Hà Nội huy động máy móc tháo dỡ du thuyền trên hồ Tây

PHẠM ĐÔNG |

Lực lượng chức năng đã huy động máy móc và hàng chục công nhân cưỡng chế, di dời một chiếc bến cập du thuyền, sàn bị chìm đã hoen gỉ gây mất cảnh quan tại khu vực Đầm Bảy (phường Nhật Tân) ra khỏi hồ Tây.

Sáng 27.4, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức thực hiện cưỡng chế trục vớt, thanh thải tài sản bị chìm đắm (bến cập du thuyền), tại khu vực tiếp giáp Đầm Bẩy, phường Nhật Tân của Công ty cổ phần Sông Potomac ra khỏi hồ Tây để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo Quyết định số 88/QĐ-XPHC ngày 11.11.2022 và Quyết định số 117/QĐ-CCXP ngày 30.12.2022 về việc cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả.

Theo đó, UBND quận Tây Hồ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức di chuyển toàn bộ tàu, thuyền, phương tiện nổi của các doanh nghiệp về neo đậu tại khu vực Đầm Bảy. Đồng thời, liên tục tổ chức tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp chấp hành di dời các phương tiện ra khỏi hồ Tây.

Bến cập tàu đã bị chìm một phần trên hồ Tây. Ảnh: Phạm Đông
Bến cập tàu đã bị chìm một phần trên hồ Tây. Ảnh: Phạm Đông

Tại khu vực hồ Đầm Bảy hiện vẫn còn 4 phương tiện có kích thước và tải trọng bản thân lớn (3 tàu, 1 sàn) của 2 doanh nghiệp chưa chấp hành di dời ra khỏi hồ Tây. Trong đó, Công ty cổ phần Nhà nổi Hồ Tây có 2 phương tiện (tàu Nàng tiên cá 1 – Taboo, tàu Nàng tiên cá 2); Công ty cổ phần Sông Potomac có 2 phương tiện (bến cập du thuyền – sàn bị chìm, tàu Potomac).

Theo lãnh đạo UBND phường Nhật Tân, chính quyền đã sử dụng 2 máy cẩu loại 80 tấn và 65 tấn; các thiết bị cắt, hàn hơi, sà lan và hàng chục nhân lực để di dời, trả lại sự thông thoáng, sạch sẽ cho hồ Tây.

Ông Công Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, UBND quận Tây Hồ, hôm nay phường Nhật Tân đã tổ chức tháo dỡ, di dời một chiếc bến cập đã bị chìm theo các quyết định đã ban hành.

Công nhân tháo dỡ các vật nổi trên mặt hồ Tây. Ảnh: Phạm Đông
Công nhân tháo dỡ các vật nổi trên mặt hồ Tây. Ảnh: Phạm Đông
Công nhân tháo dỡ các vật nổi trên mặt hồ Tây. Ảnh: Phạm Đông

"Chúng tôi sẽ tập trung thực hiện tháo dỡ bắt đầu từ ngày hôm nay cho đến lúc nào xong thì dừng lại, kể cả vào những kỳ nghỉ lễ. Thời gian này, chúng tôi sẽ tập trung thực hiện giải quyết dứt điểm đối với cái bến cập du thuyền.

Bước đầu, chúng tôi tập trung thực hiện quyết định áp dụng cách cưỡng chế khắc phục hậu quả đối với bến cập du thuyền, phần sàn chìm của Công ty cổ phần Potomac sau đó sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch để di chuyển, di dời, tháo dỡ nốt các phương tiện còn lại của Công ty cổ phần nhà nổi Hồ Tây", ông Tuấn nhấn mạnh.

Việc tháo dỡ sẽ thực hiện liên tục đến khi hoàn thành. Ảnh: Phạm Đông
Việc tháo dỡ sẽ thực hiện liên tục đến khi hoàn thành. Ảnh: Phạm Đông
Việc tháo dỡ sẽ thực hiện liên tục đến khi hoàn thành. Ảnh: Phạm Đông

Theo ông Tuấn, trong quá trình thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ việc di dời các chủ phương tiện không hợp tác với UBND phường. Ngoài ra, về mặt hồ sơ thiết kế và tải trọng, kích thước của du thuyền cũng rất lớn.

Do vậy, UBND phường vẫn đang liên hệ với đăng kiểm để xin toàn bộ thiết kế để lập phương án tháo dỡ một cách chi tiết, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình tổ chức tháo dỡ, di dời ra khỏi hồ Tây

Trước đó, năm 2017, UBND TP Hà Nội yêu cầu chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng, khai thác thủy sản trong phạm vi quản lý hồ Tây, di chuyển các tàu, thuyền, phương tiện nổi về một vị trí tập kết và xây dựng kế hoạch tháo dỡ.

Việc này dẫn đến các du thuyền bị bỏ hoang, do các chủ sở hữu không muốn tốn thêm chi phí tháo dỡ, di dời.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Dịch vụ cho thuê xe đạp ở Hồ Tây luôn "cháy xe" vào cuối tuần

Thu Hiền |

Dù chưa bước vào mùa hè nhưng số lượng người dân sử dụng dịch vụ đạp xe ở hồ Tây tăng cao, cũng nhờ thế mà nhiều tiểu thương cho thuê xe đạp trên phố Trích Sài (Tây Hồ, Hà Nội) kiếm 5-7 triệu đồng/ngày.

Khai thác mặt nước hồ Tây: Thận trọng cấp phép, tránh biến dạng cảnh quan

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội muốn hồ Tây phát triển nhiều dịch vụ du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thể thao, bay dù lượn, kinh doanh sân tập golf... Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng thành phố cần thận trọng trong việc lựa chọn các loại hình dịch vụ sẽ triển khai.

Bí thư Hà Nội: Không xem xét đưa du thuyền hồ Tây hoạt động trở lại

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, quan điểm chỉ đạo của Thường trực Thành ủy đối với công tác quản lý hồ Tây là trước mắt không xem xét đưa du thuyền hoạt động trở lại.

Bên trong khách sạn sang trọng U22 Việt Nam đóng quân tại SEA Games 32

Chi Trần |

Tuyển U22 Việt Nam sẽ đóng quân tại khách sạn Phnom Penh trong quá trình thi đấu ở SEA Games 32, nơi này không nhận thêm khách cho đến 18.5.

Metro số 1 sắp hoàn thành, người dân đi thế nào đến các ga?

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh – Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) hiện hoàn thành 95% khối lượng và dự kiến hoàn thành cuối năm nay, chạy thương mại đầu năm 2024. Để tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh khai thác hiệu quả, có nhiều người sử dụng thì việc tạo điều kiện cho người dân đi và đến nhà ga rất quan trọng.

Loạt doanh nghiệp thép lãi "mỏng" như tờ giấy

Thanh Giang |

Nhiều doanh nghiệp ngành thép công bố kết quả kinh doanh quý I/2022 có lãi giảm sâu, thậm chí thua lỗ trong bối cảnh doanh thu sụt giảm, giá vốn bán hàng có xu hướng tăng mạnh.

Góc tối đằng sau nhà hàng của thánh rắc muối Salt Bae

Quý An (theo Insider) |

Phân biệt quốc tịch, quấy rối tình dục, ăn chặn tiền lương... là những gì nhiều cựu nhân viên từng làm việc tại chuỗi nhà hàng Nusr-Et của Salt Bae kể lại.

Độc tính trong 14 sản phẩm siro ho bị nghiêm cấm sử dụng nguy hiểm ra sao

ThS.DS Nguyễn Nguyệt Minh- Khoa Dược, Bệnh viện Nhi Trung ương |

Theo rà soát của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược), 14 sản phẩm siro ho bị cấm tại một số quốc gia chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và cũng chưa được cấp giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Hà Nội: Dịch vụ cho thuê xe đạp ở Hồ Tây luôn "cháy xe" vào cuối tuần

Thu Hiền |

Dù chưa bước vào mùa hè nhưng số lượng người dân sử dụng dịch vụ đạp xe ở hồ Tây tăng cao, cũng nhờ thế mà nhiều tiểu thương cho thuê xe đạp trên phố Trích Sài (Tây Hồ, Hà Nội) kiếm 5-7 triệu đồng/ngày.

Khai thác mặt nước hồ Tây: Thận trọng cấp phép, tránh biến dạng cảnh quan

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội muốn hồ Tây phát triển nhiều dịch vụ du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thể thao, bay dù lượn, kinh doanh sân tập golf... Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng thành phố cần thận trọng trong việc lựa chọn các loại hình dịch vụ sẽ triển khai.

Bí thư Hà Nội: Không xem xét đưa du thuyền hồ Tây hoạt động trở lại

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, quan điểm chỉ đạo của Thường trực Thành ủy đối với công tác quản lý hồ Tây là trước mắt không xem xét đưa du thuyền hoạt động trở lại.