Hỗ trợ có điều kiện, phát huy nội lực để giảm nghèo bền vững

Thu Giang |

Thời gian qua, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã triển khai đồng bộ có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, qua đó giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thực hiện dự án giảm nghèo

Ông Nguyễn Hữu Sung - Phó Chủ tịch UBND TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) - đánh giá, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã góp phần cho TP Pleiku thực hiện có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Từ đó, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo dân tộc thiểu số tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, nhà vệ sinh, tiếp cận thông tin.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thành phố cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Hữu Sung, giai đoạn 2021-2023, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã huy động được trên 9,3 tỉ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong đó, ngân sách Trung ương có hơn 8,5 tỉ đồng, ngân sách địa phương 850 triệu đồng.

Từ nguồn kinh phí này, TP Pleiku đã triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án giảm nghèo, hỗ trợ kịp thời cho người nghèo vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đến nay còn gặp khó khăn, cần được tháo gỡ.

Tương tự, thời gian vừa qua UBND tỉnh Thái Nguyên đã triển khai, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh được nâng cao, số hộ nghèo và cận nghèo giảm nhanh.

Thống kê đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 14.624 hộ nghèo, tỉ lệ 4,35% (giảm 5.971 hộ, với tỉ lệ giảm là 1,79%, vượt 0,79% so với kế hoạch giao, cao hơn trung bình tỉ lệ giảm toàn quốc là 1,2%).

Tỉnh Thái Nguyên cũng đặt mục tiêu giảm 4.711 hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đó hộ nghèo là 3.365 hộ, hộ cận nghèo là 1.346 hộ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia.

Tỉnh đã hỗ trợ xây dựng, nhân rộng ít nhất 20 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Nhiều địa phương, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh: Thu Giang
Nhiều địa phương, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh: Thu Giang

Từng bước giảm đói nghèo, phát triển kinh tế

Thực hiện công tác giảm nghèo, thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo thường xuyên và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung giải ngân vốn của chương trình năm 2023, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2023.

Ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - từng đề cập, để giảm nghèo bền vững, chính sách giảm nghèo phải theo hướng hỗ trợ có điều kiện, từng bước xóa bỏ chính sách “cho không”, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Theo ông Lê Văn Thanh, việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo cần đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Từ đó, chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là ở các vùng khó khăn, đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, thu nhập tốt cho người nghèo... Từng bước xóa bỏ chính sách cho không để giảm nghèo bền vững.

Thu Giang
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ vay vốn đào tạo nghề giải quyết việc làm nhằm xóa đói, giảm nghèo

ANH HUY |

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có những chuyển biến tích cực.

Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

TRÍ MINH |

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, cơ quan này vừa ban hành kế hoạch triển khai Dự án 2 về Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững gắn với phát triển kinh tế

KHÁNH AN |

Với mục tiêu thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, nhiều địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân, hội viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng; tiếp cận thông tin về hỗ trợ sinh kế, vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình.

Cẩn trọng vướng bẫy tuyển dụng mạo danh các doanh nghiệp dầu khí trên mạng xã hội

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Kẻ gian sử dụng thương hiệu, thông tin, hình ảnh của các doanh nghiệp lớn nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, trục lợi người có nhu cầu tìm việc dưới hình thức tuyển dụng.

Tiêu hủy xác con cá sấu sổng chuồng vừa được tìm thấy

NGUYÊN ANH |

Ngày 19.11, ông Lê Quang Nghĩa - Giám đốc Công viên Văn hóa An Hòa (TP Rạch Giá, Kiên Giang) - cho biết, lực lượng chức năng vừa thực hiện tiêu hủy con cá sấu sổng chuồng vừa tìm thấy được đêm qua nhưng đã chết.

Nhân lực trình độ cao sẽ quyết định vị thế, sức mạnh của mỗi quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao và trình độ phát triển khoa học công nghệ sẽ quyết định vị thế, sức mạnh, năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia.

Những quy định mới về khám bệnh, chữa bệnh từ tháng 1.2024

NHÓM PV |

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ 1.1.2024 đã quy định cụ thể về các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh... Khi Luật có hiệu lực, sẽ là kim chỉ nam để người dân và cả lực lượng y bác sĩ thực hiện đúng và tốt hơn trong quá trình khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên cả nước.

Tuyển Iraq và thử thách cho hàng phòng ngự tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Đội tuyển Iraq với những mảng miếng tấn công rất đa dạng, sẵn sàng tạo ra những nguy hiểm về cầu môn của tuyển Việt Nam trong màn so tài vào ngày 21.11 tới.

Hỗ trợ vay vốn đào tạo nghề giải quyết việc làm nhằm xóa đói, giảm nghèo

ANH HUY |

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có những chuyển biến tích cực.

Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

TRÍ MINH |

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, cơ quan này vừa ban hành kế hoạch triển khai Dự án 2 về Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững gắn với phát triển kinh tế

KHÁNH AN |

Với mục tiêu thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, nhiều địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân, hội viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng; tiếp cận thông tin về hỗ trợ sinh kế, vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình.