Hơn 10 hộ dân loay hoay sống trên "ốc đảo biệt lập" giữa TP Điện Biên Phủ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Một cụm dân cư tại phố 1, phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ đã biến thành "ốc đảo" từ khi triển khai Dự án Sân bay Điện Biên.

Hàng chục hộ dân biến thành "ốc đảo"

Phản ánh tới Báo Lao động, hơn 10 hộ dân sống trong 8 ngôi nhà tại phố 1 (phố 7 cũ), phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ cho biết, gần 2 năm qua họ như sống trên "ốc đảo" vì phải sống biệt lập với thành phố bởi bao quanh là sân bay và cánh đồng Mường Thanh.

Theo đó, trước khi triển khai Dự án Sân bay Điện Biên, tại khu vực này có khoảng 100 ngôi nhà với hơn 100 hộ dân sinh sống. Tuy nhiên, sau khi giải phóng mặt bằng để triển khai Dự án sân bay thì chỉ còn lại hơn 10 hộ dân sống ngay sát hàng rào sân bay.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Trần Thị Lý - một người dân sinh sống tại đây cho biết: "Gần 2 năm nay chúng tôi gần như bị mất kết nối cộng đồng. Từ khi giải phóng mặt bằng để làm sân bay thì chúng tôi mất đường đi, mất đất sản xuất. Hàng ngày phải đi vòng đường nội đồng, vừa nhỏ vừa xuống cấp, rất khó khăn, nguy hiểm".

Vị trí của các hộ dân chưa được di dời.
Vị trí của các hộ dân chưa được di dời. Ảnh chụp video báo cáo tiến độ Dự án Sân bay Điện Biên.

Anh Nguyễn Duy Nam - một người dân đã sinh sống nhiều năm tại đây thì cho rằng: "Gần 100 hộ dân tại đây đã được di dời đến nơi ở mới để nhường chỗ cho sân bay. Chỉ còn lại hơn 10 hộ ở lại, trong khi đường đã mất, ruộng cũng mất nên chúng tôi giống như những người bị bỏ rơi".

Còn bà Hoàng Thị Chuốt cho biết, sáng nào gia đình cũng phải dậy sớm để đưa trẻ con đi học vì đường xa. Không những thế, các cuộc họp tổ dân phố hay tiếp xúc cử tri chúng tôi cũng không biết vì ở tách biệt với trung tâm.

"Gần 2 năm nay, chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn lên TP Điện Biên Phủ và UBND tỉnh Điện Biên. Mặc dù Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đã đồng ý chủ trương cho di dời và giao cho thành phố thực hiện. Thế nhưng, đến nay chúng tôi vẫn chưa được di dời và UBND thành phố cũng không hồi đáp khiến chúng tôi vô cùng bất an" - bà Chuốt nói.

Anh Nguyễn Duy Nam chỉ cho phóng viên mốc giải phóng mặt bằng được cắm trước khi thực hiện dự án. Ảnh: Văn Thành Chương
Anh Nguyễn Duy Nam chỉ cho phóng viên mốc giải phóng mặt bằng được cắm trước khi thực hiện dự án. Ảnh: Văn Thành Chương

Yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, để giải quyết những bất cập liên quan đến các hộ dân tại phố 1, phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ, ngày 20.01.2022, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên - ông Lê Thành Đô đã đồng ý cho chủ trương di dời các hộ dân nói trên.

Cụ thể, tại thông báo kết luận số 12/TB-UBND ngày 26.1.2022 kết luận sau buổi tiếp xúc công dân định kỳ ngày 20.01.2022, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đồng ý chủ trương thu hồi, bồi thường và bố trí tái định cư đối với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án Sân bay Điện Biên.

Chỉ còn hơn chục hộ dân với 8 ngôi nhà nằm sát Sân bay Điện Biên.
Chỉ còn hơn chục hộ dân với 8 ngôi nhà nằm sát Sân bay Điện Biên.

Tuy nhiên, hơn 8 tháng sau chưa có phương án nào được đưa ra và các hộ dân lại tiếp tục gửi đơn và có ý kiến với Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên về việc ý kiến chỉ đạo chưa được UBND TP Điện Biên Phủ thực hiện.

Đến ngày 11.8.2022, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đã có văn bản về việc đôn đốc TP Điện Biên Phủ khẩn trương phối hợp với các sở ngành liên quan triển khai nội dung theo thông báo kết luận. Đến ngày 21.9.2022, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục có văn bản (lần thứ 2) đôn đốc UBND TP Điện Biên Phủ về vấn đề này.

Một ngôi nhà bị cắt 1/2 cho dự án Sân bay Điện Biên.
Một ngôi nhà bị cắt 1/2 cho dự án Sân bay Điện Biên.

"Để tránh tình trạng đơn thư vượt cấp, phức tạp, kéo dài, yêu cầu Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân được giao nhiệm vụ nhưng chưa sát sao tham mưu giải quyết để vụ việc kéo dài" - văn bản nêu rõ.

Tuy nhiên đến nay, sau gần 20 tháng có kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Sân bay Điện Biên vẫn chưa được di dời khiến người dân vô cùng bất an trong những ngôi nhà xuống cấp và đối diện với rất nhiều khó khăn.

Ngày 17.9, trao đổi với PV Báo Lao Động về vấn đề này, đại diện lãnh đạo UBND TP Điện Biên Phủ cho biết, hiện nay các cơ quan chức năng của thành phố đã rà soát xong và đang tiến hành phân loại các trường hợp thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư để xin ý kiến UBND tỉnh.

"Cần phải rà soát kỹ, trường hợp nào được bố trí tái định cư, trường hợp nào được giao đất ở (giao đất có thu tiền - PV). Sau đó sẽ dự kiến vị trí giao đất rồi xin ý kiến UBND tỉnh. Sau khi được UBND tỉnh đồng ý UBND TP sẽ lập phương án và thực hiện" - vị lãnh đạo này cho hay.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Điện Biên: Hàng loạt công trình trọng điểm chậm tiến độ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hàng loạt công trình tại Điện Biên đang chậm tiến độ, trong đó có nhiều công trình trọng điểm phải hoàn thành trước Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Xác minh việc Di tích Quốc gia đặc biệt ở Điện Biên bị xâm hại

NHÓM PV |

Điện Biên - Theo phản ánh của nhiều người dân, tại điểm di tích Đồi Bản Kéo thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đang bị xâm hại. Phóng viên Báo Lao Động đã ghi nhận tại hiện trường.

Cầu qua ốc đảo Thạnh Đức, Quảng Ngãi như răng rụng, dân vừa đi vừa run

Ngọc Viên - Thanh Hải |

Cầu Thạnh Đức bắc qua đầm Sa Huỳnh đã xuống cấp nghiêm trọng sau 20 năm khai thác. Tuy vậy, hiện nay cầu vẫn phải "cõng" hàng trăm lượt xe qua mỗi ngày của người dân phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi. Hiện chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua chủ trương xây mới cầu Thạnh Đức, nhưng chưa biết thời điểm đầu tư, xây dựng. Vì vậy, hàng ngày dân ốc đảo vẫn phải "vừa đi, vừa run" khi lưu thông qua cây cầu xuống cấp này.

Các nhà văn ấn tượng với loạt tiểu thuyết, truyện ngắn viết về công nhân

Tô Thế |

Sau một thời gian chấm thi nghiêm túc, công tâm, đúng theo yêu cầu và thể lệ, Hội đồng Sơ khảo cuộc thi viết văn về công nhân - công đoàn đã chọn ra 43 truyện ngắn (bao gồm cả nhóm truyện ngắn cùng một tác giả), 18 tiểu thuyết lọt vào vòng Chung khảo cuộc thi.

Các đài truyền hình nào đã có bản quyền ASIAD 19?

HOÀI VIỆT |

Hôm nay (19.9), môn bóng đá nam tại ASIAD 19 chính thức khởi tranh, tuy nhiên chưa có đơn vị nào ở Việt Nam công bố chính thức sở hữu bản quyền truyền hình ASIAD 19.

Nhận định Olympic Việt Nam và Olympic Mông Cổ tại ASIAD 19

MINH PHONG |

Một chiến thắng trong ngày ra quân ASIAD 19 sẽ tạo nên cú hích tinh thần và mở ra cơ hội lớn để Olympic Việt Nam vào vòng 1/8 môn bóng đá nam.

Làng nghề Phú Bình đưa lồng đèn truyền thống lên sàn thương mại điện tử

PHƯƠNG UYÊN |

TPHCM - Tết Trung thu cận kề, làng nghề Phú Bình (Quận 11) sản xuất lồng đèn giấy lại đang hối hả làm những mẫu hàng cuối cùng để cung ứng ra thị trường.

Những điểm mới trong phương án cải cách tiền lương

LƯƠNG HẠNH |

Đến cuối 2021, ngân sách dư gần 263.000 tỉ đồng cho cải cách tiền lương nhưng chưa thực hiện, theo Bộ Tài chính. Tới đây, nhiều điểm mới được nêu rõ trong đề án cải cách tiền lương.

Điện Biên: Hàng loạt công trình trọng điểm chậm tiến độ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hàng loạt công trình tại Điện Biên đang chậm tiến độ, trong đó có nhiều công trình trọng điểm phải hoàn thành trước Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Xác minh việc Di tích Quốc gia đặc biệt ở Điện Biên bị xâm hại

NHÓM PV |

Điện Biên - Theo phản ánh của nhiều người dân, tại điểm di tích Đồi Bản Kéo thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đang bị xâm hại. Phóng viên Báo Lao Động đã ghi nhận tại hiện trường.

Cầu qua ốc đảo Thạnh Đức, Quảng Ngãi như răng rụng, dân vừa đi vừa run

Ngọc Viên - Thanh Hải |

Cầu Thạnh Đức bắc qua đầm Sa Huỳnh đã xuống cấp nghiêm trọng sau 20 năm khai thác. Tuy vậy, hiện nay cầu vẫn phải "cõng" hàng trăm lượt xe qua mỗi ngày của người dân phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi. Hiện chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua chủ trương xây mới cầu Thạnh Đức, nhưng chưa biết thời điểm đầu tư, xây dựng. Vì vậy, hàng ngày dân ốc đảo vẫn phải "vừa đi, vừa run" khi lưu thông qua cây cầu xuống cấp này.