GS Võ Tòng Xuân và chuyện khuyến nông bằng ca hát, soạn kịch

Lục Tùng |

Không chỉ là nhà khoa học với những sáng kiến mang dấu ấn quốc tế, Giáo sư Võ Tòng Xuân còn sẵn sàng hy sinh cả sự nghiệp để phụng sự nhà nông.

Ca hát, soạn kịch cho nhà nông nuôi trồng tốt

Do đặc thù công việc, tôi có điều kiện tiếp cận với nhiều nhà khoa học, nhưng người để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là Giáo sư Võ Tòng Xuân. Bởi với tôi, ông không chỉ là nhà khoa học lớn, mà còn là người có trái tim lớn, luôn nung nấu tâm nguyện phụng sự nhà nông, nhất là người trồng lúa. Vì thế suốt hơn nửa thế kỷ hoạt động không mệt mỏi, đối với ông, nghiên cứu không chỉ để làm dày lí lịch khoa học, mà là phương tiện để hướng tới mục đích phục vụ nhà nông. Trong đó, có những điều mà chỉ có sự từng trải và hiểu biết sâu rộng như ông mới nhìn ra và đủ sức tổ chức thành công. Mà câu chuyện khai mở chương trình “Khuyến nông - văn nghệ” là điển hình.

Giáo sư Võ Tòng Xuân trong lần lội đồng hướng dẫn nhà nông ở Long An trồng lúa sạch. Ảnh: Lục Tùng
Giáo sư Võ Tòng Xuân trong lần lội đồng hướng dẫn nhà nông ở Long An trồng lúa sạch. Ảnh: Lục Tùng

Là người đầu tiên của Trường Nông nghiệp Cần Thơ (Viện Đại học Cần Thơ, nay là Trường Đại học Cần Thơ) biên soạn giáo trình “Phổ triển” - nay là bộ môn Khuyến nông, nhưng với mong muốn nhanh chóng giúp nhà nông trồng lúa tốt trong bối cảnh đất nước vừa thống nhất, thiếu thốn bộn bề, ông đã tiếp tục nghiên cứu ra loại hình “Khuyến nông - văn nghệ” mà ông vừa là nhà sáng tạo ý tưởng, kiêm tổ chức và trực tiếp thực hiện trong vai trò nhạc công (trống và mandolin).

Với sự kết hợp độc đáo các tiết mục văn nghệ xen với nội dung khuyến nông, chương trình vừa tạo sân giải trí lành mạnh, vừa chuyển tải thông tin cần thiết giúp nhà nông trồng lúa tốt… đã thu hút nhiều nhiệt tình đón nhận.

Giáo sư Võ Tòng Xuân tham quan và hướng dẫn nông dân huyện Châu Thành (An Giang) trồng rau màu trong nhà lưới. Ảnh: Lục Tùng
Giáo sư Võ Tòng Xuân tham quan và hướng dẫn nông dân huyện Châu Thành (An Giang) trồng rau màu trong nhà lưới. Ảnh: Lục Tùng

Tuy nhiên, với mong muốn “phủ sóng” lan tỏa nhanh hơn, rộng hơn… đầu năm 1978, ông mạnh dạn tìm đến Đài truyền hình TPHCM đặt vấn đề hợp tác “Chương trình Khoa học kỹ thuật nông nghiệp” trong đó ông tình nguyện nhận trách nhiệm kịch bản, kiêm đóng kịch.

Biết được khả năng của Giáo sư Xuân qua chương trình “kịch - khuyến nông” mang tên “Gia đình Bác Tám” năm xưa do chính ông trực tiếp viết kịch bản và đóng vai chính, nhà đài đồng ý ngay. Tuy chỉ phát 1 lần/tuần với thời lượng 30 phút, nhưng do được Giáo sư khéo léo chuyển hóa những kiến thức khoa học thành lời ăn tiếng nói ngày thường nên chương trình nhanh chóng thu hút khán giả. Sau này khi khi nhắc lại, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhận xét chương trình này “làm ế cả chương trình cải lương” - loại hình giải trí yêu thích của đa số người dân ĐBSCL.

Chấp nhận đánh đổi sự nghiệp

Năm 1969, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ nông hóa ngành mía đường, ông đã khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định bắt đầu “vào đời” với nghề cây lúa.

Sinh thời, ông thường tâm sự: Tôi học ngành mía đường là do nhiều lý do ngoài mong muốn, nhưng trong lòng vẫn canh cánh về hình ảnh người trồng lúa quê nhà “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà cuộc sống vẫn khó khăn. Vì vậy, khi có điều kiện là tôi sẵn sàng, cho dù phía trước đó là biển thách thức”.

Giáo sư Võ Tòng Xuân cùng nhà nông phục hồi vườn dâu ăn trái ở TP Long Xuyên (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Giáo sư Võ Tòng Xuân cùng nhà nông phục hồi vườn dâu ăn trái ở TP Long Xuyên (An Giang). Ảnh: Lục Tùng

Thật vậy, quyết định này không chỉ khiến ông đánh mất cơ hội cộng tác với các nhà máy sản xuất, chế biến đường với thu nhập ổn định ở mức cao, mà khi tìm đến Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) xin dự các khóa tập huấn về cây lúa, ông đã đối mặt với nhiều vấn đề nan giải. Sau nhiều lần thuyết phục kèm cam kết tự lo ăn ở, ông đã chinh phục được lãnh đạo IRRI.

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động liên tục phụng sự nhà nông, bước sang tuổi 85, sau lần trải qua bạo bệnh, sức khỏe suy giảm, nhưng trong ông vẫn nóng hổi nhiệt huyết đó. Dù chưa có ngôi nhà để an hưởng tuổi già, nhưng khi nhận giải thưởng VinFuture trị giá 6 tỉ đồng, ông lại quyết định dành trọn số tiền này để lập Quỹ học bổng chăm lo con em nhà nông.

Giáo sư Võ Tòng Xuân và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: NVCC
Giáo sư Võ Tòng Xuân và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: NVCC

Trong đó, ông dành 2/3 số tiền hỗ trợ vào Quỹ học bổng Võ Tòng Xuân do các cựu sinh viên của ông chung tay sáng lập vào dịp kỷ niệm 55 năm thành lập Trường Nông nghiệp Cần Thơ (1968-2023) nhằm mục đích hỗ trợ sinh viên viên đam mê ngành nông nghiệp. Phần còn lại lập Quỹ hỗ trợ cho sinh viên tình nguyện học ngoại ngữ để dạy chương trình song ngữ tại các trường tiểu học, đặc biệt là các trường vùng nông thôn…

Giáo sư Xuân là thế, không chỉ dành cả đời làm khoa học để phụng sự nhà nông, ngay cả khi biết mình sắp phải đi xa, ông vẫn dành hết những gì tốt đẹp nhất của đời mình để triển khai kế hoạch chăm lo cho sự nghiệp cây lúa với tâm thế mới: Ngay cả khi không còn có mặt ở cõi đời này, ông vẫn “giúp nông dân tương lai làm ruộng với tri thức mới và nói được cả tiếng Tây”.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

GS Võ Tòng Xuân và những kỳ tích với cây lúa

Lục Tùng |

Giáo sư Võ Tòng Xuân đã nhiều lần từ chối việc làm ở nước ngoài để quay về Việt Nam vì cây lúa quê hương.

Tang lễ Giáo sư Võ Tòng Xuân được tổ chức tại Cần Thơ

Lục Tùng |

Theo thông tin mới nhất từ gia đình, tang lễ Giáo sư Võ Tòng Xuân được tổ chức tại TP Cần Thơ.

Giáo sư Võ Tòng Xuân qua đời

Lục Tùng |

GS.TS Võ Tòng Xuân - nhà nông học hàng đầu thế giới đã qua đời sau thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo.

Bác sĩ Bạch Mai vào Đắk Lắk không có chương trình báo trước

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Các bác sĩ từ Hà Nội vào tỉnh Đắk Lắk tiến hành thủ thuật không có chương trình báo trước với lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột.

Cảnh hoang tàn của loạt nhà máy khoáng sản Tây Giang

Tân Văn |

Được thành lập năm 2010, Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang đã mở rộng 18 công ty con, nhà máy ở khắp các địa phương.

Cảnh xập xệ ở khu chung cư Thanh Đa, dân mất ăn mất ngủ

NGỌC ÁNH - MINH TÂM |

TPHCM - Hơn một thập kỷ, dự án xây mới cụm 8 lô số ở cư xá Thanh Đa (Phường 27, quận Bình Thạnh) vẫn chưa thể thực hiện vì nhiều vướng mắc.

Thủ đô của Nga bị tấn công dồn dập bằng UAV

Thanh Hà |

Thủ đô Mátxcơva của Nga bị tấn công dồn dập bằng ít nhất 12 máy bay không người lái (UAV).

Ấn tượng trên tuyến tàu metro Nhổn - ga Hà Nội giờ cao điểm

Tô Thế |

Hà Nội - Giờ cao điểm sáng trên tàu metro Nhổn - ga Hà Nội, hành khách đứng ngồi kín chỗ, tín hiệu đáng mừng cho giao thông Thủ đô.

GS Võ Tòng Xuân và những kỳ tích với cây lúa

Lục Tùng |

Giáo sư Võ Tòng Xuân đã nhiều lần từ chối việc làm ở nước ngoài để quay về Việt Nam vì cây lúa quê hương.

Tang lễ Giáo sư Võ Tòng Xuân được tổ chức tại Cần Thơ

Lục Tùng |

Theo thông tin mới nhất từ gia đình, tang lễ Giáo sư Võ Tòng Xuân được tổ chức tại TP Cần Thơ.

Giáo sư Võ Tòng Xuân qua đời

Lục Tùng |

GS.TS Võ Tòng Xuân - nhà nông học hàng đầu thế giới đã qua đời sau thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo.