Khó có khả năng tích lũy để mua nhà ở xã hội

Minh Phương |

Công bố kết quả khảo sát đời sống việc làm tiền lương của lao động mới đây, Viện phó Công nhân và Công đoàn - Phạm Thu Lan cho biết, thu nhập trung bình của công nhân là 7,88 triệu đồng, trong khi chi tiêu mỗi tháng của gia đình lao động là 11,7 triệu đồng. Giá cả, tiền điện nước tăng cao, thu nhập giảm khiến cuộc sống của công nhân thêm phần khó khăn, do vậy họ khó có khả năng tích luỹ kinh tế để mua nhà ở xã hội.

Khảo sát được Viện Công nhân và Công đoàn thực hiện trong quý II/2023 với gần 3.000 lao động tại sáu tỉnh thành Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, An Giang, Bình Dương và TPHCM.

Thu nhập trung bình của người tham gia khảo sát đạt 7,88 triệu đồng mỗi tháng, 77% trong đó là lương cơ bản, còn lại từ làm thêm giờ và trợ cấp, phụ cấp. Chỉ 24,5% lao động khảo sát cho biết thu nhập của họ vừa đủ chi tiêu cho các khoản sinh hoạt, số còn lại thiếu trước hụt sau.

Chị Phạm Thị Ngọc (34 tuổi, quê Phú Thọ) - có 7 năm làm công nhân linh kiện điện tử ở Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội). Hiện chị Ngọc thuê trọ cùng chồng và 2 con nhỏ ở gần khu công nghiệp. Lương cơ bản cộng thêm các khoản phụ cấp, tiền lương của chị rơi vào khoảng 7 triệu đồng/tháng, tháng nào được tăng ca, tiền nhận về 9-10 triệu đồng; còn chồng cùng làm công nhân, thu nhập trung bình ở mức 7-8 triệu đồng mỗi tháng.

Trong gói lương của 2 vợ chồng, chị Ngọc phải chi cho nhiều khoản một tháng: Tiền thuê trọ bao gồm điện, nước là 2,5 triệu đồng; chi phí học hành của các con 3 triệu đồng; sữa 300.000 đồng; xăng xe 400.000 đồng; ăn uống sinh hoạt 5-6 triệu đồng. “Một tháng có thể để dư ra một ít nhưng lúc ốm đau, lo cho bố mẹ 2 bên nên chúng tôi hầu như không có tích lũy, lương tới đâu hết luôn đến đó, âm tiền, phải vay mượn cũng là chuyện thường” - chị Ngọc nói.

Từ đầu năm 2023, công ty của cả 2 đều ít việc hơn so với trước, vợ chồng chị chỉ nhận lương cơ bản. Nhiều năm đi làm xa quê, chị Ngọc chia sẻ, công nhân mua được nhà ở Hà Nội là chuyện hiếm, chuyển trọ nhiều nơi, chị chưa thấy trường hợp nào có nhà ở Thủ đô, dù chỉ là nhà ở xã hội. Còn ở công ty, vẫn sẽ có 1-2 trường hợp công nhân mua được nhà, nhưng sẽ phải vay mượn thêm từ người thân, ngân hàng.

“Không có nhiều tích lũy nên đến một ngày nào đó, gia đình chúng tôi sẽ phải về quê. Vì không thể thuê trọ mãi được” - chị Ngọc nói.

Ông Trần Anh Tuấn - Phó trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho hay, công nhân lao động trong các khu công nghiệp thường có tuổi đời còn trẻ (chủ yếu từ 18 đến 35 tuổi) vì vậy ngoài những cá nhân chưa lập gia đình còn rất nhiều gia đình công nhân đang sinh sống trên địa bàn quanh khu công nghiệp.

Đối với những công nhân trẻ chưa lập gia đình có cuộc sống đơn giản hơn, họ thường tổ chức sống chung theo nhóm nhằm chia sẻ khó khăn chi phí về nhà ở và các sinh hoạt phí khác. Tuy nhiên, đối với nhóm gia đình công nhân - cuộc sống phức tạp hơn, ngoài chi phí về nhà ở, các khoản sinh hoạt phí khác trang trải cuộc sống cũng tốn kém hơn, đặc biệt đối với các hộ gia đình có con nhỏ.

Điều này khiến hầu như các gia đình công nhân không còn khả năng tích lũy kinh tế để mua nhà ở xã hội, họ chỉ trông chờ vào việc trợ cấp của Nhà nước nhằm thuê những căn hộ phù hợp khả năng kinh tế và đảm bảo nhu cầu cuộc sống của hộ gia đình.

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Khu du lịch Tuần Châu phải bổ sung quỹ đất hơn 30ha để làm nhà ở xã hội

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Căn cứ kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng, Khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu, TP Hạ Long phải được bổ sung quỹ đất để xây dựng nhà xã hội theo đúng quy định.

Bình Dương phát triển 170.000 căn nhà ở xã hội từ nay đến 2030

Đình Trọng |

Những căn nhà ở xã hội (NƠXH) từ 30m2 trở lên với giá từ 100-300 triệu đồng đã mang lại nơi an cư cho gần 200.000 người lao động có thu nhập thấp ở Bình Dương. Tỉnh này đang đặt mục tiêu sẽ phát triển thêm khoảng 170.000 căn hộ, tạo thêm nơi ở ổn định cho khoảng trên 678.000 lao động từ nay đến 2030.

Điều chỉnh quy định để công nhân thực sự tiếp cận được nhà ở xã hội

Thùy Trang |

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được tổ chức lấy ý kiến trên cả nước, trong đó có vấn đề về nhà ở xã hội được các địa phương, chuyên gia quan tâm. Bởi, đối tượng chính cho loại hình nhà, chung cư xã hội là công nhân, người lao động. Trong khi thực tế thời gian qua, một số quy định hiện hành về nộp thuế thu nhập cá nhân, yêu cầu về thời gian lưu trú đang là rào cản khiến người lao động không thể tiếp cận được với nhà ở xã hội.

Giám sát để nhà ở xã hội đến đúng người cần

Tuệ Linh |

Nhằm góp phần thúc đẩy việc xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nêu quan điểm, cần định hình rõ hệ thống chính sách hỗ trợ để đúng đối tượng thụ hưởng, hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách NƠXH.

Vì sao nơi chưa từng có bão trong 84 năm lại đột ngột hứng bão?

Song Minh |

Bão Hilary có thể trở thành cơn bão đầu tiên trong 84 năm tấn công bang California, Mỹ.

241/308 công trình vi phạm ở Khu đô thị Monbay giữa Hạ Long vẫn trơ ỳ

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Dù nhiều hộ vi phạm bị lập biên bản, các cơ quan chức năng, đoàn thể đã đến vận động, chính quyền cũng đã cho thời hạn tự xử lý, nhưng đến nay, phần lớn các công trình vi phạm trật tự xây dựng ở Khu đô thị Monbay – một trong những khu đô thị kiểu mẫu trên đất “vàng”, thuộc phường Hồng Hải, TP.Hạ Long - vẫn chưa được khắc phục.

Công an Quảng Trị thông tin về người đàn ông 63 tuổi nghi bắt cóc trẻ em

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Thời điểm bị phát hiện, bắt giữ, người đàn ông 63 tuổi nghi bắt cóc trẻ em có nồng độ cồn trong người.

Cuộc chơi bắt đáy chứng khoán đầy mạo hiểm

Gia Miêu |

Sau một đà tăng dài và một phiên rõ ràng là rũ bỏ, khả năng thị trường chứng khoán cần thời gian dài và những ngưỡng hỗ trợ mạnh hơn để có thể cân bằng nên việc tham gia bắt đáy luôn là hành động mạo hiểm.

Khu du lịch Tuần Châu phải bổ sung quỹ đất hơn 30ha để làm nhà ở xã hội

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Căn cứ kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng, Khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu, TP Hạ Long phải được bổ sung quỹ đất để xây dựng nhà xã hội theo đúng quy định.

Bình Dương phát triển 170.000 căn nhà ở xã hội từ nay đến 2030

Đình Trọng |

Những căn nhà ở xã hội (NƠXH) từ 30m2 trở lên với giá từ 100-300 triệu đồng đã mang lại nơi an cư cho gần 200.000 người lao động có thu nhập thấp ở Bình Dương. Tỉnh này đang đặt mục tiêu sẽ phát triển thêm khoảng 170.000 căn hộ, tạo thêm nơi ở ổn định cho khoảng trên 678.000 lao động từ nay đến 2030.

Điều chỉnh quy định để công nhân thực sự tiếp cận được nhà ở xã hội

Thùy Trang |

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được tổ chức lấy ý kiến trên cả nước, trong đó có vấn đề về nhà ở xã hội được các địa phương, chuyên gia quan tâm. Bởi, đối tượng chính cho loại hình nhà, chung cư xã hội là công nhân, người lao động. Trong khi thực tế thời gian qua, một số quy định hiện hành về nộp thuế thu nhập cá nhân, yêu cầu về thời gian lưu trú đang là rào cản khiến người lao động không thể tiếp cận được với nhà ở xã hội.

Giám sát để nhà ở xã hội đến đúng người cần

Tuệ Linh |

Nhằm góp phần thúc đẩy việc xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nêu quan điểm, cần định hình rõ hệ thống chính sách hỗ trợ để đúng đối tượng thụ hưởng, hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách NƠXH.