Phá rừng liên tiếp tại Tây Nguyên:

Để mất rừng, nhưng chủ mưu không bị xử lý

HỮU LONG |

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành lệnh “đóng cửa rừng” thế nhưng đến nay, rừng Tây Nguyên liên tục bị “cạo trọc”. Để mất rừng không thể không nhắc đến các thủ đoạn tinh vi của lâm tặc nhưng cũng có phần trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc xử lý chậm trễ, chế tài chưa có tính răn đe…

“Cạo trọc” rừng thông lấy đất sản xuất

Nhiều năm lại đây, nhu cầu lấn chiếm rừng để lấy đất sản xuất, xây nhà ở của người dân Tây Nguyên tăng cao đột biến. Đây được xem là một trong những áp lực khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh trở nên khó khăn, phức tạp. Điển hình như tại 2 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, để có đất sản xuất, không ít đối tượng sẵn sàng sử dụng các thủ đoạn tinh vi như đầu độc phá hoại hàng nghìn hécta rừng thông tự nhiên.

Phần lớn các vụ đầu độc rừng thông diễn ra lẻ tẻ, có chủ ý nhưng không được ngăn chặn kịp thời. Vụ phá rừng thông xảy ra khu 225 thuộc lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Nung quản lý xảy ra từ lâu. Sau khi phá rừng, cơ quan chức năng kiểm đếm hiện trường và phát hiện, tại lô D, khoảnh 3 và lô A, khoảnh 4, tiểu khu 225, có 9 cây thông 3 lá bị cưa hạ trái phép. Những cây thông bị cưa hạ này có đường kính gốc từ 35-52cm, khối lượng lâm sản thiệt hại hơn 6,1m3.

Điều đáng nói, dấu vết hiện trường rừng thông bị sát hại còn mới, nhưng “lâm tặc” đã tẩu tán phần lớn lâm sản khỏi hiện trường. Sự việc xảy ra nhỏ lẻ nhưng kéo dài đến ngày 22.10, Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) mới có báo cáo UBND huyện Lạc Dương về việc “lâm tặc” khai thác trái phép rừng thông ở tiểu khu 225 (địa bàn xã Lát).

Tương tự, tình trạng chặt phá rừng thông dọc tuyến QL14 đoạn qua tỉnh Đắk Nông xảy ra dai dẳng. Để hạ độc rừng thông, các đối tượng không từ thủ đoạn như dùng cưa lốc đốn hạ thông, đổ hóa chất đầu độc… Mục đích của hành vi phá rừng là để lấn chiếm, mua bán đất rừng. Đáng nói, nạn đầu độc rừng thông ở Đắk Nông chỉ được xử lý triệt để khi có sự chỉ đạo quyết liệt từ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Một lãnh đạo Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông thừa nhận, nhiều vụ vi phạm cưa cây, đổ hóa chất, hủy hoại rừng thông không bắt được đối tượng vi phạm để xử lý. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng phá rừng thông diễn ra ngày càng phức tạp.

Chậm xử lý, thiếu răn đe

Từ lâu, nhiều Cty lâm nghiệp được giao rừng tại Đắk Lắk hoạt động không hiệu quả. Cụ thể, dù được giao trách nhiệm trong việc giữ rừng nhưng các đơn vị này buông lỏng quản lý để rừng bị phá trắng. Trong số các Cty lâm nghiệp để mất rừng, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar nổi lên với các vụ phá rừng nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận.

Trước câu hỏi của dư luận về việc liên tiếp những vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra tại Đắk Lắk nhưng đến nay không có một cá nhân nào bị xử lý hình sự, một lãnh đạo Tỉnh ủy Đắk Lắk tiết lộ, Tỉnh ủy đang đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk rà soát hoạt động của các Cty lâm nghiệp được giao khoán bảo vệ rừng. Đối với những diện tích được giao nhưng làm ăn thua lỗ, để phá rừng thì cần sớm thu hồi rừng, xử lý chủ rừng.

Còn nói về tình trạng đầu độc rừng thông tại Đắk Nông, ông Lê Trọng Yên - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Đắk Nông - cho hay, Sở đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Đắk Nông về vụ hủy hoại rừng nghiêm trọng này dọc QL14 và QL28. Trước những diễn biến phức tạp của các đối tượng phá rừng, Sở NNPNNT có văn bản đề nghị Công an tỉnh Đắk Nông nhanh chóng điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng dùng các thủ đoạn tinh vi để đầu độc rừng thông.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Hồng Mạnh - Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar. Sở dĩ ông Mạnh bị kỷ luật vì trong thời gian công tác, ông này chưa làm tròn trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với cơ quan chức năng để quản lý, bảo vệ rừng; thiếu kiểm tra, giám sát đối với cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và của cá nhân đồng chí.

HỮU LONG
TIN LIÊN QUAN

Tình trạng phá rừng phòng hộ vẫn không giảm

Thanh Chung |

Quảng Nam liên tiếp phát hiện nhiều vụ phá rừng, các ngành chức năng đã tăng cường công tác giữ và bảo vệ. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng phòng hộ vẫn không giảm. Tại rừng phòng hộ Sông Tranh (thuộc xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My), hàng chục cây cổ thụ bị đốn hạ la liệt, gỗ được tập kết ra bìa rừng rồi vận chuyển đi tiêu thụ.

Phá rừng phòng hộ Sông Tranh: Cơ quan chức năng vào cuộc

Hoàn Nhân |

Sau khi báo chí phản ánh, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh đi thực tế hiện trường và thống kê số gỗ bị lâm tặc đốn hạ. Đồng thời Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam yêu cầu Hạt Kiểm lâm Bắc Trà My khẩn trương xác minh điều tra các đối tượng vi phạm.

Khởi tố vụ phá rừng giáp ranh hai huyện ở Gia Lai

ĐÌNH VĂN |

Lâm tặc dùng cưa xích đốn hạ hàng loạt cây gỗ quý khu vực rừng giáp ranh hai huyện Kông Chro và Ia Pa (Gia Lai). Tuy vậy, cơ quan chức năng vẫn chưa truy bắt được lâm tặc.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Tình trạng phá rừng phòng hộ vẫn không giảm

Thanh Chung |

Quảng Nam liên tiếp phát hiện nhiều vụ phá rừng, các ngành chức năng đã tăng cường công tác giữ và bảo vệ. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng phòng hộ vẫn không giảm. Tại rừng phòng hộ Sông Tranh (thuộc xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My), hàng chục cây cổ thụ bị đốn hạ la liệt, gỗ được tập kết ra bìa rừng rồi vận chuyển đi tiêu thụ.

Phá rừng phòng hộ Sông Tranh: Cơ quan chức năng vào cuộc

Hoàn Nhân |

Sau khi báo chí phản ánh, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh đi thực tế hiện trường và thống kê số gỗ bị lâm tặc đốn hạ. Đồng thời Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam yêu cầu Hạt Kiểm lâm Bắc Trà My khẩn trương xác minh điều tra các đối tượng vi phạm.

Khởi tố vụ phá rừng giáp ranh hai huyện ở Gia Lai

ĐÌNH VĂN |

Lâm tặc dùng cưa xích đốn hạ hàng loạt cây gỗ quý khu vực rừng giáp ranh hai huyện Kông Chro và Ia Pa (Gia Lai). Tuy vậy, cơ quan chức năng vẫn chưa truy bắt được lâm tặc.