Tìm việc làm thêm trên mạng xã hội, nhiều người bị lừa tiền

Nhóm PV |

Thời gian qua, trên địa bàn các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh có nhiều người trở thành nạn nhận của các đối tượng lừa đảo thông qua các ứng dụng (app) với hình thức làm việc online tại nhà lương cao.

Chiêu lừa đảo khiến lao động “sập bẫy”

Đánh vào tâm lý nhiều người muốn tìm việc làm để kiếm thêm thu nhập, các đối tượng lừa đảo đã tung chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”, “làm việc online”, “làm việc tại nhà lương cao”... để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Chị Nguyễn Thị Thanh Hương (SN 1984, trú tại phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình) cho biết, chị làm công nhân tại một công ty may mặc (thuộc Khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viên, Ninh Bình), do công ty thiếu đơn hàng nên cắt giảm lao động, trong lúc chờ tìm việc làm mới, tình cờ một lần chị lên mạng xã hội Facebook thì thấy có thông tin đăng tuyển nhân viên làm việc online tại nhà với mức lương từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/ngày.

“Ban đầu, bọn chúng yêu cầu tôi nạp số tiền 500.000 đồng để làm nhiệm vụ, sau khi hoàn thành sẽ nhận về số tiền 1 triệu đồng. Sau đó ứng dụng liên tục báo lỗi, không nhận được tiền về và khi số tiền đã nạp lên đến gần 40 triệu đồng, tôi mới nhận ra mình bị lừa và trình báo cơ quan công an” - chị Hương kể lại.

Mới đây, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Thanh (SN 1985, trú tại thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hơn 200 người, với tổng số tiền gần 2 tỉ đồng.

Theo điều tra ban đầu, Thanh là đối tượng không có công ăn việc làm ổn định, nhưng đi đâu Thanh cũng giới thiệu mình có mối quan hệ thân quen với nhiều người và có thể xin được vào làm việc tại các công ty lớn, với mức lương từ 10 triệu đến 30 triệu đồng (tùy từng vị trí việc làm).

Để được vào các công ty làm việc, mỗi người phải đặt cọc từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, sau 3 tháng đi làm, công ty sẽ trả lại tiền đặt cọc. Tin lời Thanh, nhiều người đã chuyển tiền đặt cọc.

Công an TP Vinh, Nghệ An vừa tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Kỳ Linh (SN 1981, trú tại xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Linh “nổ” bản thân có thể “xin việc”, “xin chuyển trường” để lừa đảo các nạn nhân. Bước đầu, cơ quan Công an làm rõ, từ năm 2022 đến thời điểm bị bắt, Nguyễn Kỳ Linh đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 5 nạn nhân với số tiền 770 triệu đồng.

Tương tự, tại Hà Tĩnh, Công an thị xã Kỳ Anh cũng vừa khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Phan Minh Thiện (SN 1997, trú tại xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức đưa người đi xuất khẩu lao động...

Cảnh báo từ cơ quan chức năng

Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện lãnh đạo Công an TP Ninh Bình cho biết, các đối tượng lừa đảo lên mạng xã hội Zalo, Facebook… để đăng tải các thông tin quảng cáo tuyển cộng tác viên làm việc tại nhà, làm việc online...

Sau đó đối tượng sẽ hướng dẫn nạn nhân truy cập vào địa chỉ trên website và hướng dẫn cài đặt app về máy điện thoại hoặc máy tính.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, vài lần đầu nạn nhân sẽ được nhận số tiền gốc và lãi ảo rất cao (20 - 40%) để bị hại tin tưởng...

Theo Sở LĐTBXH tỉnh Nghệ An, thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo đăng tải thông tin tuyển dụng lao động thời vụ tại Nghệ An đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc theo visa E8. Đây là thông tin không chính xác, đề nghị người dân cảnh giác.

Tại Hà Tĩnh, Sở LĐTBXH tỉnh này cũng đã có văn bản khuyến cáo người lao động trên địa bàn tỉnh không nghe theo tổ chức, cá nhân giới thiệu, quảng cáo về dịch vụ đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước - bởi đến nay tỉnh Hà Tĩnh chưa ký kết chương trình này với các địa phương của Hàn Quốc.

Chính vì vậy, Sở LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh đề nghị UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng LĐTBXH phối hợp với các đơn vị liên quan để tuyên truyền.

Đồng thời, thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin từ cơ sở để kịp thời thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Vụ 79 biệt thự trái phép ở Phú Quốc: Bắt 2 bị can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

NGUYÊN ANH |

Bao chiếm 15.000m2 đất tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, các đối tượng đã phân lô, bán trái phép cho nhiều người thu lợi bất chính số tiền hơn 15 tỉ đồng.

12 năm tù cho đối tượng lừa đảo để chiếm đoạt tiền chạy án

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Nói dối là quen biết với lãnh đạo công an tỉnh, công an huyện, đối tượng đã yêu cầu bị hại chuyển tổng cộng 450 triệu đồng để chạy án, rồi chiếm đoạt tiêu xài cá nhân.

Nhiều thủ đoạn mới lừa đảo bán vé máy bay dịp Tết

Khánh An |

Lợi dụng thời điểm cuối năm khi nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, nhiều đối tượng đã lập các trang web giả mạo để bán vé tàu, vé máy bay. Không ít người dân đã rơi vào bẫy lừa đảo này.

Bắt nhóm nguyên cán bộ dùng sổ đỏ giả lừa đảo hàng chục tỉ đồng từ tín dụng đen

Khánh Linh |

Hoà Bình - Nhóm đối tượng nguyên là cán bộ UBND xã Đồng Tâm, cán bộ UBND huyện Lạc Thuỷ đã lấy thông tin thửa đất, liên kết với các đơn vị bên ngoài làm sổ đỏ giả để thế chấp vay nặng lãi, chiếm đoạt 22 tỉ đồng.

Hàng loạt chiêu lừa đảo mới xuất hiện dịp cuối năm

HỮU CHÁNH |

Dịp cuối năm, khi nhu cầu mua sắm, tìm việc làm thêm tăng cao thì cũng là lúc xuất hiện các chiêu thức lừa đảo mới, với các kịch bản vô cùng tinh vi.

Cụ bà 78 tuổi suýt bị đối tượng tự xưng công an lừa đảo gần 400 triệu đồng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Bà T sau khi nghe cuộc điện thoại xưng công an, yêu cầu chuyển tiền liền đi rút 2 sổ tiết kiệm và bán 3 chỉ vàng được gần 400 triệu đồng để chuyển khoản cho đối tượng lừa đảo nhưng đã được nhân viên ngân hàng cùng công an ngăn kịp thời.

Muốn lấy lại tiền lại bị lừa đảo mất thêm tiền

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Nhiều người mất tiền, vì có nhu cầu muốn lấy lại nên tiếp tục bị lừa đảo, mất thêm tiền.

Toàn cảnh 2 dự án cao tốc hơn 20.000 tỉ đồng dự kiến thông xe năm 2024

Bảo Bình |

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2017-2020, dự kiến đưa vào khai thác năm 2024.

Vụ 79 biệt thự trái phép ở Phú Quốc: Bắt 2 bị can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

NGUYÊN ANH |

Bao chiếm 15.000m2 đất tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, các đối tượng đã phân lô, bán trái phép cho nhiều người thu lợi bất chính số tiền hơn 15 tỉ đồng.

12 năm tù cho đối tượng lừa đảo để chiếm đoạt tiền chạy án

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Nói dối là quen biết với lãnh đạo công an tỉnh, công an huyện, đối tượng đã yêu cầu bị hại chuyển tổng cộng 450 triệu đồng để chạy án, rồi chiếm đoạt tiêu xài cá nhân.

Nhiều thủ đoạn mới lừa đảo bán vé máy bay dịp Tết

Khánh An |

Lợi dụng thời điểm cuối năm khi nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, nhiều đối tượng đã lập các trang web giả mạo để bán vé tàu, vé máy bay. Không ít người dân đã rơi vào bẫy lừa đảo này.

Bắt nhóm nguyên cán bộ dùng sổ đỏ giả lừa đảo hàng chục tỉ đồng từ tín dụng đen

Khánh Linh |

Hoà Bình - Nhóm đối tượng nguyên là cán bộ UBND xã Đồng Tâm, cán bộ UBND huyện Lạc Thuỷ đã lấy thông tin thửa đất, liên kết với các đơn vị bên ngoài làm sổ đỏ giả để thế chấp vay nặng lãi, chiếm đoạt 22 tỉ đồng.

Hàng loạt chiêu lừa đảo mới xuất hiện dịp cuối năm

HỮU CHÁNH |

Dịp cuối năm, khi nhu cầu mua sắm, tìm việc làm thêm tăng cao thì cũng là lúc xuất hiện các chiêu thức lừa đảo mới, với các kịch bản vô cùng tinh vi.

Cụ bà 78 tuổi suýt bị đối tượng tự xưng công an lừa đảo gần 400 triệu đồng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Bà T sau khi nghe cuộc điện thoại xưng công an, yêu cầu chuyển tiền liền đi rút 2 sổ tiết kiệm và bán 3 chỉ vàng được gần 400 triệu đồng để chuyển khoản cho đối tượng lừa đảo nhưng đã được nhân viên ngân hàng cùng công an ngăn kịp thời.

Muốn lấy lại tiền lại bị lừa đảo mất thêm tiền

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Nhiều người mất tiền, vì có nhu cầu muốn lấy lại nên tiếp tục bị lừa đảo, mất thêm tiền.