Giá lúa ổn định mức cao, công nhân bỏ phố về quê

BÍCH NGỌC |

Thu nhập eo hẹp, đời sống còn nhiều chật vật, dự đoán năm 2024 sẽ còn nhiều khó khăn về việc làm cộng với thị trường lúa gạo đang ở mức cao, một số công nhân, người lao động quyết định bỏ phố về quê cải tạo đất, làm nông dân với hy vọng có thể cải thiện đời sống.

Chứng kiến người lao động ở quê lên thành phố làm công nhân có thu nhập khá, đời sống được cải thiện, anh Thanh Giang (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) cũng quyết định lên thành phố lập nghiệp.

Được biết, anh Giang bắt đầu làm công nhân tại một công ty chế biến gỗ ở Đồng Nai từ năm 2019. Rời quê gần 5 năm, với mức lương cơ bản 4,5 triệu đồng, tính cả tăng ca và tiền hỗ trợ được 7 triệu đồng, nhưng anh Giang làm mãi vẫn không có đồng dư.

Anh Giang cho biết: “Tiền trọ mỗi tháng 1,1 triệu đồng, tiền ăn uống, đi lại cũng đã gần 2 triệu đồng. Rồi dịch COVID-19 ập đến, mọi khoản tiền tiết kiệm cũng cứ thế mất hết. Sau dịch, công ty gặp khó, tiếp tục bị giảm việc, cắt giờ làm. Thất nghiệp, thời gian khó khăn nhất tôi phải cầm xe máy để sống”.

Cũng mong muốn có kinh tế khá hơn nên chị Thanh Thúy (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) lên Bình Dương làm công nhân cho một công ty chế biến gỗ. Tính đến nay được 3 năm, nhưng cuộc sống vẫn còn khó khăn.

“Họ hàng của tôi đều là công nhân, thu nhập cũng 7 - 8 triệu đồng/tháng, thấy nhiều nên tôi cũng lên làm. Tuy nhiên, vợ chồng không tiết kiệm được đồng nào vì phải trang trải nhiều chi phí và ảnh hưởng đợt cắt giảm nhân sự” - chị Thúy nói.

Dự đoán năm 2024 sẽ còn nhiều khó khăn, lo lắng nhất là lại rơi vào cảnh thất nghiệp, đi làm xa quê cộng với giá lúa gạo vẫn đang ở mức cao, công nhân, người lao động quyết định bỏ phố về quê cải tạo đất, làm nông dân với hy vọng cải thiện cuộc sống.

Anh Thanh Giang cho biết: “Thấy giá lúa vẫn cao, cuộc sống nông dân quê tôi cũng cải thiện nên thấy mừng. Hơn nữa, xa quê mấy năm nên cũng nhớ, nếu ở quê làm ruộng thì gần nhà, tiện chăm sóc con. Do đó, tôi quyết định về quê cải tạo lại 0,2ha đất ruộng để trồng lúa, hy vọng sẽ đỡ khó khăn hơn”.

Từng bỏ quê vì thu hoạch lúa mỗi vụ không đủ trang trải cuộc sống, chị Nguyễn Thị Khang (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) lên thành phố xin việc làm. Nay trở về quê, cải tạo 0,3ha đất để trồng lúa khi giá vẫn đang cao.

“Tôi mượn ít vốn của người thân để chuộc lại số đất trước đó cho thuê, rồi mua giống, thuê máy cày cải tạo lại đồng ruộng. Đi làm xa mấy năm liền cũng nhớ quê, nhớ nhà, cuộc sống xa quê khổ sở hơn rất nhiều. Bây giờ được giá lúa cao, về làm nông dân như lúc đầu, lời nhiều ăn nhiều, ít ăn ít và tôi cũng không lên thành phố nữa” - chị Khang cho hay.

BÍCH NGỌC
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu, hơn 2.000 công nhân đã quay lại làm việc

TRUNG DU |

Thái Bình - Tổ chức công đoàn ở hai huyện Đông Hưng, Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) kết hợp cùng các cơ quan chức năng của hai địa phương đã kịp thời nắm bắt tình hình, phối hợp với doanh nghiệp để giải quyết nhanh chóng hai vụ việc công nhân ngành da giày tự phát ngừng việc, yêu cầu tăng lương cơ bản và phụ cấp liên quan.

Gần 100% người lao động trở lại làm việc ở doanh nghiệp đông công nhân nhất Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 19.2 (ngày mùng 10.1 Âm lịch), trao đổi với phóng viên Lao Động, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Phong Thái cho biết, hơn 65.000 công nhân của 5 công ty thuộc tập đoàn ở huyện Trảng Bom, huyện Xuân Lộc đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, đạt gần 100%.

Hỗ trợ công nhân Công ty Cổ phần Thép Pomina 2 đòi quyền lợi chính đáng

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Công nhân bị tai nạn lao động được Công đoàn tham gia hỗ trợ đòi quyền lợi chính đáng, khi doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định.

Bệnh viện đóng cửa, y, bác sỹ bị nợ lương gần 2 năm chưa trả

Hoàng Bin |

Sau khi Bệnh viện đa khoa Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Quảng Nam đóng cửa, 22 người lao động (NLĐ) tại đây đã bị nợ lương suốt gần 2 năm qua.

Đấu thầu tập trung để người dân được tiếp cận thuốc mới, tốt, giá rẻ

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, đấu thầu tập trung là biện pháp hết sức hiệu quả, cần thiết, minh bạch, khách quan để người dân được tiếp cận thuốc mới, tốt, giá rẻ.

Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca giải trình về khối tài sản bị tạm giữ

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trong quá trình khám xét nơi ở của cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca, lực lượng chức năng tạm giữ khá nhiều đồ vật, tài sản, gồm tiền mặt, ngoại tệ, trang sức, sổ đỏ, sổ tiết kiệm đều mang tên ông Ca và vợ.

Xe buýt ở Hà Nội bất ngờ bốc cháy trơ khung

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Một xe buýt lúc nhập vào làn đường Nguyễn Khoái trên cao, trước cổng Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô đã bất ngờ bốc cháy.

Bản tin công đoàn: Đề xuất tăng lương hưu 8% từ ngày 1.7

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Ngành dệt may, da giầy tuyển dụng số lượng lớn từ đầu năm; Đề xuất tăng lương hưu 8% từ 1.7; Tay nghề thấp có nhiều cơ hội tìm việc làm; Gánh nặng nuôi con của nữ công nhân khu công nghiệp,...

Doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu, hơn 2.000 công nhân đã quay lại làm việc

TRUNG DU |

Thái Bình - Tổ chức công đoàn ở hai huyện Đông Hưng, Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) kết hợp cùng các cơ quan chức năng của hai địa phương đã kịp thời nắm bắt tình hình, phối hợp với doanh nghiệp để giải quyết nhanh chóng hai vụ việc công nhân ngành da giày tự phát ngừng việc, yêu cầu tăng lương cơ bản và phụ cấp liên quan.

Gần 100% người lao động trở lại làm việc ở doanh nghiệp đông công nhân nhất Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 19.2 (ngày mùng 10.1 Âm lịch), trao đổi với phóng viên Lao Động, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Phong Thái cho biết, hơn 65.000 công nhân của 5 công ty thuộc tập đoàn ở huyện Trảng Bom, huyện Xuân Lộc đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, đạt gần 100%.

Hỗ trợ công nhân Công ty Cổ phần Thép Pomina 2 đòi quyền lợi chính đáng

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Công nhân bị tai nạn lao động được Công đoàn tham gia hỗ trợ đòi quyền lợi chính đáng, khi doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định.