Giải bài toán phát triển giao thông đô thị

Tô Thế |

Phát triển giao thông đô thị theo hướng bền vững phải hài hòa, cân bằng giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với gìn giữ bảo vệ môi trường. Đây là một thách thức lớn đối với các đô thị, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM.

Thách thức lớn

Giao thông đô thị là huyết mạch quan trọng của mọi thành phố, đặc biệt là ở những đô thị lớn như: Hà Nội và TPHCM, nơi có tốc độ phát triển kinh tế, dân số, đô thị hóa rất mạnh mẽ.

Quá trình đô thị hóa với nhiều thành tựu đã tạo nên diện mạo tươi sáng cho các đô thị tại Việt Nam thời gian qua, tạo ra nhiều thay đổi lớn về cảnh quan môi trường, mức sống dân cư, cơ sở hạ tầng… trong đó, kết cấu hạ tầng giao thông đô thị đã có những cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam, bên cạnh những kết quả tích cực, quá trình đô thị hóa cũng đã bộc lộ một số tồn tại. Theo đó, mạng lưới giao thông phát triển chưa tương ứng với phát triển đô thị, gia tăng dân số. Tỉ lệ đất dành cho giao thông còn thấp so với quy chuẩn với đô thị lớn, nhất là đô thị đặc biệt. Ngoài ra, vận tải hành khách công cộng chưa thu hút người dân.

"Phát triển giao thông phải phù hợp với thực tiễn, song phải gắn kết với cả hệ thống quy hoạch đang thực hiện. Trong định hướng phát triển các đô thị lớn hiện nay, phát triển đô thị được khuyến khích theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD). Đây là bài học kinh nghiệm từ nước ngoài, song mỗi nước có mô hình khác nhau. Để áp dụng với Việt Nam cần nghiên cứu đồng bộ với phân bố dân cư đô thị và quỹ di sản đô thị" - TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho hay.

Còn theo Thạc sĩ Đặng Huy Đông - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển, phát triển đô thị TOD trên hệ thống Metro (Metro TOD) là một giải pháp tổng thể giải quyết được rất nhiều những bất cập cố hữu trong phát triển các đô thị có quy mô trên 8 triệu dân như Hà Nội và TPHCM.

"Metro và TOD có mối quan hệ mật thiết tương hỗ với nhau. Đô thị nén dàn trải không kết nối thuận tiện với Metro thì gây tắc đường muôn thủa. Ngược lại, dân cư trong các TOD là hành khách mặc định đảm bảo doanh thu cho Metro" - thạc sĩ Đặng Huy Đông chia sẻ.

Hệ thống đường sắt đô thị được coi là trục “xương sống” của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông tại các đô thị như: Hà Nội, TPHCM. Việc đầu tư sớm, vận hành hiệu quả hệ thống đường sắt đô thị sẽ nâng cao tỉ trọng vận tải hành khách công cộng, đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông...

"Theo tính toán, cứ 1 triệu chuyến đi chuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng Đường sắt đô thị thì sẽ giảm được 487.000 giờ tham gia giao thông trên đường, giảm được khoảng 100 tấn phát thải khí CO, HC và NOx. Tại Hà Nội, tuyến ĐSĐT số 2A, Cát Linh - Hà Đông được đông đảo người dân ghi nhận là phương tiện đi lại nhanh chóng, an toàn, xanh, sạch, đẹp. Hiện mỗi ngày có trên 35.000 hành khách sử dụng dịch vụ, trong đó 47% là những người đi làm, 45% là những người đi học và 8% còn lại là đi lại với các mục đích khác" - ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - chia sẻ.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc triển khai các dự án xây dựng Đường sắt đô thị tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi hoàn thiện thể chế, chính sách và tìm ra các cách làm đột phá.

Phát triển giao thông đô thị bền vững

"Cấm phương tiện cá nhân" là chủ đề được người dân, chuyên gia đặc biệt quan tâm khi các cơ quan chức năng đưa ra trong chiến lược nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông tại các đô thị. Song thực tế, liệu cứ cấm phương tiện cá nhân là sẽ hết ùn tắc.

Theo TS Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản GTVT, các giải pháp hành chính nhằm cấm xe máy (bao gồm tăng thuế, tăng phí, cấm sử dụng xe…) là những biện pháp tình thế, nhất thời, thiếu thực tiễn và thiếu công bằng.

"Chúng tôi cho rằng, không nên dùng biện pháp “cấm”, mà như phần lớn các nước trên thế giới, cần thiết tạo ra sự cạnh tranh tự nhiên, công bằng giữa xe công cộng và xe cá nhân. Phải quyết tâm khắc phục các khiếm khuyết, yếu kém, sớm hình thành mạng lưới giao thông công cộng (GTCC) hiện đại, liên thông, kết nối thuận lợi, từ đó đảm bảo 5 tiêu chí, là: Nhanh, rẻ, an toàn, tiện nghi và văn hóa, thì mới tạo được sức hút với người dân. Đó cũng là thế mạnh cần có của GTCC trong cuộc cạnh tranh với phương tiện cá nhân" - TS Nguyễn Xuân Thủy chia sẻ.

Còn theo GS.TS Lê Hùng Lân - Khoa Điện-Điện tử, trường ĐH Giao thông Vận tải, để phát triển hệ thống giao thông đô thị thông minh, bền vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, như xây dựng và thực hiện quy hoạch đô thị (trong đó có các chỉ tiêu dành cho hạ tầng giao thông như đường, bãi đỗ…) thực sự khoa học, bền vững; Chú trọng phát triển vận tải hành khách công cộng, đa dạng, linh hoạt về phương thức, phủ khắp đô thị. Định hướng hình thành và phát triển giao thông xanh; Xây dựng hệ thống giao thông thông minh (ITS) dựa trên ứng dụng CNTT quản lý, điều hành giao thông...

Nhằm nhìn rõ thực trạng, tìm những giải pháp phát triển giao thông đô thị theo hướng bền vững, Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Giải bài toán phát triển giao thông đô thị”.

Tham dự hội thảo có đại diện các cơ quan quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực giao thông.

Hội thảo diễn ra vào lúc 9h ngày 22.5.2024

Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Sửa Luật Thủ đô, kỳ vọng giao thông đô thị Hà Nội sẽ như Tokyo, Nhật Bản

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) được cho là sẽ giúp huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện các dự án thuộc vùng phụ cận các nhà ga tuyến đường sắt đô thị, các tuyến cao tốc theo các đồ án quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, từ đó tạo sự đồng bộ trong phát triển đô thị và giao thông của TP Hà Nội.

Vận tải công cộng phải là xương sống của giao thông đô thị

Đình Trường |

Vận tải hành khách công cộng có vai trò hết sức quan trọng đối với giao thông đô thị. Trong bối cảnh mật độ dân cư ngày càng tăng, loại hình vận tải này được đánh giá như “xương sống”, là lựa chọn hàng đầu đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Diện mạo giao thông đô thị hiện đại

LAN NHI |

Xe bus điện là một trong những giải pháp mà nhiều quốc gia đang chú trọng phát triển, nhằm giảm đáng kể lượng khí thải phát sinh từ giao thông, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Không nằm ngoài xu hướng, một số đô thị lớn tại Việt Nam cũng đã bắt đầu đặt ra các mốc thời gian, chuyển đổi mục tiêu sang các phương tiện xanh không phát thải, thông qua việc điện khí hóa mạng lưới xe bus.

VĐV bóng chuyền Vi Thị Yến Nhi: Xuất ngoại là ước mơ của tôi và mọi cầu thủ

NHÓM PV |

Bóng chuyền nữ Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người hâm mộ. Góc nhìn thể thao số 164 có buổi trò chuyện với vận động viên chuyền hai Vi Thị Yến Nhi – người đang khoác áo câu lạc bộ nữ Hà Nội để lắng nghe những chia sẻ về hành trình đến với bóng chuyền của cô gái sinh năm 2003.

Quảng Trị tiếp tục đề nghị điều chỉnh việc cấm xe ở cao tốc Cam Lộ - La Sơn

HƯNG THƠ |

Liên tiếp xảy ra tai nạn nghiêm trọng trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Quảng Trị sau khi Cục đường bộ phân luồng, cấm xe tải và xe khách đi cao tốc Cam Lộ - La Sơn, vì vậy Quảng Trị tiếp tục đề nghị trả xe tải và xe khách về lại cao tốc.

Vụ cháy nhà trọ khiến 14 người chết ở Hà Nội: Nghe nhiều tiếng nổ lớn

Tô Thế |

Vụ cháy xảy ra vào khoảng 0h30 ngày 24.5 tại ngôi nhà trọ 3 tầng trên địa bàn phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội). Sơ bộ đã có 14 người tử vong.

Một ngày về Ninh Bình ngắm cò bay rợp trời ở Thung Nham

Chí Long |

Vườn chim Thung Nham với đảo Cò tự nhiên là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách khi du lịch Ninh Bình.

Lương thấp, đãi ngộ chưa thỏa đáng, nhân viên trường học mong được quan tâm

Anh Thư |

Nhiều nhân viên trường học chạnh lòng khi phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhưng chế độ chính sách, thu nhập còn chưa thỏa đáng.

Sửa Luật Thủ đô, kỳ vọng giao thông đô thị Hà Nội sẽ như Tokyo, Nhật Bản

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) được cho là sẽ giúp huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện các dự án thuộc vùng phụ cận các nhà ga tuyến đường sắt đô thị, các tuyến cao tốc theo các đồ án quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, từ đó tạo sự đồng bộ trong phát triển đô thị và giao thông của TP Hà Nội.

Vận tải công cộng phải là xương sống của giao thông đô thị

Đình Trường |

Vận tải hành khách công cộng có vai trò hết sức quan trọng đối với giao thông đô thị. Trong bối cảnh mật độ dân cư ngày càng tăng, loại hình vận tải này được đánh giá như “xương sống”, là lựa chọn hàng đầu đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Diện mạo giao thông đô thị hiện đại

LAN NHI |

Xe bus điện là một trong những giải pháp mà nhiều quốc gia đang chú trọng phát triển, nhằm giảm đáng kể lượng khí thải phát sinh từ giao thông, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Không nằm ngoài xu hướng, một số đô thị lớn tại Việt Nam cũng đã bắt đầu đặt ra các mốc thời gian, chuyển đổi mục tiêu sang các phương tiện xanh không phát thải, thông qua việc điện khí hóa mạng lưới xe bus.