Ký ức những ngày "bắt núi cúi đầu" để mở đường chiến lược 12B Hòa Bình

Khánh Linh |

Hòa Bình - Hơn 60 năm trước, 4.000 chàng trai, cô gái đã theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ngược lên miền Tây Bắc hoang vu, đối mặt với rừng thiêng nước độc để "bắt sông uốn khúc, bắt núi cúi đầu" mở đường chiến lược 12B. Đó là những ký ức gian khổ mà hào hùng.

Ký ức những ngày vượt mưa rừng, gió núi

Những ngày đầu tháng 9.2022, trong không khí trang nghiêm của những ngày thu lịch sử, PV Báo Lao Động đã có dịp quay trở lại con đường chiến lược 12B dài 50km nối từ đỉnh dốc Cun (huyện Cao Phong) đến ngã ba Hàng Đồi (huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) - một trong những con đường lịch sử, nối các tỉnh miền Tây Bắc với vùng duyên hải Bắc Bộ để thông ra biển theo hành trình ngắn nhất.

Có mặt tại con đường nói trên, theo ghi nhận của PV, sau 60 năm kể từ khi thành hình, nay đã tấp nập người, xe ngược xuôi. Nhà cửa, quán xá hai bên đường mọc lên san sát, ruộng đồng nối dài, những rừng keo, rừng cây ăn quả cứ thế điệp điệp, trùng trùng dọc theo chiều dài tuyến.

Dù đã ở tuổi "xưa nay hiếm", nhưng nét minh mẫn vẫn hiện rõ trên gương mặt dạn dày sương gió của ông Nguyễn Như Uyên (SN 1937, khu đô thị mới Dịch Vọng, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) - Trưởng ban liên lạc của TNXP 12B.

Nhắc đến những ngày gian khó chốn "rừng thiêng nước độc" Kim Bôi, Hòa Bình, ký ức của người cựu Thanh niên xung phong (TNXP) như đang được sống lại, ông Uyên chậm rãi kể: "60 năm trước, sau khi T.Ư Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam thành lập đội TNXP xây dựng XHCN đầu tiên để mở đường chiến lược 12B, hơn 5.000 chàng trai cô gái độ tuổi "bẻ gãy sừng trâu", đến từ 14 tỉnh thành phía Bắc được tuyển chọn đã ngược lên miền núi hoang vu Kim Bôi, Hòa Bình".

Đơn vị 206 Hà Nội chụp ảnh trước ấu trĩ viên Hà Nội ngày 15.3.1959. Ảnh: NVCC
Đơn vị 206 Hà Nội chụp ảnh trước Ấu Trĩ Viên Hà Nội ngày 15.3.1959. Ảnh: NVCC

Theo ông Uyên, khi đó, ông là một trong số rất nhiều thanh niên chuẩn bị tốt nghiệp cấp 3, đã tình nguyện "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu". Những ngày đầu đi khai sơn phá thạch mở đường trong thời gian gấp rút, bí mật, đường lại chưa có sẵn, vừa thiết kế, vừa thi công ở một vùng núi non hiểm trở là những thử thách lớn đối với ông và những cựu TNXP thời ấy.

"Lúc đấy làm đường chỉ có các dụng cụ lao động thô sơ, chúng tôi phải phá núi đá, bạt đồi bằng búa, cuốc xẻng và vận chuyển đất đá bằng quang gánh, sau thì có xe cút kít.

Rừng rậm, suối sâu, mọi việc hoàn toàn bằng sức người, những mét đường đầu tiên chưa kịp đắp thì đã có người ngã xuống vì sốt rét rừng và núi lở. Thế rồi công trình mới triển khai được vài tháng thì trời lại mưa" - ông Uyên kể.

Còn với ông Trịnh Hữu Thịnh (1935, phố Chiềng Chào, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) - một người con đất Mường Vang được phân công đảm nhiệm công tác tuyên truyền trên công trường 12B ngày ấy: "Có gần gũi với đội TNXP ngày ấy mới tận mắt chứng kiến sự chịu đựng gian khổ, những mất mát, hy sinh của họ. Biết bao công sức, trí tuệ và 6 TNXP đã vĩnh viễn gửi tuổi xuân ở lại với con đường, làm nên cung đường huyền thoại - "một bông hoa tươi thắm" của tuổi trẻ".

 
Phong trào "giải phóng đôi vai" của đơn vị 206 Hà Nội. Ảnh: NVCC

Trong ký ức của chàng trai xứ Mường 17 tuổi khi ấy, những người TNXP đã lao động quần quật trên công trường, gội nắng, tắm mưa chỉ có 2 bộ quần áo. Mùa nắng thì áo riềm bâu, mưa rừng ướt hết cũng chỉ để tự khô chứ không có bộ khác thay thế. Mùa đông thì lạnh cắt da cắt thịt, chỉ có manh áo dày đỡ tạm. Lán ngủ giữa rừng hay ven đường, thiếu thốn trăm bề.

"Ấy vậy mà chưa ai kêu than một lời nào, các đợt thi đua "Bắt núi cúi đầu" xẻ đồi, đắp nền đường, "Bắt sông uốn khúc" nổ mìn lấy đá xếp kè suối, làm nền đường hay "Dậy trước mặt trời mọc" toàn công trường đi làm sớm, làm thêm giờ tạo không khí sôi động.

Thế rồi con đường cứ từng bước thành hình và hoàn thiện, cảnh âm u hoang dã của rừng núi lùi dần. Đường mở đến đâu, xe thồ, xe ngựa của lái buôn theo đến đó, dân cư cũng đông dần theo" - ông Thịnh nhớ lại.

Niềm vui từ con đường lịch sử

Tranh thủ dậy sớm mở cửa và dọn dẹp cửa hàng quần áo trẻ em của gia đình ngay mặt đường 12B, chị Bùi Thị Yến (ở tiểu thương tại khu Bo, thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) cho biết: "Đường 12B nối liền Quốc lộ 6 với đường Hồ Chí Minh nên việc đi lại, buôn bán rất thuận tiện, từ đó cuộc sống người dân cũng được nâng lên rõ".

Theo chị Yến, khoảng 10 năm trước, khi đường chưa được nâng cấp, còn nhỏ và hẹp, mặc dù nông sản ở Kim Bôi rẻ và phong phú nhưng cũng ít thương lái dám đến mua. Từ khi đường được mở rộng, lái buôn từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến đây nườm nượm, thậm chí vào tận vườn, tận rừng thu mua.

Đường 12B đoạn qua thị trấn Bo, huyện Kim Bôi đang được nâng cấp, mở rộng.
Đường 12B đoạn qua thị trấn Bo, huyện Kim Bôi đang được nâng cấp, mở rộng.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Vũ Hùng Cường - Chủ tịch UBND thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình - cho hay: "Đường 12B chạy qua địa bàn thị trấn Bo dài 4km, con đường được mở rộng giúp việc giao thương buôn bán của bà con thuận lợi, đặc biệt việc trao đổi hàng hóa ở chợ Bo - chợ đầu mối nông sản lớn nhất huyện Kim Bôi".

"Giao thông thuận tiện cũng mở ra nhiều cơ hội cho phố núi, thu hút đầu tư làm đổi thay bộ mặt của vùng cao Hòa Bình" - ông Cường nói thêm.

Theo lãnh đạo UBND huyện Kim Bôi, đường 12B được lực lượng TNXP mở vào năm 1960, đến năm 1974 giao lại cho địa phương quản lý. Hiện nay, con đường dài 47km đi qua các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình.

Năm 2010, đường được đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 từ Km 18 - Km 47+300 với số vốn 151 tỉ đồng từ nguồn Trái phiếu Chính phủ, do Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư. Đến năm 2013, đường được đưa vào sử dụng.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Trường Sơn ngày trở lại - những ký ức hóa bất tử

PHI LONG - ĐỨC TUẤN |

Quảng Bình - Sau nhiều năm trời mới có dịp trở lại Trường Sơn, di chuyển trên đường 20 Quyết Thắng đến Cà Roòng (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch), nhiều cựu chiến binh đã không khỏi xúc động bởi những ký ức lại ùa về mới như ngày hôm qua.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ký ức xung trận của những người lính năm xưa

Phạm Đông |

Đại tá Đặng Đức Song và Trung tướng Đặng Quân Thụy nhớ như in những kỷ niệm ở chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa.

Về miền ký ức cùng những chiến binh đặc công Rừng Sác

Phương Ngân |

Chiến tranh qua đi, không ít người lính đã nằm xuống mãi mãi, nhưng cũng còn những người ở lại, người lính đặc công Rừng Sác Huỳnh Đồng và cô quân y Phạm Thị Nhung là số ít những người may mắn trở về. Trong miền ký ức của họ là hình ảnh những người đồng đội cũ - những chiến binh Rừng Sác oai hùng mà mỗi khi nhớ lại nước mắt vẫn trực trào.

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Trường Sơn ngày trở lại - những ký ức hóa bất tử

PHI LONG - ĐỨC TUẤN |

Quảng Bình - Sau nhiều năm trời mới có dịp trở lại Trường Sơn, di chuyển trên đường 20 Quyết Thắng đến Cà Roòng (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch), nhiều cựu chiến binh đã không khỏi xúc động bởi những ký ức lại ùa về mới như ngày hôm qua.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ký ức xung trận của những người lính năm xưa

Phạm Đông |

Đại tá Đặng Đức Song và Trung tướng Đặng Quân Thụy nhớ như in những kỷ niệm ở chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa.

Về miền ký ức cùng những chiến binh đặc công Rừng Sác

Phương Ngân |

Chiến tranh qua đi, không ít người lính đã nằm xuống mãi mãi, nhưng cũng còn những người ở lại, người lính đặc công Rừng Sác Huỳnh Đồng và cô quân y Phạm Thị Nhung là số ít những người may mắn trở về. Trong miền ký ức của họ là hình ảnh những người đồng đội cũ - những chiến binh Rừng Sác oai hùng mà mỗi khi nhớ lại nước mắt vẫn trực trào.