Hiệu quả của Đề án tín dụng chính sách cho vay tiêu dùng

Dư Toán-TTXVN |

Gần đây, “tín dụng đen” nổi lên như một tệ nạn ở khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh túng quẫn. Nắm bắt được vấn đề này, tháng 2.2020, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án cho vay tiêu dùng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH. Qua đó, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn.

Gia đình ba người của chị Phạm Thị Tiếng, dân tộc Thái ở thôn Măng Tôn, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi từ nhiều năm nay vẫn ở trong một căn nhà nhỏ, không có nhiều tài sản đáng giá. Tai ương cứ nối nhau ập đến: Con trai bị gãy chân, chồng chị Tiếng là anh Đinh Văn Thìn bị tai nạn liệt hoàn toàn một bên người. Gia cảnh quá khó khăn khiến chị Tiếng không biết xoay xở thế nào để có tiền chữa bệnh cho chồng.

Giữa lúc cấp bách ấy, thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Măng Tôn, chị Tiếng biết được NHCSXH tỉnh Kon Tum có gói cho vay theo diện Đề án cho vay tiêu dùng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác. Chị đã nhanh chóng liên hệ và được cán bộ tín dụng hỗ trợ làm thủ tục, hồ sơ xin vay. Chỉ trong vòng 24 giờ, chị đã nhận được số tiền 30 triệu đồng để đưa chồng đi phẫu thuật.

Nhờ nguồn vốn vay từ Đề án cho vay tiêu dùng, anh Nguyễn Văn Lương ở xã Đắk Ngọc, huyện Đắk Hà yên tâm hơn trong lao động, sản xuất.
Nhờ nguồn vốn vay từ Đề án cho vay tiêu dùng, anh Nguyễn Văn Lương ở xã Đắk Ngọc, huyện Đắk Hà yên tâm hơn trong lao động, sản xuất.
Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Y Võ Thị Thu Hà cho biết, trên địa bàn xã có 11 hộ vay vốn tín dụng chính sách theo diện vay tiêu dùng, với tổng dư nợ đạt 260 triệu đồng. Đa số các hộ vay vốn theo gói tín dụng này đều thuộc nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo, có mức sống trung bình, phục vụ chủ yếu cho việc khám, chữa bệnh hoặc tai nạn. Thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, làng, các hộ dân cần tiền khẩn cấp sẽ viết đơn đề nghị, chính quyền địa phương cũng nhanh chóng xác minh và xác nhận đơn để người dân được thuận lợi trong việc vay vốn.

“Bà con nhân dân trên địa bàn rất vui mừng, phấn khởi khi biết được NHCSXH tỉnh có gói vay vốn tiêu dùng này. Thông qua đó, bà con nhân dân đã có nguồn vốn vay khẩn cấp mỗi khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, không phải đi vay nóng với lãi suất cao, nhất là đối với địa phương khu vực biên giới, có 17 dân tộc cùng sinh sống như Pờ Y”, bà Võ Thị Thu Hà chia sẻ thêm.

Trong khi đó, huyện Đăk Hà hiện có 31 hộ gia đình vay vốn tín dụng chính sách theo diện Đề án cho vay tiêu dùng, với tổng dư nợ đạt 810 triệu đồng. Thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Đoàn Kết, xã Đắk Ngọc, anh đã làm thủ tục để vay vốn NHCSXH 30 triệu đồng theo diện Đề án cho vay tiêu dùng. Cùng với sự hỗ trợ của các đơn vị, đoàn thể trong xã, số tiền trên đã giúp gia đình anh có đủ nguồn tài chính để phẫu thuật tim cho con.

Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Ngọc Đoàn Thị Hiền cho biết: Toàn xã có 12 hộ vay vốn tín dụng chính sách theo diện Đề án cho vay tiêu dùng, với tổng dư nợ đạt 360 triệu đồng. Các hộ dân vay vốn đều thuộc diện cần tiền khẩn cấp, ốm đau, bệnh tật, có điều kiện kinh tế, hoàn cảnh rất khó khăn. Qua đó, bà con nhân dân trên địa bàn xã đã giảm được tình trạng vay nóng, vay nặng lãi, tình trạng “tín dụng đen” đã không còn xảy ra.

Qua một năm triển khai, toàn tỉnh Kon Tum đã có 99 hộ gia đình vay vốn theo Đề án cho vay tiêu dùng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH với tổng dư nợ đạt trên 2,66 tỷ đồng. Đối tượng vay là hộ có mức sống trung bình, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Đến cuối tháng 2/2021, đã có 5 hộ trả nợ với số tiền 140 triệu đồng.

Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Chung cho biết: Đề án cho vay tiêu dùng là chương trình đặc thù, có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị, xã hội; là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh và cả hệ thống chính trị.

Qua 1 năm triển khai thực hiện, Đề án cho vay tiêu dùng đã đi vào cuộc sống, đạt được hiệu quả thiết thực, được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và được nhân dân đồng tình ủng hộ, giúp cho nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và cùng chung sức xây dựng, phát triển địa phương ngày càng vững mạnh.

Việc thực hiện Đề án có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, làm cho hộ vay giảm bớt khó khăn khi gặp biến cố trong cuộc sống. Là tỉnh đầu tiên thực hiện Đề án này, song nhờ việc đẩy mạnh tuyên truyền nên đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh.

Thời gian tới, NHCSXH tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh, cấp huyện bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung cho vay, đảm bảo các đối tượng có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Đồng thời, tiếp tục tăng cường phối hợp với MTTQ các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các cơ quan truyền thông, đặc biệt là phát hành tờ rơi đến tận thôn, làng, tổ dân phố Đề án cho vay tiêu dùng để nhân dân nắm bắt và thực hiện.

Dư Toán-TTXVN
TIN LIÊN QUAN

Tín dụng chính sách góp phần quan trọng đẩy lùi “tín dụng đen”

ANH HUY |

Tín dụng chính sách góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững. Từ đó, góp phần ngăn chặn, từng bước đẩy lùi “tín dụng đen”, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Tăng công lực cho phương thức truyền tải tín dụng chính sách

VIỆT HẢI |

99,56% tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện theo phương thức ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tương đương với 220.545 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,8% trong 5 năm qua. Nợ quá hạn giảm từ 0,38% năm 2014, đến 31/8/2020 còn 0,25%... Những con số này đã nói lên hiệu ứng của phương thức truyền tải tín dụng chính sách xã hội đặc thù và riêng có ở Việt Nam.

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững trên đất cố đô

Thùy Nhung |

Những năm qua, cùng với nguồn lực đầu tư của Đảng và Nhà nước, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một trong những động lực quan trọng giúp người dân Thừa Thiên - Huế vươn lên thoát nghèo. Đồng vốn chính sách là nguồn lực, là cơ hội để người dân thay đổi cuộc sống.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Tín dụng chính sách góp phần quan trọng đẩy lùi “tín dụng đen”

ANH HUY |

Tín dụng chính sách góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững. Từ đó, góp phần ngăn chặn, từng bước đẩy lùi “tín dụng đen”, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Tăng công lực cho phương thức truyền tải tín dụng chính sách

VIỆT HẢI |

99,56% tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện theo phương thức ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tương đương với 220.545 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,8% trong 5 năm qua. Nợ quá hạn giảm từ 0,38% năm 2014, đến 31/8/2020 còn 0,25%... Những con số này đã nói lên hiệu ứng của phương thức truyền tải tín dụng chính sách xã hội đặc thù và riêng có ở Việt Nam.

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững trên đất cố đô

Thùy Nhung |

Những năm qua, cùng với nguồn lực đầu tư của Đảng và Nhà nước, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một trong những động lực quan trọng giúp người dân Thừa Thiên - Huế vươn lên thoát nghèo. Đồng vốn chính sách là nguồn lực, là cơ hội để người dân thay đổi cuộc sống.