Triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Y tế thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành quyết định số 264/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15.

Cụ thể, theo Quyết định số 264/QĐ-TTg, về rà soát văn bản pháp luật, Bộ Y tế rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Các bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính và các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Khám bệnh, chữa bệnh theo lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công và gửi về Bộ Y tế trong tháng 3.2023.

Bộ Y tế hoàn thành việc rà soát trong tháng 4.2023.

Về xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Khám bệnh, chữa bện thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15.

Về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh, tháng 3.2023, Bộ Y tế biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật và các văn bản thi hành Luật.

Năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ Y tế tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân, người hành nghề về các quy định về quyền và nghĩa vụ, các nội dung mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Tổ chức tập huấn triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh cho cán bộ thuộc các bộ, ngành trung ương, địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thi hành luật.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 thông qua ngày 9.1.2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2024.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 gồm 12 chương và 121 điều, có một số điểm mới cơ bản như: Nâng cao kỹ năng hành nghề, tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh…

Đáng chú ý, luật đã quy định mở rộng đối tượng hành nghề; thay đổi từ việc cấp giấy phép hành nghề theo văn bằng chuyên môn sang quy định cấp giấy phép hành nghề theo chức danh chuyên môn.

Để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, luật đã thay đổi từ 4 tuyến chuyên môn thành 3 cấp chuyên môn; cho phép phòng khám đa khoa tư nhân tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tổ chức giường lưu để theo dõi và điều trị người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ....

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Những điểm mới trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 3.2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của quyền Chủ tịch nước công bố Luật Khám bệnh, chữa bệnh vừa được kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV thông qua.

Sẽ xem xét, thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh tại kỳ họp bất thường lần 2

PHẠM ĐÔNG |

Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 5.1. Trong công tác xây dựng pháp luật, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Đề nghị cấm có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh và chữa bệnh

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội đề nghị cấm hành vi thu dung, khuyến mại người đến khám bệnh, chữa bệnh. Đặc biệt, cấm người nhà bệnh nhân sử dụng chất kích thích khi vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cấm có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh và chữa bệnh.

Giá lúa gạo, rau củ tăng gấp đôi nhờ AI

Anh Tuấn |

Thực tế cho thấy giá cả, năng suất của gạo, rau củ quả đều tăng khi ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.

Hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não bị Bộ Y tế tạm dừng sử dụng

Thu Trang |

Bộ Y tế vừa yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất. Trong số này có nhiều loại thuốc huyết áp, tuần hoàn não.

Xe tải mất lái lao vào quán nước, 7 người bị thương

Phương Linh |

Xe tải mất lái lao vào quán nước ven Quốc lộ 1 đoạn qua xã Ninh Thọ, Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) khiến nhiều người bị thương.

Việt Nam trả lời về khả năng nâng cấp quan hệ với Mỹ

Thanh Hà |

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 23.3, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời báo giới về khả năng nâng cấp quan hệ của Việt Nam - Mỹ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Những điểm mới trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 3.2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của quyền Chủ tịch nước công bố Luật Khám bệnh, chữa bệnh vừa được kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV thông qua.

Sẽ xem xét, thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh tại kỳ họp bất thường lần 2

PHẠM ĐÔNG |

Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 5.1. Trong công tác xây dựng pháp luật, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Đề nghị cấm có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh và chữa bệnh

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội đề nghị cấm hành vi thu dung, khuyến mại người đến khám bệnh, chữa bệnh. Đặc biệt, cấm người nhà bệnh nhân sử dụng chất kích thích khi vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cấm có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh và chữa bệnh.