như phân tích các dữ liệu liên quan đến bệnh do biến thể này.

Người nhiễm biến thể Omicron đều có các triệu chứng lâm sàng rất nhẹ, phổ biến nhất là mệt mỏi toàn thân trong một hoặc hai ngày, đau đầu và có thể đau nhức toàn thân nhưng không bị mất khứu giác hoặc vị giác và không có sự sụt giảm nghiêm trọng về nồng độ oxy máu và không có hoặc rất hiếm bệnh nhân có diễn tiến lâm sàng nặng nề, có thể điều trị và chăm sóc tại nhà cho những bệnh nhân này. Cho đến hiện nay vẫn chưa có báo cáo về trường hợp tử vong do biến thể Omicron.

Các loại vaccine hiện đang sử dụng phòng ngừa COVID-19 có còn hiệu quả hay không với biến thể Omicron còn đang nghiên cứu và kết luận.

Tuy nhiên, các báo cáo cho đến nay đáng chú ý là biến thể Omicron gây nhiễm chủ yếu ở các đối tượng từ 40 tuổi trở xuống, khoảng 50% số bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron chưa được tiêm chủng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, các xét nghiệm PCR tiêu chuẩn sẽ phát hiện nhiễm trùng do biến thể Omicron, tuy nhiên đối với các xét nghiệm kháng nguyên nhanh, phát hiện các protein, phát hiện kháng thể thì cần các nghiên cứu để xác định xem có còn đáng tin cậy và đặc hiệu để chẩn đoán nhiễm virus biến thể Omicron hay không.

Các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới

Trong bối cảnh xuất hiện biến thể Omicron, các quốc gia được yêu cầu tăng cường các nỗ lực giám sát và giải trình tự để hiểu rõ hơn về các biến thể SARS-CoV-2 đang lưu hành; gửi trình tự bộ gen hoàn chỉnh và các dữ liệu liên quan đến cơ sở dữ liệu có sẵn công khai; báo cáo các trường hợp/ cụm/ ổ dịch ban đầu liên quan đến nhiễm Omicron cho Tổ chức Y tế thế giới.

Cần phối hợp với cộng đồng quốc tế để thực hiện điều tra thực địa và đánh giá trong phòng thí nghiệm để nâng cao hiểu biết về các tác động tiềm ẩn của biến thể Omicron đối với dịch tễ học COVID-19, mức độ nghiêm trọng, hiệu quả của các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng, phương pháp chẩn đoán, đáp ứng miễn dịch, hoặc các đặc điểm liên quan khác.

Dự phòng cá nhân cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ mắc COVID-19, bao gồm các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng đã được chứng minh như đeo khẩu trang thường xuyên, vệ sinh tay, giữ khoảng cách tiếp xúc cộng đồng ít nhất là 2m, cải thiện sự thông thoáng của không gian sống và làm việc, tránh tụ tập đông đúc và tiêm chủng COVID-19 đủ liều với các loại vaccine hiện đang sử dụng trên thế giới.

Mới xuất hiện từ 9.11.2021, biến thể Omicron có thể sẽ xâm nhập và lan tràn nhanh hơn biến thể Delta trước đây, có thể làm tình trạng dịch bệnh COVID-19 trên thế giới trầm trọng hơn. Tuy nhiên, việc dự phòng lây nhiễm quan trọng nhất vẫn là tiêm chủng COVID-19 đủ liều và thực hiện tốt thông điệp 5K là giảm được tối đa nguy cơ lây nhiễm.

PGS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐH Y - DƯỢC HUẾ)
TIN LIÊN QUAN

TPHCM chuẩn bị kế hoạch gì trước biến chủng Omicron?

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Số ca mắc mới, ca tử vong, ca nhập viện đều tăng cùng với đó là sự xuất hiện biến chủng Omicron trên thế giới, TPHCM đang tăng cường thêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19.

WHO nói gì về siêu biến thể Omicron lây hơn 500% so với Delta

Song Minh |

Đại diện WHO trấn an về siêu biến thể Omicron - siêu biến thể có khả năng lây nhiễm mạnh hơn 500% so với biến thể Delta.

Nhiễm siêu biến thể Omicron có các triệu chứng bất thường nào?

Song Minh |

Các triệu chứng nhiễm siêu biến thể Omicron "bất thường nhưng nhẹ" - theo bác sĩ Nam Phi đầu tiên gióng hồi chuông báo động về biến thể mới này.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

TPHCM chuẩn bị kế hoạch gì trước biến chủng Omicron?

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Số ca mắc mới, ca tử vong, ca nhập viện đều tăng cùng với đó là sự xuất hiện biến chủng Omicron trên thế giới, TPHCM đang tăng cường thêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19.

WHO nói gì về siêu biến thể Omicron lây hơn 500% so với Delta

Song Minh |

Đại diện WHO trấn an về siêu biến thể Omicron - siêu biến thể có khả năng lây nhiễm mạnh hơn 500% so với biến thể Delta.

Nhiễm siêu biến thể Omicron có các triệu chứng bất thường nào?

Song Minh |

Các triệu chứng nhiễm siêu biến thể Omicron "bất thường nhưng nhẹ" - theo bác sĩ Nam Phi đầu tiên gióng hồi chuông báo động về biến thể mới này.