GS Trương Nguyện Thành: Tôi không bao giờ nghĩ mình là người đặc biệt

Lê Thanh Phong (thực hiện) |

Thông tin về việc GS Trương Nguyện Thành không đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen đã tạo ra nhiều phản ứng trong dư luận, có những ý kiến khá căng thẳng vì cho rằng Việt Nam không trải thảm đón nhân tài từ nước ngoài. Tuy nhiên hãy cùng nghe chính GS Trương Nguyện Thành chia sẻ.

Theo tôi, “nước có quốc pháp, nhà có gia quy”, Luật Giáo dục Đại học Việt Nam đã có quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng của trường đại học thì phải thực hiện. Bản thân tôi, Ban giám hiệu cũng như Hội đồng quản trị của Trường Đại học Hoa Sen đều tôn trọng các quyết định của Bộ GDĐT và chuẩn bị mời một hiệu trưởng khác thay thế. Còn có nhiều người giỏi, có thể đảm đương được chức vụ hiệu trưởng của Trường Đại học Hoa Sen.

Xin được hỏi thẳng, quy định có 5 năm kinh nghiệm quản lý phòng, khoa là tiêu chuẩn để bổ nhiệm hiệu trưởng đại học có phù hợp không, thưa giáo sư?

- Luật pháp của Việt Nam được xây dựng cho xã hội Việt Nam, nếu đem luật pháp Mỹ áp dụng ở Việt Nam thì cũng không thể phù hợp. Nhưng xã hội phát triển thì có những quy định của pháp luật phải thay đổi, và các quy định của Luật Giáo dục Đại học Việt Nam cũng vậy. Hãy xem trường hợp của tôi như một “ca” để nghiên cứu. Tôi không dám nói có nên thay đổi về quy định 5 năm kinh nghiệm quản lý hay không, mà chỉ xin chia sẻ thực lòng, cho dù tôi có 5 năm kinh nghiệm quản lý đại học ở Mỹ, tôi cũng không thể quản lý đại học tại Việt Nam nếu nói theo lý thuyết về kinh nghiệm quản lý. Trên thực tế, đôi khi kinh nghiệm quản lý lại là tiêu chuẩn lạc hậu.

Kinh nghiệm quản lý luôn được các nhà tuyển dụng đặt ra làm tiêu chuẩn căn bản, sao giáo sư lại cho là lạc hậu?

- Ở Mỹ, có khoảng 60% hiệu trưởng của các trường đại học là người “ngoại đạo”, có nghĩa là không liên quan gì công việc quản lý đại học trước đó. Họ là người bên ngoài, nên khi bước vào, sẽ thấy rất rõ các ưu khuyết điểm của hệ thống. Một người làm việc ở trong trường đại học lâu, tuy có kinh nghiệm nhưng lại có nhược điểm là chai lì cảm xúc, thấy mọi thứ đều quen thuộc, là bình thường. Còn người mới hoàn toàn, lại có thể dễ dàng nhận ra cái bình thường đó có vấn đề rất không bình thường.

Nghĩa là hiệu trưởng như một CEO của doanh nghiệp?

- Hoàn toàn đúng, hiệu trưởng đặt mình ở vị trí của một người điều hành doanh nghiệp, tất nhiên ở đây là môi trường giáo dục đại học. Sản phẩm rất đặc biệt đó là sinh viên, phải đào tạo làm sao để sản phẩm đạt chất lượng cao nhất, hoàn hảo nhất có thể. Sinh viên cũng là khách hàng, vậy thì phải làm cho khách hàng luôn hài lòng. Với mục đích rất rõ ràng đó, người đứng đầu sẽ tự biết cách để làm sao đạt được, bài bản quản lý sẽ từ đó mà sinh ra, từ bộ óc của cá nhân trực tiếp điều hành, hơn là những khuôn mẫu có sẵn.

Ở Việt Nam, các trường đại học chưa nói đến làm cho sinh viên hài lòng, mà phần lớn cho rằng đó là sự ban ơn, ban phát chữ nghĩa, tri thức, liệu có thay đổi được nhận thức này không, thưa giáo sư?

- Rồi sẽ thay đổi bởi vì chúng ta phải vận hành theo quy luật chung. Trường đại học thu tiền học phí của sinh viên, có nghĩa là bán cho khách hàng một sản phẩm. Chính vì thế nên từ giảng viên cho đến hiệu trưởng phải có tư duy phục vụ. Nói cụ thể hơn là tạo điều kiện để sinh viên tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng trong trạng thái thoải mái nhất, thích thú nhất, không phải là đày đọa sinh viên.

Một năm làm hiệu phó điều hành ở Đại học Hoa Sen, ông đã có những thay đổi cách quản lý và đào tạo sinh viên theo hướng phục vụ?

- Tôi đã quốc tế hóa cơ cấu tổ chức làm cơ sở để phát triển, xây dựng khung chương trình đào tạo quốc tế, tạo cơ hội cho sinh viên học ngành phụ và tham gia các hoạt động kỹ năng. Tôi nghĩ với nền tảng của Đại học Hoa Sen, tính chất phục vụ đã có và sẽ tiếp tục phát triển theo hướng đó, đạt tới các chuẩn mực quốc tế.

Có ý kiến cho rằng cần tạo điều kiện đặc biệt để giáo sư được bổ nhiệm hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, ông nghĩ sao về đề xuất này?

- Tôi không bao giờ nghĩ tôi là người đặc biệt để phải nhận những điều kiện đặc biệt. Luật đã quy định thì phải chấp hành, bất cứ ai. Trường Đại học Hoa Sen vẫn phát triển tốt vì ở đó có nhiều giảng viên, nhà quản lý giỏi, tôi chỉ là một người trong bộ máy đó.

Sau khi rời trường Hoa Sen, công việc tiếp theo của giáo sư là gì?

Tôi trở về Mỹ để dạy học ở Trường Đại học Utah, và tôi dành thời gian để suy nghĩ, nghiên cứu về giáo dục đại học Việt Nam, để khi có cơ hội, tôi sẽ trở lại làm việc tốt hơn.

-Xin cám ơn giáo sư.

Lê Thanh Phong (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Hãy trao cho GS Trương Nguyện Thành một chữ “quyền”

LÊ THANH PHONG |

GS Trương Nguyện Thành không đủ tiêu chuẩn để làm Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen, đó là căn cứ vào quy định của Luật Giáo dục đại học. Đã là luật thì phải chấp hành, Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng không thể làm khác hơn điều mà luật đã quy định.

Longform: Quy định làm hiệu trưởng ở Việt Nam đã “ngáng chân” Giáo sư Mỹ như thế nào?

Văn Thắng - Đăng Chung |

Vì không đạt đủ tiêu chuẩn 5 năm kinh nghiệm quản lý Khoa/Phòng của một cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, GS Trương Nguyện Thành đã không được công nhận đạt chuẩn Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen.

Bộ GDĐT nói gì về việc GS Mỹ không được công nhận chuẩn hiệu trưởng tại Việt Nam?

HUYÊN NGUYỄN |

Đại diện Bộ GDĐT cho rằng, tiêu chuẩn hiệu trưởng phải có 5 năm kinh nghiệm quản lý cấp khoa phòng của cơ sở giáo dục đại học như một điều kiện đảm bảo chất lượng quản lý đối với vị trí việc làm này. Ở thời điểm hiện nay, cần tuân thủ các quy định tại Luật Giáo dục Đại học 2012.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Hãy trao cho GS Trương Nguyện Thành một chữ “quyền”

LÊ THANH PHONG |

GS Trương Nguyện Thành không đủ tiêu chuẩn để làm Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen, đó là căn cứ vào quy định của Luật Giáo dục đại học. Đã là luật thì phải chấp hành, Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng không thể làm khác hơn điều mà luật đã quy định.

Longform: Quy định làm hiệu trưởng ở Việt Nam đã “ngáng chân” Giáo sư Mỹ như thế nào?

Văn Thắng - Đăng Chung |

Vì không đạt đủ tiêu chuẩn 5 năm kinh nghiệm quản lý Khoa/Phòng của một cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, GS Trương Nguyện Thành đã không được công nhận đạt chuẩn Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen.

Bộ GDĐT nói gì về việc GS Mỹ không được công nhận chuẩn hiệu trưởng tại Việt Nam?

HUYÊN NGUYỄN |

Đại diện Bộ GDĐT cho rằng, tiêu chuẩn hiệu trưởng phải có 5 năm kinh nghiệm quản lý cấp khoa phòng của cơ sở giáo dục đại học như một điều kiện đảm bảo chất lượng quản lý đối với vị trí việc làm này. Ở thời điểm hiện nay, cần tuân thủ các quy định tại Luật Giáo dục Đại học 2012.