Giới trẻ Đà Nẵng hào hứng nghe chuyện về cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968

TRÂM NGUYỄN |

Sáng 25.1, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình Nghe hiện vật kể với chủ đề “Đà Nẵng - Mậu Thân 1968”. Đến đây, các bạn trẻ không chỉ được nghe những nhân chứng kể lại mà còn hào hứng tham gia đặt câu hỏi với những người trong cuộc để hiểu rõ thêm câu chuyện đằng sau sự kiện Tổng tiến công Mậu Thân 1968.

Chương trình nhằm mục đích kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và đã thu hút đông đảo sinh viên Đà Nẵng tham gia. 

Ông Huỳnh Ngọc Kim - Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội K.36 năm xưa - không khỏi xúc động nhớ lại câu chuyện cách đây 50 năm: “Trận đánh Mậu Thân còn có tên gọi đặc biệt là T.25, nghĩa là làm cho quân đội Sài Gòn lúc bấy giờ điêu đứng. Trong thời gian chỉ 30 phút, chúng tôi đánh chiếm xong” – ông Kim xúc động kể lại.

Tại chương trình, các bạn trẻ cũng được nghe nhân chứng trực tiếp giới thiệu câu chuyện xung quanh 2 tư liệu được lưu giữ là lực lượng vũ trang đánh vào quân đoàn 1 quân đội Sài Gòn trong Chiến dịch Mậu Thân 1968 và kho xăng An Đồn bị đốt cháy để quân giải phóng tấn công.

Nhiều bạn đã hào hứng tham gia đặt câu hỏi cho các nhân chứng. Một sinh viên đến từ Trường Cao Đẳng Du lịch ĐN mong muốn nghe kể về những gian khổ mà các chiến sĩ phải chịu đựng khi ở trong nhà tù của giặc - nơi được gọi là địa ngục trần gian.

“Có 2 nhà tù Phú Quốc, Côn Đảo nhưng còn 1 nhà tù tồn tại trong thời gian ngắn đó là "tử ngục 9 hành" tại Phú Cam, Huế của Ngô Đình Cẩn là khủng khếp nhất", bà Hà Phương Lan chia sẻ.

Bạn Lê Hoàng Ngọc Trân – sinh viên năm nhất trường Đại học Duy Tân – xúc động nói: “Trước khi đến đây, em hình dung trong đầu sẽ là những câu chuyện lịch sử không mấy thú vị, nhưng nay nghe các bác kể, em cảm thấy rất bất ngờ, những hình ảnh về trận chiến năm nào như hiện ra trước mắt. Em hi vọng những chương trình thế này sẽ được quan tâm tổ chức nhiều hơn để tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội biết thêm về quá khứ hào hùng của cha ông”.

TRÂM NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Chuyện về người chiến sĩ đào hầm bí mật trong nhà giam Phú Quốc

Phố Nhơn |

Nhà giam Phú Quốc trong quá khứ khét tiếng tàn bạo, man rợ bởi những đòn tra tấn tù nhân rất dã man. Trong “địa ngục trần gian” đó, những tù binh cách mạng đã mưu trí, anh dũng, sáng tạo đào khoét các đường hầm bí mật từ trong phòng giam ra ngoài. Một trong số họ là ông Phan Kỳ (tên thường gọi là Hai Lúa, 80 tuổi, ngụ tổ dân phố 6, phường Ia Kring, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968: Khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam

BTS |

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 (1968-2018), Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 – Khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam" của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử

MINH QUÂN |

Sáng 29.12, tại TPHCM, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy TPHCM tổ chức Hội thảo Khoa học cấp quốc gia “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”.

Khánh Hoà đón đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên năm Quý Mão

Thanh Hương |

Từ Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), du khách Trung Quốc trên chuyến bay thẳng của Vietjet đã “xông đất” sân bay quốc tế Cam Ranh (Nha Trang, Khánh Hoà) rạng sáng ngày mùng 2 Tết Nguyên đán.

Nguyễn Huy Hoàng: Gạt làn nước xanh vươn tới đỉnh cao

HOÀI VIỆT |

Năm 2022 đã khép lại và nam tuyển thủ bơi lội Nguyễn Huy Hoàng đã bước vào chu kỳ tập luyện mới của năm 2023. Không thể phủ nhận, Huy Hoàng là gương mặt thành công nhất của thể thao Việt Nam ở năm đã qua. Tuy nhiên, bản thân chàng vận động viên bơi của thể thao Quảng Bình và Đội tuyển bơi Việt Nam vẫn khá dè dặt, rằng mình vẫn phải tiếp tục nỗ lực hướng đến các đỉnh cao của năm 2023 đầy quan trọng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về ba bài học chính sách tiền tệ

Hương Nguyễn |

Năm mới 2023 với những mục tiêu, thách thức mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Những nhịp chèo đua thuyền dậy sóng sông Cà Ty, Phan Thiết mùng 2 Tết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty là nét văn hóa riêng biệt của người dân TP. Phan Thiết vào chiều mùng 2 Tết hằng năm. Năm nay có 9 đội đến từ các xã, phường có ngư dân đi biển ở TP.Phan Thiết. Trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân, du khách đứng chật kín 2 bên bờ sông, các vận động viên ra sức chèo dậy sóng sông Cà Ty.

Gánh nặng vô hình của lì xì

ANH HUY |

Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.

Chuyện về người chiến sĩ đào hầm bí mật trong nhà giam Phú Quốc

Phố Nhơn |

Nhà giam Phú Quốc trong quá khứ khét tiếng tàn bạo, man rợ bởi những đòn tra tấn tù nhân rất dã man. Trong “địa ngục trần gian” đó, những tù binh cách mạng đã mưu trí, anh dũng, sáng tạo đào khoét các đường hầm bí mật từ trong phòng giam ra ngoài. Một trong số họ là ông Phan Kỳ (tên thường gọi là Hai Lúa, 80 tuổi, ngụ tổ dân phố 6, phường Ia Kring, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968: Khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam

BTS |

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 (1968-2018), Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 – Khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam" của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử

MINH QUÂN |

Sáng 29.12, tại TPHCM, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy TPHCM tổ chức Hội thảo Khoa học cấp quốc gia “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”.