Xác minh việc Di tích Quốc gia đặc biệt ở Điện Biên bị xâm hại

NHÓM PV |

Điện Biên - Theo phản ánh của nhiều người dân, tại điểm di tích Đồi Bản Kéo thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đang bị xâm hại. Phóng viên Báo Lao Động đã ghi nhận tại hiện trường.

Điểm di tích Đồi Bản Kéo (có nơi ghi là Đồn Bản Kéo) là di tích thành phần thuộc thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, thuộc khu vực Tổ dân phố 2, phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Theo phản ánh của người dân, điểm di tích Đồi Bản Kéo (di tích thành phần thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ), thuộc phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đang bị xâm hại nghiêm trọng.
Ngay dưới chân đồi, một tấm bia chỉ dẫn bị đào xới tan hoang, hằng ngày có hàng trăm lượt người dân qua lại. Theo ghi nhận của PV, tại đây đang thi công công trình Dự án đường tránh Sân bay Điện Biên do Ban quản lý Dự án các công trình TP Điện Biên Phủ làm chủ đầu tư.
Ngay dưới chân đồi, một tấm bia bị đào xới tan hoang, hằng ngày có hàng trăm lượt người dân qua lại. Theo ghi nhận của PV, tại đây đang thi công công trình Dự án đường tránh Sân bay Điện Biên do Ban quản lý Dự án các công trình TP Điện Biên Phủ làm chủ đầu tư.
Ngay phía sau tấm bia này là đường lên đồi di tích được đầu tư xây dựng từ nhiều năm trước.
Ngay phía sau tấm bia này là đường lên đồi di tích được đầu tư xây dựng từ nhiều năm trước.
Đây là điểm di tích chưa được đưa vào khai thác, phục vụ du lịch nên còn khá hoang vu.
Đây là điểm di tích chưa được đưa vào khai thác, phục vụ du lịch nên còn khá hoang vu. Người dân tổ dân phố 2, phường Thanh Trường cho biết, thỉnh thoảng mới có một đoàn khách hoặc Cựu chiến binh đến tham quan.
Tuy nhiên, phía sườn đồi đã bị xẻ ra để thi công công trình đường tránh vào sát cột mốc.
Ghi nhận tại hiện trường, sườn đồi phía Nam đã bị xẻ ra để thi công công trình đường tránh Sân bay Điện Biên, máy xúc đã đào vào sát cột mốc giới.
Ngay sau cột mốc này là tấm bia di tích lịch sử mới được phục dựng sau khi tấm bia cũ xuống cấp và nứt vỡ.
Ngay sau cột mốc này là tấm bia di tích lịch sử mới được phục dựng sau khi tấm bia cũ xuống cấp.
Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, PV Báo Lao Động đã liên hệ làm việc và gửi hình ảnh hiện trường cho ông Nguyễn Viết Sáng - Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình TP Điện Biên Phủ. Mặc dù đã tiếp nhận thông tin, tuy nhiên ông Sáng không có phản hồi.
Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, PV Báo Lao Động đã liên hệ làm việc với ông Nguyễn Viết Sáng - Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình TP Điện Biên Phủ - đơn vị đang thi công Dự án đường tránh Sân bay Điện Biên. Tuy nhiên, ông Sáng chưa có phản hồi.
Về tấm bia di tích mới được xây dựng, ông Nguyễn Anh Đạo - Giám đốc Ban quản lý di tích tỉnh Điện Biên cho rằng, do tấm bia cũ bị hư hỏng nên phải xây dựng lại. Đồng thời, ông Đạo khẳng định: “Bia di tích này không nằm trong di tích Đồi Bản Kéo“.
Tấm bia di tích mới được phục dựng (thay thế tấm bia di tích cũ) chỉ cách mép đồi đang bị xẻ khoảng gần 10m.
Còn tấm bia bị đào xới tan hoang, ông Nguyễn Anh Đạo cho biết đó là bia chỉ dẫn di tích. “Tháng 6.2023, Ban quản lý di tích tỉnh Điện Biên đã có cuộc làm việc với Ban quản lý dự án các công trình TP Điện Biên Phủ về việc thống nhất di dời tấm bia này. Tuy nhiên, đến nay việc di dời vẫn chưa được thực hiện” - Giám đốc Ban quản lý di tích tỉnh Điện Biên cho biết thêm.
Còn tấm bia chỉ dẫn di tích dưới chân đồi đã bị đào xới tan hoang khiến người dân vô cùng bức xúc.
PV Báo Lao Động cũng đã liên hệ với lãnh đạo Sở VHTTDL và Ban quản lý di tích tỉnh Điện Biên để tiếp tục làm rõ các nội dung liên quan.
PV Báo Lao Động cũng đã liên hệ với lãnh đạo Sở VHTTDL và Ban quản lý di tích tỉnh Điện Biên để làm rõ các nội dung liên quan. Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Đạo - Giám đốc Ban quản lý di tích tỉnh Điện Biên lại khẳng định, cả quả đồi này và các hạng mục di tích tại đây không phải là di tích Đồi Bản Kéo.
Theo ông Nguyễn Anh Đạo, khu vực quy hoạch di tích cách vị trí này gần 200m. Với câu hỏi, không phải đồi di tích tại sao lại có bia di tích và các công trình phục vụ khách tham quan từ nhiều năm qua - ông Đạo cho rằng: “Có thể giai đoạn trước cơ quan chức năng xác định sai tọa độ”
Theo ông Nguyễn Anh Đạo, khu vực quy hoạch di tích cách vị trí này gần 200m. Với câu hỏi, không phải đồi di tích tại sao lại có bia di tích và các công trình phục vụ khách tham quan từ nhiều năm qua - ông Đạo cho rằng: “Có thể giai đoạn trước cơ quan chức năng xác định sai tọa độ".
NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Loay hoay thực hiện Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Mặc dù Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp đã được thực hiện, thế nhưng gần 20 ngày qua, 1 cây cầu tạm vẫn còn dang dở.

Vụ nhiều người ngộ độc ở Điện Biên: Nguồn nước có thành phần thuốc diệt cỏ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên vừa có báo cáo kết quả xác minh nguồn nước khiến nhiều người ngộ độc.

Xây khu du lịch chắn đường vào Di tích Quốc gia, dân muốn tham quan phải mua vé

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Để lên tham quan Di tích lịch sử, danh thắng Quốc gia hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà (huyện Võ Nhai) người dân buộc phải mua vé tại Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng. Nghịch lý ở chỗ, dù không sử dụng dịch vụ của khu du lịch trên du khách vẫn phải trả phí để lên tham quan di tích.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Loay hoay thực hiện Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Mặc dù Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp đã được thực hiện, thế nhưng gần 20 ngày qua, 1 cây cầu tạm vẫn còn dang dở.

Vụ nhiều người ngộ độc ở Điện Biên: Nguồn nước có thành phần thuốc diệt cỏ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên vừa có báo cáo kết quả xác minh nguồn nước khiến nhiều người ngộ độc.

Xây khu du lịch chắn đường vào Di tích Quốc gia, dân muốn tham quan phải mua vé

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Để lên tham quan Di tích lịch sử, danh thắng Quốc gia hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà (huyện Võ Nhai) người dân buộc phải mua vé tại Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng. Nghịch lý ở chỗ, dù không sử dụng dịch vụ của khu du lịch trên du khách vẫn phải trả phí để lên tham quan di tích.