Mỏ than dừng hoạt động, hơn 400 người lao động gặp khó khăn

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Từ năm 2022, mỏ than Phấn Mễ dừng hoạt động khai thác để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khiến 400 người lao động thiếu việc làm, đời sống vô cùng khó khăn.

Mỏ than Phấn Mễ có 2 khai trường lộ thiên và hầm lò. Năm 1979, mỏ than Phấn Mễ được Chính phủ cấp giấy phép khai thác không có thời hạn. Tuy nhiên, năm 2010, Luật Khoáng sản quy định về thời hạn khai thác nên phải đổi giấy phép. Vì thế, mỏ tạm dừng hoạt động để cấp giấy phép mới cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Máy móc rỉ sét, nhà xưởng xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Minh Hạnh
Máy móc rỉ sét, nhà xưởng xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Minh Hạnh

Tháng 6.2022, mỏ dừng khai thác và từ đó đến nay, khu vực mỏ lộ thiên ngừng sản xuất để thực hiện công tác hoàn nguyên, trồng, chăm sóc cây xanh phục hồi môi trường sau khai thác theo đúng quy định.

Hiện tại, mỏ thực hiện việc gia cố, duy tu giữ lại hệ thống hầm lò mỏ Nam Làng Cẩm được xây dựng từ năm 1985 đến nay. Vì nếu không hoạt động, lò bễ sẽ bị sụt lún rất lãng phí, do đó vẫn phải bơm nước, thông gió thường xuyên...

Trạm biến thế bỏ hoang lãng phí. Ảnh: Minh Hạnh
Trạm biến thế bỏ hoang lãng phí. Ảnh: Minh Hạnh

Theo chị Đỗ Thị Ngọc Lan - công nhân phân xưởng Tuyển than, trước kia, khi có việc, mức lương của hai vợ chồng chị trên dưới 15 triệu đồng/tháng, đời sống ổn định. Nhưng từ khi mỏ đóng cửa, một tháng chỉ làm vài công nên thu nhập của hai vợ chồng chị được khoảng 6 triệu đồng/tháng, cuộc sống rất khó khăn.

“Do lớn tuổi, không thể chuyển nghề được nên ai thuê gì, vợ chồng tôi cũng làm, miễn là có tiền nuôi con ăn học”, chị Lan cho hay.

Mặc dù không còn sản xuất kinh doanh nhưng một số bộ phận phận vẫn phải duy trì hoạt động.

Theo ông Trịnh Quang Chiến – Đội trưởng Đội bảo vệ Mỏ than Phấn Mễ, khi mỏ đóng cửa, hoạt động của các bộ phận đều phải co lại, như phòng bảo vệ rút xuống chỉ còn 9 người trông giữ an ninh gần 200ha đất mỏ.

Máy moc bỏ không xuống cấp. Ảnh: Minh Hạnh
Máy móc bỏ không xuống cấp. Ảnh: Minh Hạnh

Để đảo bảo đời sống cho công nhân, Mỏ than Phấn Mễ đã linh hoạt áp dụng nhiều giải pháp nhằm duy trì việc làm, thu nhập.

Cụ thể, đối với số lao động dôi dư sau khi dừng khai thác lộ thiên, đơn vị bố trí đi làm các công việc theo Đề án đóng cửa mỏ, như: Bơm nước moong, trồng cây, làm hàng rào dây thép gai, xây tường chắn, sửa chữa đường lò, tuyển một số than tồn kho, thi công lắp đặt cân điện tử 60 tấn khu vực Cánh Chìm và khu hầm lò Nam Làng Cẩm…

Đồng thời, tích cực áp dụng các giải pháp tiết giảm chi phí, quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác, vận chuyển, sàng tuyển than thu hồi.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Hoàng Hải Dương – Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Mỏ than Phấn Mễ cho biết, mặc dù mỏ dừng khai thác, nhiều khó khăn nhưng Công ty CP Gang thép Thái Nguyên và đơn vị vẫn cố gắng điều tiết công việc để người lao động có thu nhập tối thiểu ở mức có thể.

Cùng với đó, đơn vị đang cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện các thủ tục để xin cấp phép khai thác hầm lò khu vực Nam Làng Cẩm và Bắc Làng Cẩm.

Hiện toàn mỏ có trên 400 công nhân lao động. Trong đó, 100 lao động không có việc làm. Để đảm bảo đời sống cho người lao động, công ty phải cố gắng trả mức lương tối thiểu vùng (hơn 3 triệu đồng/người/tháng).

Cũng theo ông Dương, mặc dù khó khăn nhưng Công ty CP Gang thép Thái Nguyên và mỏ tìm mọi biện pháp giữ chân thợ mỏ để phục cho dự án Bắc Làng Cẩm dự kiến sẽ được triển khai vào Quý II/2024.

“Khó khăn lớn nhất là phần lớn lao động tại mỏ đều lớn tuổi, chỉ biết nghề mỏ nên rất khó tìm việc làm mới”, ông Dương cho hay.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị tăng lương tối thiểu, giảm giờ làm việc cho người lao động

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1.7.2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.

Hải Phòng sẽ thí điểm tặng bảo hiểm tai nạn cho đoàn viên, người lao động

Mai Dung |

Sáng 31.10, Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng tổ chức hội nghị Ban Thường vụ lần thứ nhất khoá XV nhiệm kỳ 2023-2028.

Người lao động bức xúc vì bị nợ lương thời gian dài

Quế Chi |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải bài viết phản ánh Công ty Cổ phần Cơ khí lắp máy Sông Đà nợ lương người lao động, thêm người lao động tiếp tục phản ánh bị công ty nợ lương kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.

Thời tiết thất thường, người lao động nhọc nhằn mưu sinh

MỸ LY - HOÀNG CHÂU |

Những ngày gần đây, thời tiết Cần Thơ diễn biến thất thường, được cảnh báo chỉ số UV tăng rất cao đã gây khó khăn cho nhiều người dân, nhất là những công nhân, người lao động phải làm việc ngoài trời.

Giải pháp về sàn giao dịch vàng để vốn chết trong dân chảy vào nền kinh tế

Nhóm PV |

Theo ước tính từ Hiệp hội Kinh doanh vàng, đến nay người dân Việt Nam đang nắm giữ khoảng 400 tấn vàng. Tuy nhiên, quan niệm lâu đời coi đây là tài sản tích trữ cùng rào cản từ một số quy định của Nghị định 24 đã khiến lượng lớn kim loại quý này vẫn chôn chặt trong két. Trong khi đó, thay vì là “vốn chết” gây lãng phí, lượng vàng này có thể quy đổi để trở thành động lực cho sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình người Việt sau động đất tại Nhật Bản

Thanh Hà |

Cho đến nay, chưa ghi nhận thông tin về thương vong của người Việt do trận động đất ở Nhật Bản. Nhiều công dân Việt Nam đã được chính quyền địa phương Nhật Bản hỗ trợ, sơ tán đến nơi tạm trú an toàn.

Người trúng đấu giá đất 4,28 tỉ đồng/m2 ở Hà Nội sẽ mất tiền cọc

Thu Giang |

Theo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), cá nhân trúng đấu giá thửa đất 102m2 với giá 4,28 tỉ đồng/m2, gấp 142 lần giá khởi điểm (nhưng sau đó lại xin rút cọc vì ghi nhầm) sẽ mất tiền cọc theo quy định.

Mỏi mòn chờ đợi thi hành án dân sự

TRÍ MINH |

Từ hàng loạt kiến nghị gửi tới cơ quan chức năng đến việc trải qua đủ các quy trình tố tụng, một người dân vẫn không thể nhận lại tiền của mình trong vụ việc tranh chấp đòi lại tài sản dù đã có quyết định của tòa án và cơ quan thi hành án dân sự.

Đề nghị tăng lương tối thiểu, giảm giờ làm việc cho người lao động

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1.7.2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.

Hải Phòng sẽ thí điểm tặng bảo hiểm tai nạn cho đoàn viên, người lao động

Mai Dung |

Sáng 31.10, Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng tổ chức hội nghị Ban Thường vụ lần thứ nhất khoá XV nhiệm kỳ 2023-2028.

Người lao động bức xúc vì bị nợ lương thời gian dài

Quế Chi |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải bài viết phản ánh Công ty Cổ phần Cơ khí lắp máy Sông Đà nợ lương người lao động, thêm người lao động tiếp tục phản ánh bị công ty nợ lương kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.

Thời tiết thất thường, người lao động nhọc nhằn mưu sinh

MỸ LY - HOÀNG CHÂU |

Những ngày gần đây, thời tiết Cần Thơ diễn biến thất thường, được cảnh báo chỉ số UV tăng rất cao đã gây khó khăn cho nhiều người dân, nhất là những công nhân, người lao động phải làm việc ngoài trời.