Dong Xa Ri đem Tết về gần

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Những năm trước, mảnh đất màu ở thôn Xa Ri (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) được bà con đồng bào Vân Kiều trồng lúa và các loại hoa màu. Do sạt lở, hệ thống thủy lợi ở đây bị hỏng, khiến cánh đồng khô khốc. Nhờ bộ đội hỗ trợ giống dong riềng, bắt tay chỉ việc từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch, nên năm nay bà con Xa Ri có tiền ăn Tết.

Xanh lại trên đồng khát

Thôn Xa Ri với 100% là người đồng bào thiểu số, chủ yếu là đồng bào Vân Kiều sống quần tụ gần chân đèo Sa Mù – nơi có độ cao gần 1.400m so với mặt nước biển và giáp biên giới Việt-Lào. Cuộc sống của người dân ở đây rất khó khăn, sống phụ thuộc vào nương rẫy.

Sau mấy tháng trồng, giáp Tết thì đến lúc thu hoạch. Trong ảnh, cán bộ chiến sĩ Đoàn 337 giúp người dân thu hoạch dong trên cánh đồng thôn Xa Ri. Ảnh: Hưng Thơ.
Sau mấy tháng trồng, giáp Tết thì đến lúc thu hoạch. Trong ảnh, cán bộ chiến sĩ Đoàn 337 giúp người dân thu hoạch dong trên cánh đồng thôn Xa Ri. Ảnh: Hưng Thơ.

Trước kia, người dân thôn Xa Ri chỉ biết phát nương trồng lúa rẫy. Sau đó, từ sự hỗ trợ, hướng dẫn của Nhà nước, người dân biết làm lúa nước khi có hệ thống thủy lợi dẫn nước về, hoặc canh tác ở những thửa ruộng ở các vùng thấp trũng cạnh khe, suối.

Chỉ tay ra cánh đồng dưới chân đồi Xa Ri, chị Hồ Thị Giới (26 tuổi, trú ở Xa Ri) cho biết, đất ở đây bằng phẳng, màu mỡ và gần đường giao thông, từng là nơi canh tác thuận lợi. Nhưng cuối năm 2020, sau trận mưa lũ triền miên kèm sạt lở đất, hệ thống thủy lợi bị hỏng nghiêm trọng, thì việc canh tác ở đây không còn thuận lợi nữa.

Cuốc lớp đất mỏng là thấy củ dong, sau đó người dân cắt đi phần rễ rồi bán tại rẫy cho Đoàn 337. Ảnh: Hưng Thơ.
Cuốc lớp đất mỏng là thấy củ dong, sau đó người dân cắt đi phần rễ rồi bán tại rẫy cho Đoàn 337. Ảnh: Hưng Thơ.

“Lúc đó, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 cử cán bộ đến, đề nghị nên mở rộng diện tích trồng dong riềng. Dong riềng không phải cây trồng mới, 4 năm nay gia đình mình đã trồng rồi, nhưng trồng ít chứ không nhiều” – chị Giới, nhớ lại. Nghe lời bộ đội, chị Giới trồng 2 sào dong riềng trên mảnh đất màu dưới đồi Xa Ri. Củ dong thì bộ đội cấp, kỹ thuật trồng, chăm sóc và thậm chí là làm cỏ cũng được hỗ trợ. “Dong hợp với đất này, sau khoảng 8 tháng trồng thì củ khá nhiều và to. Bây giờ mới thu hoạch nên chưa biết được bao nhiêu tấn” – chị Giới, cho hay.

Năm nay, diện tích dong của vợ chồng chị Hồ Thị Lan cho năng suất cao. Ảnh: Hưng Thơ.
Năm nay, diện tích dong của vợ chồng chị Hồ Thị Lan cho năng suất cao. Ảnh: Hưng Thơ.

Cạnh vườn của nhà chị Giới, 2 chiến sĩ của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 (Đoàn 337) cùng bà con ở thôn đang tập trung thu hoạch những luống dong cuối cùng của nhà chị Hồ Thị Lan. Dưới tán lá xanh tốt, củ dong ẩn dưới lớp đất mỏng, chỉ cần cuốc xuống là lật tung lên. Sau khi cắt xén đi phần rễ và đất bám vào, củ dong được cho vào bao tải rồi chở ra đường, tập kết ở 1 điểm để cán bộ Đoàn 337 cân đo rồi căn cứ vào trọng lượng mà tính ra tiền. Với 2 sào trồng dong của nhà chị Lan thu được 6 tấn củ, bán với giá thấp nhất 2.500 đồng/1kg thì thu về 15 triệu đồng. “Đất này trước đây làm lúa. Nhưng không có nước nên mới chuyển qua trồng dong. Nhờ bộ đội hỗ trợ giống và chăm sóc, thu hoạch rồi thu mua, nên gia đình mới yên tâm mở rộng diện tích. So với các cây trồng khác mà gia đình gắn bó nhiều năm nay, thì dong cho thu nhập cao hơn, lại đúng thời điểm cuối năm, nên sẽ có điều kiện để đón Tết” – chị Lan, nói.

Món quà miến dong Trường Sơn

Những tháng cuối năm dương lịch, không chỉ gia đình chị Lan và chị Giới, mà có thêm 23 hộ trồng dong riềng ở cánh đồng dưới đồi Xa Ri tất bật. Họ phải thu hoạch đúng thời vụ, bán cho Đoàn 337 để kịp sản xuất thành miến.

Đoàn 337 hỗ trợ người dân trồng, rồi bao tiêu luôn củ dong. Dong được tập kết về công ty xây dựng rồi xay thành bột. Ảnh: Hưng Thơ.
Đoàn 337 hỗ trợ người dân trồng, rồi bao tiêu luôn củ dong. Dong được tập kết về công ty xây dựng rồi xay thành bột. Ảnh: Hưng Thơ.

Thượng tá Lê Kế Phát – Giám đốc Công ty xây dựng Đoàn 337 cho hay, từ nhiều năm trước, đơn vị này đã đưa cây dong riềng về trồng thử nghiệm ở thôn Xa Ri. Khi trồng thành công, công ty đã thu mua và chế biến từ củ dong thành miến. Ban đầu, “Miến dong Trường Sơn” làm ra chưa có tên tuổi, chỉ đem đi biếu, hoặc chia cho cán bộ chiến sĩ trong đoàn về bán lại cho gia đình coi như giới thiệu sản phẩm. Dần dà, sau mấy năm, “Miến dong Trường Sơn” được nhiều người nội trợ truyền tay nhau, rồi đặt mua để làm quà vào dịp Tết khiến sản phẩm làm ra không đủ để bán.

Bột từ củ dong được làm thành bánh, cắt ra thành sợi miến rồi được phơi khô. Ảnh: Hưng Thơ.
Bột từ củ dong được làm thành bánh, cắt ra thành sợi miến rồi được phơi khô. Ảnh: Hưng Thơ.

Năm 2020, sau đợt mưa lũ gây hỏng hệ thống thủy lợi, Công ty xây dựng Đoàn 337 hỗ trợ giống, cày đất cho 25 hộ đồng bào Vân Kiều ở thôn Xa Ri để thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển sang dong riềng trên diện tích 10,5ha đất thiếu nước. “Quá trình trồng và chăm sóc, chúng tôi hỗ trợ tận tình cho bà con. Khi thu hoạch thì cam kết thu mua hết với giá không dưới 2.500 đồng/1kg củ tươi. Năm 2021 này, bà con thu được khoảng 400 tấn củ - sản lượng lớn nhất từ trước đến nay, đồng nghĩa với việc thu nhập của các hộ tham gia trồng dong riềng cao hơn” – thượng tá Phát, cho hay.

Các công đoạn làm miến đều thủ công, nên thành phẩm chất lượng. Trong ảnh, miến thành phẩm được cán bộ ở công ty sản xuất cân đo để đóng vào bao. Ảnh: Hưng Thơ.
Các công đoạn làm miến đều thủ công, nên thành phẩm chất lượng. Trong ảnh, miến thành phẩm được cán bộ ở công ty sản xuất cân đo để đóng vào bao. Ảnh: Hưng Thơ.

Sau khi thu mua củ dong về, cán bộ ở Công ty xây dựng Đoàn 337 sẽ trực tiếp chế biến thành bột để chế biến thành miến. Việc làm miến ở đây thủ công, bằng bột sống và dùng máy đánh. Sau đó lấy bột tráng thành bánh rồi mới cắt thành sợi miến. Làm bằng tay, nên miến sợi không đều nhau, nhưng đổi lại dai ngon nên được yêu thích. Với 1kg “Miến dong Trường Sơn” được bán với giá 85.000 đồng/1kg, giá này mấy năm nay không đổi, sản phẩm đảm bảo chất lượng nên niên vụ này dù làm được khoảng 20 tấn miến vẫn không đủ để bán. Thậm chí, có khách hàng còn chuyển khoản 100 triệu đồng để đặt trước, vì lo cháy hàng như năm trước dù lúc đó chưa thu hoạch dong riềng.

Sản phẩm chất lượng, giá phù hợp, nên miến dong Trường Sơn được người tiêu dùng yêu thích. “Mục tiêu của chúng tôi, là làm mô hình giúp bà con xóa đói giảm nghèo chứ không phải kinh doanh” - Thượng tá Lê Kế Phát – Giám đốc Công ty xây dựng Đoàn 337, nói.
Sản phẩm chất lượng, giá phù hợp, nên miến dong Trường Sơn được người tiêu dùng yêu thích. “Mục tiêu của chúng tôi, là làm mô hình giúp bà con xóa đói giảm nghèo chứ không phải kinh doanh” - Thượng tá Lê Kế Phát – Giám đốc Công ty xây dựng Đoàn 337, nói.

Theo thượng tá Phát, với mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho đồng bào thiểu số ở nơi đơn vị đóng quân, trong năm 2022, sẽ mở rộng diện tích lên 25-30ha cây trồng, đồng thời sẽ nâng dần giá thu mua củ dong để người dân có thêm thu nhập.

“Chúng tôi không đặt vấn đề lời lãi, mà hướng mục tiêu giúp bà con thoát nghèo và xây dựng thương hiệu “Miến dong Trường Sơn”. Khi có thương hiệu rồi, thì sẽ có nhiều người quan tâm, thu mua và chế biến, lúc đó giá thành sẽ cao lên, và người dân có sẽ thu nhập” – thượng tá Phát, cho biết thêm.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Hoa Tết rực rỡ đủ màu sắc ồ ạt "đổ bộ" đường phố TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM -  Đáp ứng nhu cầu hoa trang trí dịp Tết đến xuân về, những ngày này hoa Tết đã được nhà vườn, thương lái... bày bán khá nhiều trên các tuyến đường ở TPHCM với nhiều chủng loại phong phú như mai, đào, quất, kiểng lá, cúc… có mức giá từ vài chục ngàn đến hàng chục triệu đồng.

Trúng đậm vụ rau màu, nông dân sắm đồ, sửa nhà đón Tết

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Từ địa phương lệ thuộc nguồn cung rau, củ ở các nơi khác thì giờ đây xã Hòa Điền (huyện Kiên Lương) lại trở thành nguồn cung cấp cho thị trường nhờ mạnh dạn phá bỏ vườn tạp, thay đổi cơ cấu cây trồng.

Ấm lòng người lao động dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Ngọc Ánh |

Hà Nội - Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022,  bà Đặng Thị Phương Hoa – Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã đến thăm, động viên và trao hỗ trợ cho đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế, tặng quà cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội; tặng quà Tết cho người lao động khó khăn của Công ty TNHH SPI Việt Nam.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hoa Tết rực rỡ đủ màu sắc ồ ạt "đổ bộ" đường phố TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM -  Đáp ứng nhu cầu hoa trang trí dịp Tết đến xuân về, những ngày này hoa Tết đã được nhà vườn, thương lái... bày bán khá nhiều trên các tuyến đường ở TPHCM với nhiều chủng loại phong phú như mai, đào, quất, kiểng lá, cúc… có mức giá từ vài chục ngàn đến hàng chục triệu đồng.

Trúng đậm vụ rau màu, nông dân sắm đồ, sửa nhà đón Tết

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Từ địa phương lệ thuộc nguồn cung rau, củ ở các nơi khác thì giờ đây xã Hòa Điền (huyện Kiên Lương) lại trở thành nguồn cung cấp cho thị trường nhờ mạnh dạn phá bỏ vườn tạp, thay đổi cơ cấu cây trồng.

Ấm lòng người lao động dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Ngọc Ánh |

Hà Nội - Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022,  bà Đặng Thị Phương Hoa – Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã đến thăm, động viên và trao hỗ trợ cho đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế, tặng quà cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội; tặng quà Tết cho người lao động khó khăn của Công ty TNHH SPI Việt Nam.