Huyện xin lỗi vì “phê” nhầm làm dân khiếu kiện kéo dài

H.Long |

Ngày 8.9, UBND huyện Krông Nô (Đắk Nông) cho biết, đơn vị vừa có thư xin lỗi gia đình bà Phạm Thị Ánh Minh (trú phố 4, thị trấn Đắk Mâm) vì  để xảy ra những sai sót trong ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường và hỗ trợ đất làm công trình trên địa bàn.

Dự án đường giao thông nội thị N5 và quảng trường huyện Krông Nô nằm trong danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội đã được HĐND tỉnh Đắk Nông ban hành nghị quyết thông qua.

Trong thời gian này, UBND huyện Krông Nô đã công khai dự án này, trong đó có nội dung về việc thu hồi đất của bà Phạm Thị Ánh Minh để xây dựng đường giao thông nội thị N5 và quảng trường huyện thuộc trường hợp nhà nước thu hồi để phát triển kinh tế xã hội…

Trình tự, thủ tục, hồ sơ thu hồi đất được huyện Krông Nô triển khai các bước theo quy định tuy nhiên, quá trình thực hiện thu hồi đất đã để ra các thiếu sót.

Trong phương án bồi thường, hỗ trợ và quyết định của UBND huyện Krông Nô về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ lại không có nội dung, khối lượng bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất để thực hiện công trình quảng trường huyện…

Đáng nói, các hồ sơ, thủ tục thực hiện trước khi ban hành quyết định thu hồi đất đối với gia đình bà Minh, UBND huyện Krông Nô đều nêu rõ việc thu hồi đất để thực hiện dự án đường giao thông Nội thị N5 và quảng trường huyện.

Quyết định ngày 21.6.2017 của huyện này nêu lý do thu hồi đất của bà Minh để thực hiện công trình đường Đắk Mâm đi Đồn 7 – Tỉnh lộ 3 từ Km 0+00-Km0+900 và đoạn nối với trục N7, không nêu công trình quảng trường huyện.

Trong thực tế, diện tích đất thu hồi của bà Minh lại được thu hồi để xây dựng đường giao thông nội thị thị trấn Đắk Mâm (Đường N5) với diện tích 597,5m2 và xây dựng công trình quảng trường huyện với diện tích hơn 1.485m2.

Trước đó, bà Minh đã có đơn tố cáo ông Ngô Xuân Đông – Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô (thời điểm năm 2017) đã ký quyết định thu hồi đất của gia đình bà. Ngày 6.9 vừa qua, UBND huyện Krông Nô có văn bản thông tin, tố cáo của bà Minh có một phần nội dung là đúng; huyện có thiếu sót về một phần nội dung phê duyệt phương án bồi thường, nội dung quyết định thu hồi đất chưa chính xác phải điều chỉnh, bổ sung…

Trước những sai sót này, ngoài xin lỗi bà Phạm Thị Ánh Minh, UBND huyện đã ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung, khắc phục về thu hồi, bồi thường và hỗ trợ.

"Các sai sót này là nguyên nhân gây bức xúc cho người bị thu hồi đất và mong gia đình bà Minh thông cảm" - văn bản của huyện Krông Nô nêu rõ.

H.Long
TIN LIÊN QUAN

Cưỡng chế thu hồi đất tại Nghệ An: “Chúng tôi không dại gì làm sai”

QUANG ĐẠI |

Sáng 14.8, UBND huyện Hưng Nguyên tổ chức họp báo về việc cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án Khu liên hợp Công nghiệp Đô thị Dịch vụ VSIP Nghệ An. Ông Ngô Phú Hàn - Chủ tịch huyện khẳng định: "Chúng tôi không dại gì làm sai". 

Thu hồi đất rồi “treo” dự án, người dân khốn đốn

VĂN TỶ |

Dự án đầu tư hồ chứa nước Đông Thanh được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt vào năm 2010 và được điều chỉnh năm 2013. Năm 2014 UBND huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) đã thu hồi gần 170.000m2 đất ở và đất sản xuất của 21 hộ dân tại thôn Đông Anh để phục vụ việc xây dựng hồ chứa nước. Sau khi có quyết định thu hồi, phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực hiện. Nhưng đến nay, mọi thứ đều “án binh bất động” khiến cho các hộ dân rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười”.

Thu hồi đất nông nghiệp ở Quảng Trị: Doanh nghiệp phải chi trên 2 tỉ đồng cho đối tượng... không có chữ ký (!)

P.V |

Một doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chất lượng cao phải chi tiền đền bù, hỗ trợ tài sản trên đất rừng canh tác cho các đối tượng không có chữ ký với số tiền lên đến 2,065 tỉ đồng.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Cưỡng chế thu hồi đất tại Nghệ An: “Chúng tôi không dại gì làm sai”

QUANG ĐẠI |

Sáng 14.8, UBND huyện Hưng Nguyên tổ chức họp báo về việc cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án Khu liên hợp Công nghiệp Đô thị Dịch vụ VSIP Nghệ An. Ông Ngô Phú Hàn - Chủ tịch huyện khẳng định: "Chúng tôi không dại gì làm sai". 

Thu hồi đất rồi “treo” dự án, người dân khốn đốn

VĂN TỶ |

Dự án đầu tư hồ chứa nước Đông Thanh được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt vào năm 2010 và được điều chỉnh năm 2013. Năm 2014 UBND huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) đã thu hồi gần 170.000m2 đất ở và đất sản xuất của 21 hộ dân tại thôn Đông Anh để phục vụ việc xây dựng hồ chứa nước. Sau khi có quyết định thu hồi, phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực hiện. Nhưng đến nay, mọi thứ đều “án binh bất động” khiến cho các hộ dân rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười”.

Thu hồi đất nông nghiệp ở Quảng Trị: Doanh nghiệp phải chi trên 2 tỉ đồng cho đối tượng... không có chữ ký (!)

P.V |

Một doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chất lượng cao phải chi tiền đền bù, hỗ trợ tài sản trên đất rừng canh tác cho các đối tượng không có chữ ký với số tiền lên đến 2,065 tỉ đồng.