Loạt dự án nông lâm nghiệp ở Đắk Lắk buông lỏng quản lý bảo vệ rừng

Phan Tuấn |

Hiện nay, toàn huyện Ea Súp (Đắk Lắk) có 26 doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, giao rừng để thực hiện các dự án nông lâm nghiệp với diện tích hơn 17.299 ha. Tuy nhiên, qua đánh giá có rất nhiều dự án hoạt động kém hiệu quả, thậm chí còn buông lỏng quản lý bảo vệ rừng.

Một vụ việc phá rừng ở vùng biên giới Đắk Lắk. Ảnh: Minh Thông
Một vụ phá rừng ở vùng biên giới Đắk Lắk. Ảnh: Minh Thông

Nhiều tồn tại ở các dự án nông lâm nghiệp

Theo UBND huyện Ea Súp, hiện nay, trên địa bàn huyện có 26 dự án nông lâm nghiệp. Trong đó, có 22 dự án cải tạo rừng, trồng rừng, trồng cao su và quản lý bảo vệ rừng; 1 dự án trồng bông; 1 dự án trồng mía đường;

1 dự án trồng cây ăn quả và quản lý bảo vệ rừng; 1 dự án chăn nuôi kết hợp quản lý bảo vệ rừng.

Tổng diện tích 26 dự án nông lâm nghiệp đã được UBND tỉnh cho thuê đất, gắn với thuê rừng là 17.299,77 ha. Hiện nay, các dự án đã có quyết định thuê đất, còn 12 dự án chưa thực hiện việc thuê rừng theo quy định.

Sau khi được phép thực hiện, các chủ dự án đã triển khai đầu tư, thuê lao động tại địa phương để  thực hiện dự án. Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng tại các công ty vẫn còn nhiều tồn tại.

Qua kiểm tra, hầu hết các công ty chưa bố trí đủ lực lượng để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, thậm chí chỉ có 1 đến 2 người tại dự án như: Công ty TNHH thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu Hoàng Gia Phát; Công ty TNHH Minh Hằng; Công ty TNHH sản xuất thương mại Đức Tâm; Công ty TNHH Trồng rừng 27/7.

Tại một số dự án còn có tình trạng các cổ đông tự ý chia nhau diện tích và thực hiện dự án trồng cây ăn trái như dự án của Công ty TNHH Trồng rừng 27/7.

Ngoài vấn đề trên, theo đánh giá của UBND huyện Ea Súp, hiện nay, các dự án trồng thí điểm cây cao su trên địa bàn huyện Ea Súp không đạt hiệu quả.

Một số dự án cây cao su đã chết 100% như: Công ty TNHH Đức Tâm; Công Ty TNHH Minh Hằng; Công ty TNHH thương mại xuất nhập khấu Hoàng Gia Phát; các dự án còn lại thì cây không phát triển hoặc phát triển kém.

Không chỉ có vậy, có một số dự án buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ để rừng bị xâm hại.

Tổng diện tích rừng suy giảm và đất rừng bị xâm canh lấn chiếm trong vùng dự án chưa được điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nhận diện nguyên nhân

Theo đánh giá của UBND huyện  Ea Súp, có nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án chậm tiến độ, thực hiện sai mục tiêu so với việc đã được cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Thời gian qua, các doanh nghiệp bố trí nguồn kinh phí đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng chưa tương xứng với diện tích và nhiệm vụ được giao.

Đáng chú ý là việc các doanh nghiệp không bố trí đủ lực lượng để quản lý bảo vệ rừng, chưa xây dựng quy chế phối hợp với chính quyền địa phương. Thậm chí, doanh nghiệp còn có ý tưởng trông chờ, ỷ lại hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho địa phương.

Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp không thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng ngoài thực địa; nếu thực hiện thì mang tính đối phó.

Hệ quả, tình trạng phá rừng vẫn còn xảy ra nhưng chưa được doanh nghiệp ngăn chặn, phát hiện kịp thời. Trong đó, có nhiều vụ việc phức tạp, nổi cộm tồn tại qua nhiều thời kỳ, chưa có giải pháp xử lý dứt điểm.

Bên cạnh những tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp thì vẫn còn những nguyên nhân khách quan khác. Đơn cử như tình các đối tượng phá rừng, chiếm đất lâm nghiệp chống đối, coi thường pháp luật còn diễn ra phổ biến.

Các đối tượng phá rừng manh động, liều lĩnh, thường xuyên đe dọa, chống đối lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng kể cả có sự phối hợp của lực lượng của UBND các xã, Công an huyện khi ngăn chặn bắt giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

Nhiều vụ việc các đối tượng vào trụ sở Trạm bảo vệ rừng của các công ty ngang nhiên cướp tang vật vi phạm, đập phá phương tiện, tài sản.

Đặc biệt, còn đánh đập, đe dọa hành hung, truy sát lực lượng bảo vệ rừng công ty. Từ đó, gây ra tâm lý hoang mang, bức xúc cho lực lượng bảo vệ rừng, nhưng chưa được xử lý.

Một nguyên nhân lớn nữa là tình trạng dân di cư tự do quá nhiều. Tính đến ngày 30.6.2022 là 1.261 hộ với 5.834 khẩu chưa được bố trí sắp xếp.

Điều này dẫn đến việc người dân tự chặt phá rừng để giải quyết các nhu cầu về đất ở, đất sản xuất...

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Hoạt động lâm nghiệp tạo việc làm cho khoảng 5 triệu lao động ở Tây Nguyên

Cát Tường |

Ngày 4.4.2023, tại Đắk Lắk, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh uỷ Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững vùng Tây Nguyên gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”.

Ngang nhiên mua bán, xây nhà trên đất lâm nghiệp tại thung lũng Quy Hòa

Hoài Luân |

Bình Định - Nhiều năm qua, tình trạng mua bán, xây nhà trên đất lâm nghiệp tại thung lũng Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn) vẫn ngang nhiên diễn ra, dù trước đó chính quyền địa phương đã lập biên bản, cưỡng chế.

Xây dựng Tuyên Quang thành trung tâm lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nguyễn Tùng |

Tiếp tục chương trình công tác tại Tuyên Quang, chiều 30.1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với tỉnh Tuyên Quang về tình hình phát triển kinh tế xã hội.

Quảng Trị dự kiến chuyển đổi rừng, đất lâm nghiệp vượt quy hoạch phân bổ

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Từ nay đến năm 2030, tỉnh Quảng Trị dự kiến chuyển đổi hơn 11.127ha rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp để thực hiện các dự án. Diện tích dự kiến chuyển đổi nói trên vượt quy hoạch phân bổ hơn 1.661ha.

Doanh thu giảm sâu, Chứng khoán MB giảm lãi tới 40%

Quang Dân |

Tổng doanh thu trong quý I/2023 giảm tới 45% so với cùng kì năm 2023 là nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế của Chứng khoán MB cũng giảm tới 40% trong 3 tháng đầu năm 2023.

Tạm đình chỉ công tác giáo viên chủ nhiệm có nữ sinh tự tử

HẢI ĐĂNG |

Nghệ An - Trường THPT chuyên ĐH Vinh đã có quyết định tạm đình chỉ đối với giáo viên chủ nhiệm lớp có nữ sinh tự tử nghi do bạo lực học đường.

Đăng vị trí chốt cảnh sát giao thông lên Facebook, một người ở Hải Dương bị phạt 5 triệu đồng

Băng Tâm |

Chiều 19.4, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, Công an huyện Thanh Hà xử phạt cá nhân đăng tải vị trí làm việc của cảnh sát giao thông.

Mức lương giáo viên mầm non công lập, tư thục từ ngày 1.7.2023

Quế Chi (T/H) |

Bạn đọc Hoàng Ân (Nam Định) hỏi: Từ ngày 1.7.2023, khi điều chỉnh lương cơ sở, lương của giáo viên mầm non công lập và ngoài công lập có thay đổi không?

Hoạt động lâm nghiệp tạo việc làm cho khoảng 5 triệu lao động ở Tây Nguyên

Cát Tường |

Ngày 4.4.2023, tại Đắk Lắk, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh uỷ Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững vùng Tây Nguyên gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”.

Ngang nhiên mua bán, xây nhà trên đất lâm nghiệp tại thung lũng Quy Hòa

Hoài Luân |

Bình Định - Nhiều năm qua, tình trạng mua bán, xây nhà trên đất lâm nghiệp tại thung lũng Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn) vẫn ngang nhiên diễn ra, dù trước đó chính quyền địa phương đã lập biên bản, cưỡng chế.

Xây dựng Tuyên Quang thành trung tâm lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nguyễn Tùng |

Tiếp tục chương trình công tác tại Tuyên Quang, chiều 30.1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với tỉnh Tuyên Quang về tình hình phát triển kinh tế xã hội.

Quảng Trị dự kiến chuyển đổi rừng, đất lâm nghiệp vượt quy hoạch phân bổ

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Từ nay đến năm 2030, tỉnh Quảng Trị dự kiến chuyển đổi hơn 11.127ha rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp để thực hiện các dự án. Diện tích dự kiến chuyển đổi nói trên vượt quy hoạch phân bổ hơn 1.661ha.