Hà Nội tập trung 5 trụ cột, 4 đột phá để phát triển

VƯƠNG TRẦN |

Đóng góp ý kiến với Quy hoạch Thủ đô các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, Quy hoạch cần xác định rõ những điểm nghẽn, khâu đột phá riêng, đặc thù của Hà Nội để có giải pháp trọng tâm triển khai, tháo gỡ.

Khơi thông những điểm nghẽn

Ngày 9.1, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh dự và chủ trì hội nghị.

Báo cáo tóm tắt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, GS.TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đại diện đơn vị tư vấn lập quy hoạch cho biết, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề xuất những điểm mới, có tính đột phá mạnh mẽ trong định hướng phát triển.

Theo đó, Quy hoạch đề xuất 5 quan điểm phát triển chung và 3 quan điểm về tổ chức không gian. Về quan điểm phát triển, nhấn mạnh rõ những yếu tố liên quan đến “tạo sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước cùng phát triển”; “phát triển bao trùm, nhanh và bền vững”; phát triển đô thị xanh; lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm của Thủ đô; phát triển bền vững trên nguyên tắc “thuận tự nhiên”; lấy tiêu chí phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kiểm soát chất lượng môi trường hướng đến mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0”.

Về tổ chức không gian, Quy hoạch Thủ đô tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực theo 5 tuyến hành lang và vành đai kinh tế, gắn với 5 trục phát triển; đồng thời, chú trọng phát triển 5 loại hình không gian: Không gian xây dựng; không gian ngầm; không gian số; không gian văn hóa; không gian công cộng (đặc biệt là không gian xanh).

Ngoài ra, Quy hoạch xác định 5 trụ cột phát triển Thủ đô bao gồm: Văn hóa và di sản; 3 chuyển đổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn); hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; xã hội số, kinh tế số, đô thị thông minh; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Quy hoạch còn xác định 4 đột phá phát triển, bao gồm: Đột phá về thể chế và quản trị; đột phá về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; đột phá về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và khai thác tài nguyên nhân văn; đột phá về đô thị, môi trường và cảnh quan.

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông

Cho ý kiến vào Quy hoạch Thủ đô, TS Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Quy hoạch cần xác định rõ vai trò, vị trí của thành phố Hà Nội trong giai đoạn này so với tiến trình mục tiêu Đại hội Đảng XIII đề ra.

Ông Sinh cũng cho rằng, quy hoạch đề cập các điểm nghẽn đúng với tất cả các địa phương, nhưng chưa nêu bật được điểm nghẽn riêng, đặc thù của Hà Nội, trong đó có thể kể đến như điểm nghẽn về giao thông ngầm và thể chế, cụ thể là mô hình quản trị đô thị.

Theo GS.TS Lã Ngọc Khuê - nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố then chốt, cần định hướng rõ rệt, biện pháp cụ thể cho giao thông đô thị thành phố Hà Nội. Ông Khuê kiến nghị xây dựng một chương trình hành động mang tính đột phá về phát triển giao thông công cộng Hà Nội cho 10 - 15 năm tới.

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Quy hoạch Thủ đô cần đánh giá rõ nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế, xác định điểm nghẽn đang cản trở phát triển của Hà Nội thời gian qua; xác định rõ hơn vai trò, vị thế, sứ mệnh của Hà Nội đối với sự phát triển của vùng.

Đồng thời, cần có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên, có tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra động lực mới, giá trị mới cho Hà Nội.

Những mục tiêu cụ thể

Báo cáo Quy hoạch Thủ đô đưa ra 20 mục tiêu cụ thể, bao gồm 6 mục tiêu về kinh tế; 5 mục tiêu về xã hội; 6 mục tiêu về môi trường; 2 mục tiêu về đô thị và nông thôn và 1 mục tiêu về quốc phòng, an ninh.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch thủ đô Hà Nội theo 5 tuyến hành lang và vành đai kinh tế

Đức Mạnh |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, trong các đột phá cho thủ đô Hà Nội, hạ tầng phải là ưu tiên số 1. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển giao thông đô thị nên có lộ trình loại bỏ phương tiện giao thông cũ, sử dụng nguyên liệu hoá thạch không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, dần dần chuyển sang sử dụng xe điện.

Hà Nội đang tập trung hoàn thiện 2 bản quy hoạch Thủ đô

Thu Giang |

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho biết, Hà Nội đang tập trung hoàn thiện đồng thời 2 bản quy hoạch lớn là Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô).

Hà Nội lấy ý kiến Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Thu Giang |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 246/KH-UBND về việc triển khai lấy ý kiến đối với dự thảo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tìm việc làm thêm trên mạng xã hội, nhiều người bị lừa tiền

Nhóm PV |

Thời gian qua, trên địa bàn các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh có nhiều người trở thành nạn nhận của các đối tượng lừa đảo thông qua các ứng dụng (app) với hình thức làm việc online tại nhà lương cao.

Bản tin công đoàn: Mức lương tối thiểu vùng dự kiến tăng bao nhiêu từ 1.7?

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Gần 1.800 phần quà Tết được trao tới công nhân; Nhiều thợ lò thu nhập 600 triệu đồng/năm; Mức thưởng Tết Nguyên đán 2024 cao nhất gấp 5,6 lần năm ngoái; Lương tối thiểu vùng theo tháng dự kiến tăng bao nhiêu theo đề xuất tăng 6% từ ngày 1.7.2024?

Indonesia dự tính xây tường biển 10 tỉ USD cứu thủ đô Jakarta

Thu Ánh |

Indonesia đang khôi phục kế hoạch xây dựng bức tường biển khổng lồ để cứu thủ đô Jakarta đang chìm với tốc độ nhanh hơn.

Tuyển sinh đại học năm 2024 - tăng chỉ tiêu, mở nhiều ngành mới

Thanh Hằng |

Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã thông tin về phương án tuyển sinh năm 2024 với một số sự thay đổi so với mùa tuyển sinh trước. Đáng chú ý là không xét học bạ, tăng chỉ tiêu xét tuyển cho các kỳ thi riêng, mở thêm ngành học mới.

Để lấy hóa đơn sau mỗi lần đổ xăng dần thành thói quen

Cường Ngô |

Theo quy định từ 1.1.2024 các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử từng lần bán. Đây là quy định tốt để tránh thất thoát thuế và dễ quản lý xăng dầu, nhất là xăng dầu nhập lậu, theo ghi nhận của Lao Động, nhiều cây xăng đã bắt đầu quen với quy định này.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội theo 5 tuyến hành lang và vành đai kinh tế

Đức Mạnh |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, trong các đột phá cho thủ đô Hà Nội, hạ tầng phải là ưu tiên số 1. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển giao thông đô thị nên có lộ trình loại bỏ phương tiện giao thông cũ, sử dụng nguyên liệu hoá thạch không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, dần dần chuyển sang sử dụng xe điện.

Hà Nội đang tập trung hoàn thiện 2 bản quy hoạch Thủ đô

Thu Giang |

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho biết, Hà Nội đang tập trung hoàn thiện đồng thời 2 bản quy hoạch lớn là Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô).

Hà Nội lấy ý kiến Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Thu Giang |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 246/KH-UBND về việc triển khai lấy ý kiến đối với dự thảo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.