Đường ống nước Nghi Sơn đội vốn, nứt vỡ, không ai chịu trách nhiệm

Xuân Hùng |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa công bố kết luận sai phạm của hàng loạt nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, trong đó có 2 nguyên Bí thư Tỉnh ủy là ông Mai Văn Ninh, ông Trịnh Văn Chiến nhiệm kì 2010 - 2015 và 2015 - 2020. Vụ vỡ đường ống nước Nghi Sơn là điển hình về việc không công khai xử lí.

Hàng trăm tỉ đồng vỡ tan cùng đường ống

Ngày 23.4.2007, UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt đầu tư dự án xây dựng hệ thống cấp nước thô Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn giai đoạn 1, công suất 30.000 m3/ngày đêm với tổng mức đầu tư ban đầu là 85 tỉ đồng cho tuyến cấp nước dài 22,23 km dẫn nước từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa nhằm cung cấp nước cho các nhà máy nước phục vụ KKT Nghi Sơn, đặc biệt là Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Tháng 1.2008, UBND tỉnh đã nâng tổng mức đầu tư lên 121,37 tỉ đồng, lí do đưa ra là tính toán ban đầu có sự nhầm lẫn chi tiết giữa các hạng mục công trình.

Gần 7 tháng tiếp theo, ông Lê Thế Bắc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - lại kí QĐ số 2169/QĐ-UBND ngày 18.7.2008 điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 121,37 tỉ đồng lên 150,8 tỉ đồng. Lí do tăng đầu tư cũng tương tự như lần trước là do thay đổi về giá vật liệu, do tính toán ban đầu chưa chính xác…

Hơn 3 năm sau, ngày 11.11.2011, Ban Quản lí Khu kinh tế Nghi Sơn ban hành Quyết định số 430/QĐ-BQLKKTNS điều chỉnh dự án đầu tư lần cuối, nâng tổng mức đầu tư lên 174,546 tỉ đồng.

Phương án ống dẫn nước được UBND tỉnh Thanh Hoá ra quyết định lựa chọn là ống nhựa D600 bằng cốt sợi thuỷ tinh với lí do “chịu được ăn mòn, nhẹ nhưng có cường độ cao, lưu lượng dẫn nước lớn, tính năng thuỷ lực tốt…

Dự án bắt đầu được khởi công vào tháng 6.2009 và trước đó không lâu vào tháng 5.2009, Cty CP ống sợi thuỷ tinh Nghi Sơn do ông Phí Văn Thịnh làm giám đốc ra đời nhằm cung cấp vật liệu cho dự án.

Đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư, dự án được lựa chọn là công ty nước và môi trường Việt Nam và chủ đầu tư là BQL KKT Nghi Sơn.

Sau nhiều năm thi công và liên tục đội vốn đầu tư từ ngân sách, đến tháng 2.2011, dự án xây dựng hệ thống cấp nước thô KKT Nghi Sơn giai đoạn 1 cơ bản hoàn thành.

Tuy nhiên, vừa tổ chức chạy thử lần 1, các ống cốt sợi thuỷ tinh đã có hiện tượng nứt vỡ. Khi tăng áp lực lên dù chưa đạt công suất thiết kế nhưng các ống cốt sợi thuỷ tinh từ trạm bơm tăng áp đến QL1A với chiều dài hơn 11 km đã vỡ, dịch chuyển trụ đỡ, rò rỉ mối nối.

Dự án thất bại, hàng trăm tỉ đồng đầu tư từ ngân sách nhà nước đã vỡ tan cùng đường ống. Mục tiêu nhanh chóng đưa nước thô phục vụ cho KKT Nghi Sơn đã không thực hiện được.

Ngày 7.11.2013, BQL KKT Nghi Sơn kí hợp đồng với Viện Kĩ thuật công trình thuộc Đại học Thuỷ lợi nhằm xác định nguyên nhân sự cố và đề xuất giải pháp khắc phục. Báo cáo đánh giá của đơn vị này cho thấy, vật liệu làm ống là cốt sợi thủy tinh PN10 không đáp ứng yêu cầu. UBND tỉnh Thanh Hoá đã nhiều lần tổ chức họp giữa các ban ngành liên quan như Sở KHĐT, Sở Tài chính, Sở NNPTNT, Sở GTVT, Sở Xây dựng… và không có ý kiến gì khác.
Sơ đồ đường ống dẫn nước thô từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa (đường nét đứt đậm). Ảnh: Thiên Vân
Sơ đồ đường ống dẫn nước thô từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa (đường nét đứt đậm). Ảnh: Thiên Vân

Ai là người chịu trách nhiệm?

Chủ tịch UBND tỉnh thời điểm đó là ông Trịnh Văn Chiến đã đồng ý chủ trương cho phép đầu tư đường cấp nước thô mới từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa với vật liệu đường ống truyền thống bằng gang, ống HDPE. BQL KKT Nghi Sơn tiếp tục làm chủ đầu tư.

Ngày 25.1.2014, ông Nguyễn Đình Xứng (thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh) đã kí văn bản số 723/UBND-TKKH khẳng định lại ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về sự việc. Theo các chỉ đạo trên, nguồn kinh phí tiếp tục được lấy từ ngân sách, trong đó giao BQL KKT Nghi Sơn cân đối 30 tỉ đồng từ nguồn vốn đầu tư hạ tầng KKT.

Ống vỡ tháng 2.2011, đến nay, năm 2023, nghĩa là đã 12 năm trôi qua nhưng ai là người chịu trách nhiệm cho sự thất thoát hàng trăm tỉ ngân sách Nhà nước vẫn chưa được công khai mặc dù ngày 6.1.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thời điểm đó là ông Trịnh Văn Chiến (sau đó là Bí thư Tỉnh uỷ) đã chỉ đạo BQL KKT Nghi Sơn chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có chức năng, thẩm quyền nghiên cứu “làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, đơn vị thi công và các đơn vị có liên quan”.

Báo Lao Động và các cơ quan truyền thông đã nhiều lần đề cập vấn đề xử lí trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong sự việc trên nhưng các cơ quan chức năng chỉ trả lời chung chung hoặc né tránh.

Trong kỳ họp báo cuối năm 2018, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Lao Động về sự việc, ông Nguyễn Đình Xứng - thời điểm đó là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết, cơ quan kiểm toán đã làm việc, tỉnh đã chuyển sự việc cho cơ quan công an. Cơ quan kiểm toán đã giao việc này cho tỉnh và tỉnh đã triển khai chỉ đạo công an sẽ tập trung điều tra. Vậy nhưng cho đến ngày hôm nay, dư luận vẫn không rõ ai là người chịu trách nhiệm.

Xuân Hùng
TIN LIÊN QUAN

Thanh Hoá ưu tiên điện cho công nghiệp Nghi Sơn, bệnh viện, địa điểm thi

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ra công điện về sử dụng điện tiết kiệm và bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Miếng “gân gà” Lọc hóa dầu Nghi Sơn và "con tin" của thị trường xăng dầu

Hoàng Lâm |

“Mỗi lần nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn trục trặc, bị làm sao, chúng tôi mất ăn mất ngủ. Hiện nay, đã, đang và sẽ tiếp tục gặp tình trạng như vậy. Chúng ta phải làm thế nào, liệu có “không ngủ” mãi được không, phải có giải pháp để xử lý dứt điểm tình trạng này".

Lọc hóa dầu Nghi Sơn trục trặc, Bộ Công Thương lo "mất ăn mất ngủ"

Thái Mạnh - Cường Ngô |

Bộ Công Thương cho biết, nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn chiếm 40% lượng xăng dầu trong nước, thường xuyên xảy ra "sự cố" và phía Việt Nam chỉ nắm 20% lượng vốn nên thường xuyên khiến Bộ Công Thương phải "mất ăn, mất ngủ".

Vịnh Hạ Long mênh mông, tuyệt đẹp, sao cứ “nhốt” du khách trên tàu?

Nguyễn Hùng |

Theo quy định, việc 3 tàu nghỉ đêm ngày 12.7.2023 tự ý đưa du khách vào bãi cát Bàn Chân giữa vịnh Hạ Long để du khách vui chơi là sai. Nhưng, việc này một lần nữa làm “nóng” lại các kiến nghị của cộng đồng những người làm du lịch và cả du khách từ nhiều năm nay, rằng không thể cứ “nhốt” du khách trên tàu trong tour 2-3 ngày lênh đênh trên vịnh Hạ Long.

Hà Nội: Lắp hộp cứu hỏa vào cụm dân cư nhưng không đưa chìa mở khóa

QUỲNH TRANG - HOÀNG XUYẾN |

Hiện nay, tại nhiều tổ dân phố trên địa bàn TP Hà Nội đã được triển khai và lắp đặt mô hình “Điểm chữa cháy công cộng”. Tuy nhiên, nhiều hộp đựng dụng cụ chữa cháy, cứu hỏa sau khi đã lắp đặt lại trong tình trạng không có dụng cụ chữa cháy hoặc nếu có lại bị khóa chặt, khiến người dân không thể sử dụng khi cần.

Biến vương tử siêu giàu Ả Rập thành trò cười và sự sa lầy của phim Hàn

Mi Lan |

Trong 5 năm trở lại đây, phim Hàn Quốc liên tục bị các quốc gia phản ứng khi tùy tiện xây dựng những câu chuyện bóp méo về văn hóa bản địa.

Vụ 2 bà cháu tử vong vì cháy xe điện: Nhân chứng kể lại phút kinh hoàng

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trước khi đi ngủ, anh D. cắm sạc pin chiếc xe điện 4 bánh, ai ngờ chỉ ít phút sau, chiếc xe bốc cháy khiến người con gái 5 tuổi và mẹ ruột bị thiệt mạng.

Thắng tay vợt chủ nhà, Nguyễn Thuỳ Linh vào tứ kết giải cầu lông Mỹ mở rộng

HOÀNG HUÊ |

Chiến thắng 2-1 trước đối thủ chủ nhà Iris Wang ở vòng 2 đơn nữ giúp Nguyễn Thuỳ Linh giành vé vào tứ kết giải cầu lông Mỹ mở rộng 2023.

Thanh Hoá ưu tiên điện cho công nghiệp Nghi Sơn, bệnh viện, địa điểm thi

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ra công điện về sử dụng điện tiết kiệm và bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Miếng “gân gà” Lọc hóa dầu Nghi Sơn và "con tin" của thị trường xăng dầu

Hoàng Lâm |

“Mỗi lần nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn trục trặc, bị làm sao, chúng tôi mất ăn mất ngủ. Hiện nay, đã, đang và sẽ tiếp tục gặp tình trạng như vậy. Chúng ta phải làm thế nào, liệu có “không ngủ” mãi được không, phải có giải pháp để xử lý dứt điểm tình trạng này".

Lọc hóa dầu Nghi Sơn trục trặc, Bộ Công Thương lo "mất ăn mất ngủ"

Thái Mạnh - Cường Ngô |

Bộ Công Thương cho biết, nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn chiếm 40% lượng xăng dầu trong nước, thường xuyên xảy ra "sự cố" và phía Việt Nam chỉ nắm 20% lượng vốn nên thường xuyên khiến Bộ Công Thương phải "mất ăn, mất ngủ".