Kỳ vọng và thách thức sau gần 1.200 tỉ đồng tiền bán carbon

Phi Long - Quang Đại |

Sau hơn 3 năm thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được ký kết với tổng số tiền 51,5 triệu USD, tương đương 1.200 tỉ đồng (giai đoạn 2018 - 2025), Quảng Bình là địa phương đầu tiên nhận được khoản tiền lên tới hơn 82 tỉ đồng. Đây là bước đi đầu tiên đáng khích lệ, tuy nhiên để thực hiện đúng cam kết cần có thêm những cơ chế, chính sách áp dụng trên diện rộng.

Điểm sáng Quảng Bình

Trao đổi với Lao Động sáng 22.12, ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình - cho biết, với thỏa thuận ERPA, Quảng Bình chuyển nhượng hơn 2,4 triệu tấn CO2 và được chi trả khoảng 235 tỉ đồng trong giai đoạn 2023-2025. Năm 2023, Quảng Bình được nhận hơn 82 tỉ đồng từ việc bán tín chỉ carbon.

Cũng theo ông Minh, nguồn kinh phí này sẽ được chi trả, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng. Trong đó, 80 tỉ đồng sẽ được chi trả cho các đối tượng hưởng lợi bao gồm 10.762 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng; 16 chủ rừng là tổ chức; 71 UBND cấp xã và 9 tổ chức khác. Còn 2,4 tỉ đồng được trích lại cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Bình.

Ông Mai Văn Minh cũng cho biết thêm, diện tích rừng tự nhiên mà Quảng Bình tham gia bán tín chỉ carbon trong đợt này là 469.317ha, bình quân khoảng 170.000 đồng/ha. Tới đây, tỉnh Quảng Bình sẽ cho điều tra, thống kê lại diện tích rừng đã tham gia, nếu dôi dư về diện tích, độ che phủ… tỉnh sẽ chủ động đàm phán với các đối tác cần mua tín chỉ carbon để bán, nhằm tăng thu nhập từ rừng cho người dân thuộc đối tượng được hưởng lợi.

Nhằm minh bạch trong việc chi trả cho các đối tượng hưởng lợi, tránh tình trạng bớt xén, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu phải chi trả qua tài khoản ngân hàng. Nếu đối tượng hưởng lợi là người dân chưa có tài khoản tại ngân hàng sẽ thông qua trung gian là các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương.

Thực tế, số tiền hộ gia đình nhận được đợt này không nhiều (chưa đến 800.000 đồng/hộ) nhưng có ý nghĩa lớn trong việc tác động lên ý thức người dân trong việc bảo vệ rừng, ngăn chặn phá rừng, đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép đồng thời địa phương có thêm nguồn lực để thực hiện hoạt động, bảo vệ rừng.

Vẫn còn thách thức và trở ngại

Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) là thỏa thuận chuyển nhượng carbon được ký vào ngày 20.10.2020 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD), đơn vị nhận ủy thác của Quỹ Đối tác Carbon Lâm nghiệp (FCPF).

Trong số các địa phương tham gia ERPA, Nghệ An là địa phương có diện tích rừng lớn nhất với hơn 1 triệu hécta đất có rừng. Diện tích rừng của Nghệ An chủ yếu phân bố ở khu vực 11 huyện miền Tây, đặc biệt là khu vực Tây Nam, là điều kiện thuận lợi mang lại tiềm năng lớn trong việc khai thác tín chỉ carbon.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Lâm - Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An - cho rằng, giao dịch tín chỉ carbon hiện đang là lĩnh vực mới, cần hoàn thiện nhiều cơ chế chính sách theo quy định mới có thể tiếp cận thị trường tiềm năng này.

Tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP có nêu rõ sẽ triển khai thí điểm thị trường tín chỉ carbon vào năm 2025, vận hành chính thức vào năm 2028. Tuy nhiên, do đây là vấn đề mới nên hiện nay còn nhiều vướng mắc, bất cập. Trong đó có nội dung quản lý Nhà nước về carbon rừng như điều tra, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến và giám sát chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến carbon rừng chưa được công bố về tổng trữ lượng, tăng giảm trong các kỳ tổng điều tra rừng, thống kê rừng, theo dõi diễn biến rừng hằng năm.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa ý thức được giá trị của thị trường carbon

Việt Nam có tiềm năng lớn để xây dựng thị trường carbon khi có một số lợi thế trong những ngành giảm và loại bỏ CO2.

Theo ông Vũ Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu, giá tín chỉ của Cơ chế phát triển sạch (CDM) là CER hiện vẫn ở mức rất thấp 0.3 EUR/CER và giao dịch gần như không có, do chi phí thực hiện dự án quá cao, đôi khi hơn cả doanh thu có thể nhận về. Nhiều dự án CDM cũ không tiếp tục xin cấp chứng nhận, hoặc tìm cách chuyển đổi theo những cơ chế hiện hành.

“Mức giá tín chỉ theo các cơ chế tự nguyện trong các ngành cũng khác nhau, dao động lớn. Ngành chăn nuôi của Việt Nam đã từng bán tín chỉ ở mức 2 USD/tấn CO2. Dự án REDD+ tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ bán cho Ngân hàng thế giới ở mức 5USD. Cũng có dự án bảo vệ rừng, tạo được sinh kế cho người dân và tăng đa dạng sinh học thì bán ở mức 17 USD/ tín chỉ. Một số dự án điện mặt trời bán chứng chỉ REC, I-REC ở mức từ 0,5 - 2 USD/chứng chỉ.

Nguyên nhân là do các ngành khác nhau có các động lực và cơ cấu giá khác nhau, cũng như vị thế của người bán và người mua khác nhau. Nếu Việt Nam chuẩn hóa được theo các tiêu chuẩn của thế giới cũng như tăng được vị thế bán thì có thể tăng được giá bán cao hơn trên các thị trường quốc tế” - ông Kiên cho biết.
Thực tế, doanh nghiệp Việt Nam mới coi đây là nguồn thu thêm bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh chính, chứ chưa ý thức được giá trị của loại hàng hóa tín chỉ này. Nếu doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục bán không có chừng mực, khi giá tăng cao, có thể không còn “hàng” để bán.

Anh Kiệt

Phi Long - Quang Đại
TIN LIÊN QUAN

Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ tín chỉ carbon, vừa được tiền, lại tạo động lực giữ rừng cho cả nước

Thanh Hải |

Quảng Bình vừa được nhận 82,4 tỉ đồng bán tín chỉ carbon từ gần 600.000ha rừng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cả nước, nhất là khi Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng. Kết quả này cũng góp phần thay đổi hành vi ứng xử của con người với môi trường...

Lưu trữ khí thải carbon không dễ

Quý An |

Các công nghệ thu giữ lượng khí thải carbon dioxide khỏi khí quyển là trọng tâm trong chiến lược khí hậu của nhiều chính phủ. Tuy nhiên, cách thức này cần nguồn tiền không nhỏ.

Việt Nam đẩy mạnh bảo vệ rừng ngập mặn vì hệ sinh thái carbon xanh

Vũ Long |

Việt Nam nỗ lực quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

Công an Bình Thuận dừng xe khách, bắt giữ nghi phạm giết người đang bỏ trốn

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Sau khi gây án giết người, cướp tài sản ở Bình Dương, đối tượng lên xe khách bỏ trốn và Công an Bình Thuận đã dừng xe khách, bắt giữ đối tượng từ đề nghị hỗ trợ của Công an tỉnh Bình Dương.

Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng được đề nghị giảm án còn 20 năm tù

Việt Dũng |

Hoàng Văn Hưng - cựu điều tra viên trước phiên toà phúc thẩm vụ chuyến bay giải cứu đã thay đổi kháng cáo từ kêu oan sang thừa nhận tội danh nên được Viện Kiểm sát xem xét đề nghị giảm án.

Lý do khiến chuyên gia tự tin có thể tìm thấy MH370 mất tích trong 10 ngày

Thanh Hà |


Đề xuất tìm máy bay MH370 mất tích được các chuyên gia Jean-Luc Marchand, Patrick Blelly đưa ra với lòng tin sẽ xác định được vị trí máy bay trong 10 ngày.

Chờ đợi gì từ phim Tết Việt 2024?

Ngọc Dủ |

Dịp Tết luôn là thời điểm hốt bạc của các phim Việt. Chính vì thế, ở thời điểm hiện tại, khi các nhà sản xuất lần lượt công bố phim chiếu Tết 2024 đã tạo được sự chú ý với công chúng.

Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế

NHÓM PV |

Có thời điểm giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch đến khó hiểu, xuất hiện tình trạng nhập lậu vàng, trốn thuế gây thất thoát ngân sách, mạng lưới phân phối bị bóp nghẹt… Nguyên nhân là do thị trường vàng Việt Nam đang không hội nhập, liên thông với thế giới và Nghị định 24 không còn phù hợp với thị trường vàng hiện nay.

Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ tín chỉ carbon, vừa được tiền, lại tạo động lực giữ rừng cho cả nước

Thanh Hải |

Quảng Bình vừa được nhận 82,4 tỉ đồng bán tín chỉ carbon từ gần 600.000ha rừng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cả nước, nhất là khi Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng. Kết quả này cũng góp phần thay đổi hành vi ứng xử của con người với môi trường...

Lưu trữ khí thải carbon không dễ

Quý An |

Các công nghệ thu giữ lượng khí thải carbon dioxide khỏi khí quyển là trọng tâm trong chiến lược khí hậu của nhiều chính phủ. Tuy nhiên, cách thức này cần nguồn tiền không nhỏ.

Việt Nam đẩy mạnh bảo vệ rừng ngập mặn vì hệ sinh thái carbon xanh

Vũ Long |

Việt Nam nỗ lực quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và phát triển bền vững.