Gánh nặng tiền thuê nhà của công nhân

Quế Chi |

Hiện nay, nhiều công nhân lao động tốn khá nhiều tiền trong tổng thu nhập để thuê nhà, trả tiền điện nước. Chi phí này cùng với nhiều khoản phải trang trải khác trong cuộc sống khiến họ rất khó có tích lũy sau nhiều năm làm việc.

Trước đây, khi cùng sống với vợ, anh Đồng Trọng Khánh thuê 2 căn phòng trọ tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội với giá 500.000 đồng/phòng. Như vậy, mỗi tháng, vợ chồng anh phải trả tổng cộng 1 triệu đồng chỉ để thuê nhà, chưa kể tiền điện nước. Cách đây vài tháng, sau khi vợ bị tai nạn, anh động viên vợ nghỉ việc về quê.

Sống một mình, nam công nhân đã có 8 năm làm việc ở khu công nghiệp Thăng Long này thuê một căn phòng trọ ở gần nơi cũ với mức giá 500.000 đồng/tháng, diện tích 10m2. Chủ nhà trọ nơi anh ở “áp” giá điện 3.000 đồng/số. Tháng vừa rồi, trời nắng nóng, thường xuyên sử dụng điều hòa nhiệt độ, anh Khánh dùng 150 số điện.

“Công ty nơi tôi làm vẫn có việc ổn định, thu nhập khoảng 12-13 triệu đồng/tháng. Có tháng không được làm thêm, giảm xuống còn 10 triệu đồng. Tôi thấy chi phí tiền thuê nhà, điện nước vẫn chiếm một phần khá lớn trong số tiền phải trang trải trong tháng, gây áp lực cho công nhân” - anh Khánh nói.

Mỗi tháng, anh Khánh gửi về quê ít nhất 7-8 triệu đồng để lo các con ăn học. Số tiền còn lại anh tằn tiện chi ăn uống, sinh hoạt.

Nhiều công nhân, nhất là khi sống cùng gia đình, phải thuê phòng trọ với giá 1,8 triệu đồng/tháng; nếu tính cả điện, nước là 2,5 triệu đồng/tháng.

Gia đình anh Phạm Văn Bình gồm 5 thành viên (vợ chồng và 3 con) đang thuê trọ tại chung cư CT1A (khu nhà ở công nhân, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) với giá 2 triệu đồng/tháng.

“Tính cả tiền điện nước, tiền gửi xe máy, tiền internet…, tổng chi phí rơi vào khoảng 2,7 triệu đồng/tháng” - anh Bình cho hay.

Tổng thu nhập của cả 2 vợ chồng đang cùng làm ở Khu công nghiệp Thăng Long này là khoảng 20 triệu đồng. Mỗi tháng, với số tiền trên, anh chi khoảng 10 triệu đồng cho các con ăn học; tiền ăn uống, sinh hoạt của cả gia đình là 5 triệu đồng; tiền thuê nhà, điện nước là 2,7 triệu đồng.

“Như vậy, tiền thuê nhà, điện nước là chi phí chiếm nhiều thứ 3 trong tổng thu nhập của cả 2 vợ chồng. Ngoài ra, còn nhiều khoản tôi chưa liệt kê, như hiếu hỉ, ốm đau… Tính ra, dù hai vợ chồng chi tiêu tiết kiệm nhưng không thể để dành ra được một khoản nào đáng kể” - anh Bình chia sẻ.

Anh Bình mong muốn giá thuê nhà đối với công nhân lao động như anh sẽ được giảm xuống.

“Khu nhà nơi tôi ở hiện đã xuống cấp, dịch vụ lại không được tốt nên theo tôi cần giảm tiền thuê nhà. Nếu được như vậy thì cuộc sống của công nhân lao động là cư dân ở đây sẽ “dễ thở” hơn, dành dụm được nhiều tiền hơn, đề phòng những lúc ốm đau, hoạn nạn hoặc dùng để sau này mua nhà, ổn định cuộc sống” - anh Bình bày tỏ.

Theo khảo sát về tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023 do Ban Chính sách Pháp luật phối hợp Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) thực hiện vào tháng 4.2023, người lao động phải dùng 23,6% tiền lương và 17,9% thu nhập hàng tháng để trả tiền thuê nhà có diện tích trung bình là 21,1m2.

Hàng ngày họ phải mất trung bình 15,82 phút để đi quãng đường dài trung bình 6,92km từ nhà đến nơi làm việc. Diện tích trung bình của phòng trọ cho một người lao động là 9,66m2. Người lao động phải bỏ ra một khoản tiền trung bình là 1,808 triệu đồng/tháng (bao gồm cả tiền điện nước). Số tiền này chiếm 23,6% tiền lương và 17,9% thu nhập hàng tháng của người lao động.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia bày cách thoát khỏi thế khó khi sập bẫy đặt cọc thuê nhà

XUYÊN ĐÔNG |

Nhiều người dân như sinh viên, người lao động lên thành phố thuê trọ bị sập bẫy lừa tiền đặt cọc khi thuê nhà.

Công nhân “ngại” thuê nhà ở xã hội

LƯƠNG HẠNH |

Mặc dù có những cơ chế ưu đãi như giá thuê thấp, xét đến đặc thù đối tượng thuê là công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các điều kiện sinh hoạt thiết yếu của cuộc sống người lao động tại Dự án thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân chưa được đáp ứng đầy đủ. Việc này khiến công nhân “ngại” thuê nhà ở và khó chạm vào ước mơ “an cư lạc nghiệp”.

Lao động nghèo gặp khó vì thuê nhà trên 15m2 mới được đăng ký thường trú

TÙNG GIANG - THUỲ DƯƠNG |

Với hầu hết người lao động tự do xa quê lên Thủ đô làm việc, họ thường lựa chọn những căn nhà có diện tích nhỏ hoặc rất nhỏ để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Việc người đang có nhà thuê, mượn, ở nhờ tại nội thành Hà Nội phải đảm bảo diện tích 15m2 sàn/người mới đủ điều kiện đăng ký thường trú khiến nhiều người lao động cảm thấy quá sức.

Gõ cửa hơn 900 hộ dân tìm danh tính nạn nhân rơi từ chung cư ở Hà Nội

Khánh Linh |

Cơ quan công an đã gõ từng hộ dân để xác định danh tính nạn nhân tử vong sau khi rơi từ khu chung cư Kim Văn - Kim Lũ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Tin 20h: Nhiều lao động gần 40 tuổi bỏ việc trước làn sóng sa thải nhân sự

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 29.8: Chạy thử toàn tuyến Metro số 1 sau 10 năm khởi công; Sát ngày Rằm tháng 7, vàng mã ế khách chưa từng có; Chủ động xin nghỉ việc trước làn sóng sa thải nhân sự...

Thời gian đưa tuyến đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội vào khai thác thương mại

Xuyên Đông |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội cho biết, dự kiến tuyến đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội dự kiến sẽ khai thác thương mại từ 4.2024.

Một ngày truy tìm, vẫn chưa bắt được cá sấu nổi trên sông ở Bạc Liêu

NHẬT HỒ - PHONG LINH |

Hiện, lực lượng chức năng vẫn đang truy tìm để vây bắt con cá sấu (ước nặng 10kg) sau khi được phát hiện nổi trên sông Phụng Hiệp, đoạn qua địa bàn thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

Cựu sếp CDC Nghệ An từng nói "minh bạch", nhận bao nhiêu tiền từ Việt Á?

Việt Dũng |

Mặc dù không có thoả thuận trước nhưng Phan Quốc Việt đã chỉ đạo nhân viên Công ty Việt Á chi 15% tiền ngoài hợp đồng cho CDC Nghệ An. Trong đó, Giám đốc Nguyễn Văn Định hưởng lợi 185 triệu đồng.

Chuyên gia bày cách thoát khỏi thế khó khi sập bẫy đặt cọc thuê nhà

XUYÊN ĐÔNG |

Nhiều người dân như sinh viên, người lao động lên thành phố thuê trọ bị sập bẫy lừa tiền đặt cọc khi thuê nhà.

Công nhân “ngại” thuê nhà ở xã hội

LƯƠNG HẠNH |

Mặc dù có những cơ chế ưu đãi như giá thuê thấp, xét đến đặc thù đối tượng thuê là công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các điều kiện sinh hoạt thiết yếu của cuộc sống người lao động tại Dự án thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân chưa được đáp ứng đầy đủ. Việc này khiến công nhân “ngại” thuê nhà ở và khó chạm vào ước mơ “an cư lạc nghiệp”.

Lao động nghèo gặp khó vì thuê nhà trên 15m2 mới được đăng ký thường trú

TÙNG GIANG - THUỲ DƯƠNG |

Với hầu hết người lao động tự do xa quê lên Thủ đô làm việc, họ thường lựa chọn những căn nhà có diện tích nhỏ hoặc rất nhỏ để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Việc người đang có nhà thuê, mượn, ở nhờ tại nội thành Hà Nội phải đảm bảo diện tích 15m2 sàn/người mới đủ điều kiện đăng ký thường trú khiến nhiều người lao động cảm thấy quá sức.