Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

TRÍ MINH |

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, cơ quan này vừa ban hành kế hoạch triển khai Dự án 2 về Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Mục đích của kế hoạch nhằm triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các dự án đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo.

Nhóm đối tượng được kế hoạch hướng đến là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi toàn tỉnh; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

Hộ gia đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm nghiên cứu, khoa học, công nghệ, kỹ thuật; cơ sở sản xuất, kinh doanh khác xây dựng, nhân rộng, phát triển mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mô hình giảm nghèo cho người nghèo.

Ưu tiên hỗ trợ các mô hình, dự án giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện nghèo; mô hình, dự án giảm nghèo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chủ trì thực hiện.

Theo đó, các nhóm đối tượng nêu trên sẽ được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ như: Xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. Tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ; dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm.

Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất; trong đó, ưu tiên sử dụng giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa, dịch vụ khác do người dân trực tiếp sản xuất tại địa bàn triển khai dự án.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.

Dự kiến tổng nguốn vốn thực hiện Dự án giai đoạn 2021 - 2025 là hơn 278 tỉ đồng và được phân bổ theo kế hoạch hàng năm. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan cấp tỉnh, nhất là các cơ quan đơn vị được UBND tỉnh phân công kết nghĩa với các xã, huyện miền núi và các địa phương (cấp huyện, cấp xã) tăng cường các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực hợp pháp khác để lồng ghép, bổ sung cùng với nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Dự án 2 đồng bộ, hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra.

Đảm bảo kịp thời, đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ của Dự án 2 quy định. Đồng thời, phải phù hợp với khả năng cân đối ngân sách tỉnh và các địa phương (cấp huyện, cấp xã), khả năng tham gia của các đối tượng trong thực hiện Chương trình.

Quá trình thực hiện phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch. Tạo điều kiện thuận lợi để người yếu thế, dễ bị tổn thương, có hoàn cảnh khó khăn được tham gia thực hiện mô hình, dự án giảm nghèo.

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững gắn với phát triển kinh tế

KHÁNH AN |

Với mục tiêu thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, nhiều địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân, hội viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng; tiếp cận thông tin về hỗ trợ sinh kế, vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình.

Thái Nguyên triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm nghèo bền vững

Vĩnh Hoàng |

Nhiều năm qua, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn cao, vì vậy, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giúp người dân giảm nghèo hiệu quả, bền vững.

Quảng Ninh về đích trước 3 năm chương trình giảm nghèo bền vững

BẢO BÌNH |

Đến nay, 100% xã đặc biệt khó khăn của Quảng Ninh đã có đường ôtô được bêtông hóa đến trung tâm xã; 177/177 xã phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 97,82% số hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

1.600 hộ dân nguy cơ bị cúp nước vì công ty cấp nước không biết tiền trong tài khoản đi đâu mất!

THANH TUẤN |

Công ty nước trây ỳ, kéo dài thời gian nộp thuế, buộc Cục thuế tỉnh Gia Lai phải thực hiện theo pháp luật về thi hành biện pháp cưỡng chế. Thay vì báo cáo trung thực, khách quan sự việc lên Huyện uỷ, UBND huyện Chư Sê thì lãnh đạo công ty lại cho rằng “không biết tiền trong tài khoản đi đâu mất”!.

Chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Ngày 14.11, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM cho hay vừa cứu sống nam bệnh nhân L.T.T (30 tuổi) bị đâm thủng tim bằng vật sắc nhọn do mâu thuẫn cá nhân. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc trụy mạch đe dọa tử vong với tỉ lệ cứu sống khoảng 10%.

Lùi thời gian thí điểm thẻ vé xe buýt điện tử liên thông ở Hà Nội

Tô Thế |

Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) vừa có thông báo lùi thời gian thí điểm thẻ vé xe buýt điện tử liên thông ở Hà Nội (trước đó dự kiến triển khai từ ngày 15.11.2023).

Thú y tỉnh Đồng Tháp phản hồi việc cấp giấy kiểm dịch cho trâu, bò nhập lậu

Nhóm PV |

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp xác nhận "Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh" được phản ánh trong bài "Hành trình trâu, bò lậu vượt biên từ Campuchia về Việt Nam” đăng trên Báo Lao Động, là do Chi cục cấp.

Giới thiệu nhân sự giữ chức Chủ tịch UBND và Trưởng Đoàn ĐBQH Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (14.11), Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức các hội nghị cán bộ chủ chốt, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021-2026 và chức danh Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh khóa XV tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững gắn với phát triển kinh tế

KHÁNH AN |

Với mục tiêu thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, nhiều địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân, hội viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng; tiếp cận thông tin về hỗ trợ sinh kế, vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình.

Thái Nguyên triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm nghèo bền vững

Vĩnh Hoàng |

Nhiều năm qua, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn cao, vì vậy, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giúp người dân giảm nghèo hiệu quả, bền vững.

Quảng Ninh về đích trước 3 năm chương trình giảm nghèo bền vững

BẢO BÌNH |

Đến nay, 100% xã đặc biệt khó khăn của Quảng Ninh đã có đường ôtô được bêtông hóa đến trung tâm xã; 177/177 xã phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 97,82% số hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.