Hà Nội: Chủ nhà hàng vùng cam càng cố càng lỗ, quán xá vùng vàng thấp thỏm

Phạm Đông |

Hà Nội - Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh ăn uống lo lắng khi thành phố liên tục mở rộng địa bàn dừng hoạt động không thiết yếu. Thậm chí, nhiều người phải đắn đo, lựa chọn giữa việc đóng hay tiếp tục mở hàng quán để duy trì kinh doanh bởi “càng cố càng lỗ”.

Thiệt hại chồng chất, càng cố càng lỗ

Không còn được bán ăn uống tại chỗ, anh Hoàng Tuấn Long - chủ cửa hàng bán đồ nướng tại 85 Xuân La (quận Tây Hồ) - buộc phải thay đổi hình thức kinh doanh, chuyển sang bán hàng mang về và đóng cửa trước 21h hàng ngày. Không còn khách đến ăn tận nơi, anh Long cũng phải chạy đôn chạy đáo để ship hàng cho khách. 

Anh Long vốn là giám đốc một công ty du lịch. Dịch COVID-19 khiến anh phải đóng cửa công ty. Sau một năm thất nghiệp, anh Long dành dụm tiền đầu tư thuê, sửa sang mặt bằng mở cửa hàng chè. Kinh doanh được vài tháng thì đợt dịch thứ tư ào đến, anh chuyển sang bán online cầm cự cả năm nay. Sau khi có Nghị quyết 128 thích ứng linh hoạt với dịch, anh mở thêm mảng bán đồ nướng. 

Vật vã tuyển dụng người làm, đầu tư thiết bị bếp núc, bàn ghế... quán mở chưa đầy 2 tuần, anh thất thần nghe thông báo quận Tây Hồ thành vùng cam, các quán hàng ăn uống dừng bán tại chỗ. Thiệt hại chồng chất thiệt hại, càng cố càng lỗ...

Cửa hàng anh Long chuyển sang bán mang về và ship cho khách.
Cửa hàng anh Long vắng lặng vì dừng bán hàng tại chỗ.

Theo anh Long, việc dừng bán hàng tại chỗ ảnh hưởng rất nhiều tới việc kinh doanh của quán, thay đổi thói quen của khách và đặc biệt là mất đi nguồn thu.

“Người dân chúng tôi rất hoang mang khi không biết việc dừng bán hàng tại chỗ này sẽ kéo dài đến bao giờ. Dù đóng hay mở như hiện tại thì gia đình tôi vẫn phải lo gánh nặng tiền thuê nhà, thuê mặt bằng. Ví dụ, nếu giãn cách như trước mà gặp chủ cửa hàng tốt sẽ được giảm, thậm chí miễn tiền thuê nhà. Còn vẫn mở bán mang về như này sẽ rất khó khăn, khó mà được hỗ trợ” - anh Long chia sẻ.

Một thực trạng nữa cũng được anh Long nêu ra, đó là việc cửa hàng phải đối mặt với việc thiếu nhân sự, thiếu lao động khi được mở lại. Bởi hiện tại, nếu cho nhân viên nghỉ việc, lực lượng này sẽ tìm việc khác, thậm chí về quê. Do đó, dù khó khăn nhưng cửa hàng của anh và những đồng nghiệp khác vẫn buộc phải duy trì.

Cũng theo anh Long, việc đóng mở cửa hàng phập phù làm mất đi thói quen khách hàng, từ đó làm mất khách. Không những vậy, việc chống dịch như khi giãn cách xã hội này không còn phát huy tác dụng, bởi nếu một số địa bàn như Tây Hồ, Đống Đa… hạn chế dịch vụ thì người dân ở đây có thể đến nơi khác dùng dịch vụ. Ngược lại, nhiều người từ địa bàn khác hàng ngày sẽ đến hai quận này để làm việc, giao lưu.

Anh Vũ Ngọc Toàn - chủ quán cơm sườn trên phố Thuỵ Khuê.
Anh Vũ Ngọc Toàn - chủ quán cơm sườn trên phố Thuỵ Khuê.

Cùng chung lo lắng như anh Long, anh Vũ Ngọc Toàn - chủ quán cơm trên phố Thuỵ Khuê (quận Tây Hồ) - chia sẻ, nếu bán tại chỗ, mỗi ngày gia đình anh có khoảng 600 - 700 khách nhưng khi được bán mang về, số lượng giảm đi chỉ còn khoảng 300 suất. 

Với 9 năm bán hàng, đây có lẽ là năm khó khăn nhất đối với cửa hàng của anh. Bởi trong năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên cửa hàng lúc đóng, lúc mở. Sau khi giãn cách, gia đình anh Toàn cố gắng duy trì nên gần như không có lãi, chỉ đủ tiền thuê mặt bằng và lương nhân viên.

Bởi theo anh, trước đó, trong lần giãn cách xã hội toàn thành phố, người dân nghĩ chỉ đóng 1 thời gian ngắn nhưng không ngờ lại kéo rất lâu. Việc này khiến các cửa hàng kinh doanh không thể gượng dậy nếu cứ phải liên tục đóng - mở như vậy.

Cũng theo ghi nhận tại những khu vực nguy cơ cao, để tránh phát sinh chi phí nhiều chủ cửa hàng, quán cà phê đã chọn cách dừng hẳn kinh doanh.

Khu vực vùng cam chỉ được bán hàng mang về.
Khu vực vùng cam chỉ được bán hàng mang về.

Quán vùng vàng thấp thỏm

Trong tâm trạng thấp thỏm, bà Nguyễn Thị Thuý - chủ một quán cơm ở phố Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) - cho biết, quán cơm của bà bắt đầu mở cửa trở lại sau ngày giãn cách. Do phải nghỉ dịch, khi mở lại, cơ sở của bà Thuý thiếu 50% người làm. Tại thời điểm đó, nhiều lao động ngoại tỉnh chưa thể lên kịp và một số người ở bộ phận ship nhưng chưa được tiêm vaccine. 

Theo bà Thuý, việc Hà Nội thay đổi cấp độ dịch liên tục như hiện nay khiến các cơ sở kinh doanh dịch vụ như bà rất phập phồng lo lắng. Do đó, nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng cao, các quận trung tâm đồng loạt đóng cửa dịch vụ không thiết yếu sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Chính vì vậy, bà đề xuất việc các địa bàn nâng cấp độ dịch theo số ca nhiễm chỉ nên để người dân cảnh giác cao hơn, thực hiện nghiêm 5K.

Nhiều cửa hàng trên phố Cầu Giấy phập phồng lo lắng vì dịch.
Nhiều cửa hàng trên phố Cầu Giấy thấp thỏm lo lắng vì dịch.

Anh Nguyễn Văn Nam - chủ quán cà phê trên phố Trung Kính (quận Cầu Giấy) - cho hay, mới đây quán cũng phải sửa sang lại nội thất với số tiền gần 30 triệu đồng. Do đó, nếu chỉ bán mang về đơn thuần với các shipper dịch vụ, số vốn đầu tư này coi như mất trắng. Đặc biệt, chi phí thuê mặt bằng hằng tháng của cửa hàng cũng đến hơn 15 triệu đồng.

“Cứ cuối tuần là tôi phải thấp thỏm chờ Hà Nội công bố cấp độ dịch. Chỉ mong sao địa bàn vẫn an toàn để hàng quán được duy trì” - anh Nam nói.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội thêm 1.887 ca COVID-19 mới, quận Hoàng Mai vẫn là điểm nóng nhất

Thùy Linh |

Hà Nội - Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 18h ngày 25.12 đến 18h ngày 26.12, trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.887 ca bệnh COVID-19 mới. Quận Hoàng Mai vẫn là địa bàn nóng nhất với 276 ca mắc mới, trong đó có 115 ca cộng đồng.

Vì sao Hà Nội 7 ngày liên tiếp dẫn đầu cả nước về số ca mắc COVID-19?

Phạm Đông |

Hà Nội - Trong 2 tuần qua, thành phố Hà Nội ghi nhận tổng cộng hơn 17.000 ca mắc mới. Trong đó, 7 ngày liên tiếp, thành phố "dẫn đầu" cả nước về số ca mắc COVID-19. Hiện nay, 6/8 quận "vùng cam" đã ban hành hướng dẫn siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch.

Hà Nội tăng vọt lên 8 quận, 67 xã phường "nguy cơ cao" trong phòng dịch

Phạm Đông |

Hà Nội - Do dịch bệnh có diễn biến phức tạp, hiện thành phố có 8 quận ở cấp độ 3 (màu cam, nguy cơ cao), gồm: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Hà Nội thêm 1.887 ca COVID-19 mới, quận Hoàng Mai vẫn là điểm nóng nhất

Thùy Linh |

Hà Nội - Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 18h ngày 25.12 đến 18h ngày 26.12, trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.887 ca bệnh COVID-19 mới. Quận Hoàng Mai vẫn là địa bàn nóng nhất với 276 ca mắc mới, trong đó có 115 ca cộng đồng.

Vì sao Hà Nội 7 ngày liên tiếp dẫn đầu cả nước về số ca mắc COVID-19?

Phạm Đông |

Hà Nội - Trong 2 tuần qua, thành phố Hà Nội ghi nhận tổng cộng hơn 17.000 ca mắc mới. Trong đó, 7 ngày liên tiếp, thành phố "dẫn đầu" cả nước về số ca mắc COVID-19. Hiện nay, 6/8 quận "vùng cam" đã ban hành hướng dẫn siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch.

Hà Nội tăng vọt lên 8 quận, 67 xã phường "nguy cơ cao" trong phòng dịch

Phạm Đông |

Hà Nội - Do dịch bệnh có diễn biến phức tạp, hiện thành phố có 8 quận ở cấp độ 3 (màu cam, nguy cơ cao), gồm: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ.