Góc tối đằng sau nhà hàng của thánh rắc muối Salt Bae

Quý An (theo Insider) |

Phân biệt quốc tịch, quấy rối tình dục, ăn chặn tiền lương... là những gì nhiều cựu nhân viên từng làm việc tại chuỗi nhà hàng Nusr-Et của Salt Bae kể lại.

Nusret Gökçe, được biết đến với cái tên Salt Bae, nổi tiếng với những video gây thích thú. Mọi chuyện bắt đầu năm 2017, khi bậc thầy thịt bò người Thổ Nhĩ Kỳ gây sốt trên internet qua một video với nội dung rắc muối độc đáo. Với những gì truyền thông mang lại cho mình, Salt Bae mở rộng đế chế nhà hàng với 22 chi nhánh khắp thế giới với tên gọi Nusr-Et.

Tuy nhiên, đã có nhiều nhân viên từng làm việc tại Nusr-Et đã tiết lộ những góc tối đằng sau vẻ hào nhoáng của chuỗi nhà hàng do Nusret Gökçe làm chủ.

Đã có 7 vụ kiện ở hai thành phố diễn ra. Các cuộc phỏng vấn với 9 nhân viên cũ từ 6 nhà hàng của Gökçe miêu tả anh ta như “một bạo chúa bị ám ảnh bởi sự giàu có và dư dả”. Ngoài các cáo buộc về ăn chặn tiền lương và vi phạm luật lao động, các cựu nhân viên đã mô tả môi trường làm việc chứa đầy “sự kỳ thị và phân biệt đối xử”.

Salt Bae từng gây sốt trên Internet với kiểu rắc muối lên thịt bò không giống ai. Ảnh: Youtube
Nusret Gökçe (Salt Bae) từng gây sốt trên Internet với kiểu rắc muối lên thịt bò không giống ai. Ảnh: Youtube

"Bạn cảm thấy như mình bị đối xử tệ hơn rất nhiều và không thực sự được tôn trọng" - một nữ nhân viên đặt bàn từng làm tại nhà hàng Nusr-Et chi nhánh Miami (Mỹ) kể lại.

Các nhân viên cũ cũng cáo buộc rằng họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử vì họ không phải là người Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi những nhân viên đồng hương với Gökçe được đối xử ưu ái hơn.

Trong một đơn khiếu nại được gửi vào tháng 11.2021, Angelo Maher, một phục vụ bàn tại Nusr-Et New York, tuyên bố rằng anh ta đã bị sa thải vào năm 2020 sau khi lên tiếng phản đối cái mà anh ta gọi là "sự phân biệt đối xử trong công việc dựa trên quốc tịch". Theo hồ sơ của tòa án, bất chấp “thành tích tốt trước đó”, Maher đã không được gọi lại đi làm sau đợt dịch COVID-19, khác với những đồng nghiệp người Thổ Nhĩ Kỳ.

Maher, một người Latinh, cũng cáo buộc các nhân viên Thổ Nhĩ Kỳ không bị khiển trách vì những sai lầm của họ như các đồng nghiệp khác quốc tịch.

Cũng theo lời kể của Maher, anh từng bị một đồng nghiệp gọi là "đồ Tây Ban Nha" và đã phải chịu "sự đau khổ về tinh thần và thể chất" tại chỗ làm "bị đe dọa về thể chất và phân biệt đối xử nhắm vào những nhân viên không phải người Thổ Nhĩ Kỳ". Vụ kiện do Maher là nguyên đơn đang diễn ra.

Không chỉ bị cáo buộc phân biệt đối xử theo quốc tịch, nhiều cựu nhân viên nữ của nhà hàng Nusr-Et cũng kể lại từng bị yêu cầu mặc trang phục hở hang và bị các đồng nghiệp nam quấy rối.

Một nhân viên đặt bàn tại Nusr-Et Miami cho biết, trong khi cô mặc đồng phục tiêu chuẩn, một số đồng nghiệp nữ được yêu cầu mặc những bộ váy trông giống như họ đang "đến hộp đêm".

Elizabeth Cruz, một cựu nhân viên pha chế tại Nusr-Et New York, cáo buộc rằng cô đã được tổng giám đốc yêu cầu thay "váy ngắn, giày cao gót và áo hở hang" vào ngày đầu tiên đi làm - theo đơn khiếu nại được gửi trong tháng 11.2021. Sau khi người quản lý phát hiện ra Cruz là người Dominica, anh ta được cho là đã nói với Cruz: "Vợ tôi là người Dominica. Tôi biết phụ nữ các bạn như thế nào" - điều mà Cruz coi là bị quấy rối tình dục.

Dù tổn thương tinh thần, Cruz vẫn làm theo yêu cầu của người quản lý. Đơn kiện cho biết, các đồng nghiệp nam bắt đầu quấy rối cô. Một đồng nghiệp nói với Cruz rằng cô ấy nên làm vũ nữ thoát y. Một người khác thì nài nỉ hẹn hò, thậm chí còn bám đuôi Cruz về nhà vào một buổi tối bất chấp lời cầu xin của cô rằng hãy dừng lại.

Trong đơn khiếu nại của Cruz, cô cũng đề cập đến việc bị phân biệt đối xử theo quốc tịch, khi các nữ nhân viên người Thổ Nhĩ Kỳ không phải mặc quần áo hở hang.

Làm việc được hai tuần, Cruz bị sa thải sau khi lên tiếng yêu cầu được mặc đồng phục tiêu chuẩn gồm quần dài và áo sơ mi cài khuy. Trong vụ kiện của mình, Cruz cáo buộc rằng cô đã bị chấm dứt hợp đồng để trả đũa Nusr-Et. Vụ kiện của Cruz cũng đang diễn ra.

Trong một vụ kiện khác được đệ trình vào tháng 1.2020, Melissa Compere, một cựu nhân viên tại Nusr-Et Miami, cho biết cô không được thăng chức vì giới tính của mình dù bằng cấp chứng nhận học vấn cao.

Compere và nhà hàng đã đạt được một thỏa thuận hòa giải bí mật vào năm 2021. Các luật sư của Nusret Gökçe (Salt Bae) đã bác bỏ cáo buộc của Compere.

Trước những cáo buộc, Nusret Gökçe không đưa ra phát ngôn. Christy Reuter, luật sư đại diện cho cá nhân Gökçe và các công ty của đầu bếp này tuyên bố: "Các cáo buộc thực sự chẳng khác gì việc nhai lại các vụ kiện cũ, nơi các khiếu nại đã được giải quyết từ lâu".

Quý An (theo Insider)
TIN LIÊN QUAN

Hơn 30.000 doanh nghiệp FDI vẫn hưởng ưu đãi thuế như trước đây

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 28.4, theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, hiện chỉ có khoảng 1.017 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Còn hơn 30.000 doanh nghiệp FDI vẫn được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như trước đây.

Hà Nội: Nhà hàng "găm" gần 500 lít rượu không rõ nguồn gốc để phục vụ khách

Tô Thế |

Hà Nội - Lực lượng chức năng bất ngờ kiểm tra một nhà hàng trên địa bàn huyện Chương Mỹ thì phát hiện chủ nhà hàng “găm” gần 500 lít rượu ngâm không rõ nguồn gốc để phục vụ thực khách đến ăn uống tại đây.

Người dân Sầm Sơn hối hả tân trang nhà hàng khách sạn để đón khách

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày này, người dân tại thành phố biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang hối hả mang vật dụng, bàn ghế, xoong nồi, bát đũa… ra lau dọn để sẵn sàng cho một mùa du lịch hè 2023 sắp tới. Tại đây, nhiều cơ sở đang “chạy đua” với thời gian, hoàn thành trước ngày khai trương lễ hội du lịch biển Sầm Sơn.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Hơn 30.000 doanh nghiệp FDI vẫn hưởng ưu đãi thuế như trước đây

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 28.4, theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, hiện chỉ có khoảng 1.017 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Còn hơn 30.000 doanh nghiệp FDI vẫn được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như trước đây.

Hà Nội: Nhà hàng "găm" gần 500 lít rượu không rõ nguồn gốc để phục vụ khách

Tô Thế |

Hà Nội - Lực lượng chức năng bất ngờ kiểm tra một nhà hàng trên địa bàn huyện Chương Mỹ thì phát hiện chủ nhà hàng “găm” gần 500 lít rượu ngâm không rõ nguồn gốc để phục vụ thực khách đến ăn uống tại đây.

Người dân Sầm Sơn hối hả tân trang nhà hàng khách sạn để đón khách

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày này, người dân tại thành phố biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang hối hả mang vật dụng, bàn ghế, xoong nồi, bát đũa… ra lau dọn để sẵn sàng cho một mùa du lịch hè 2023 sắp tới. Tại đây, nhiều cơ sở đang “chạy đua” với thời gian, hoàn thành trước ngày khai trương lễ hội du lịch biển Sầm Sơn.