Dấu ấn 20 năm thực hiện chương trình tín dụng chính sách ở Đắk Nông

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Chặng đường gần 20 năm qua đã ghi nhận những dấu ấn quan trọng trong việc triển khai thực hiện chương trình tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Năm 2019, gia đình bà Phạm Thị Huệ, ở thị trấn Đức An, huyện Đắk Song đang thuộc diện hộ nghèo. Thời điểm này, gia đình bà Huệ phải đi ở nhờ, làm thuê cuốc mướn sống qua ngày. Với nổ lực của gia đình, cùng với sự giúp đỡ của anh em họ hàng, gia đình bà Huệ đã mua được một mảnh vườn rộng 1ha.

Sau khi dồn hết tiền của mua đất, bà Huệ không còn vốn liếng để đầu tư phát triển các loại cây trồng. Trong lúc khó khăn, bà Huệ đã được NHCSXH sách kịp thời hỗ trợ cho vay 50 triệu đồng để mua phân bón, cây giống để phát triển vườn cà phê, hồ tiêu.

Với tinh thần có sức người “sỏi đá cũng thành cơm”, bà Huệ nhanh chóng chăm sóc vườn cây trồng xanh tốt, mang lại năng suất cao và có nguồn thu ổn định. Đến năm 2021, khi cây cà phê bắt đầu cho thu nhập thì gia đình bà Huệ đã tường bước vượt qua khó khăn.

Thời điểm này, gia đình bà Huệ tiếp tục được cận nguồn vốn vay hộ cận nghèo là 80 triệu đồng để đầu tư chăm sóc vườn rẫy. “Nhờ Ngân hàng chính sách nên tôi đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, làm được nhà ở, ổn định cuộc sống. Hiện nay, nhà tôi đã cơ bản thoát nghèo, tiếp tục phát triển bền vững, vươn lên trong cuộc sống” – chị Huệ khẳng định.

Tương tư, nhiều năm trước, gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết Ngân, ở xã Nâm njang cũng thuộc diện hộ nghèo. Năm 2014, bà Ngân được tiếp cận nguồn vốn hộ nghèo với số tiền 30 triệu đồng để đầu tư chăm sóc 3ha cà phê, hồ tiêu.

Nhờ nguồn tiền này, bà Ngân đã mua phân bón, tái sinh vườn cà phê, hồ tiêu èo uột. Hiện nay, vườn cà phê, hồ tiêu của gia đình bà Ngân đã cho thu nhập ổn định, hiện đã thoát nghèo, các con đều thi đỗ đại học.

“Khi được NHCSXH cho vay 30 triệu đồng thì đây là bước ngoặt lớn để cho gia đình tôi vượt qua khó khăn. Nhờ bước đệm đó, đến nay, gia đình tôi đã thoát nghèo, mỗi năm thu nhập 10 tấn cà phê và tiêu, cuộc sống của gia đình đã khá giả hơn” – bà Ngân phấn khởi.

Nguồn vốn ưu đãi đã đầu tư cho người dân ở nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Nguyễn Lương
Nguồn vốn ưu đãi đã đầu tư cho người dân ở nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Nguyễn Lương

Qua thực tế cho thấy, từ khi thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, giai đoạn 2004-2022, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp 56.424 lượt hộ thoát nghèo, 26.770 lao động ở tỉnh Đắk Nông được tạo việc làm.

Ngoài ra, toàn tỉnh Đắk Nông còn có 40.490 học sinh, sinh viên được vay vốn học tập, 2.830 ngôi nhà cho các đối tượng được xây mới. Hơn 133.280 công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn được sửa chữa, xây dựng.

Dấu ấn một chặng đường

Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông, hiện nay, đơn vị đang triển khai cho vay 18 chương trình tín dụng chính sách khác nhau, tăng 15 chương trình so với năm 2004. Trong quá trình thực hiện giải ngân nguồn vốn ưu đãi, ngân hàng đã phối hợp với 4 tổ chức hội nhận ủy thác bao gồm: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên.

Tính đến 30.6.2022, tổng dư nợ đạt trên 3.527 tỷ đồng, gấp hơn 121 lần so với thời điểm thành lập. Để giải ngân nguồn vốn, đã có 1.580 ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn trên tất cả các thôn, bon, tổ dân phố. Chất lượng hoạt động của các Ban quản lý Tổ cũng như chất lượng tín dụng chính sách ngày càng được củng cố, kiện toàn và nâng cao.

Một số chương trình có tỷ trọng cho vay lớn như chương trình cho vay hộ nghèo chiếm 17,1%, chương trình cho vay hộ cận nghèo là 13%, chương trình cho vay hộ thoát nghèo là 13,5 %, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường là 16,6 %, chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn chiếm là 23,2%, chương trình cho vay học sinh sinh viên chiếm là 3,5%...

Hiện có trên 69 ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, chiếm 42% số hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh (163.450 hộ). Trong đó, dư nợ của hộ người dân tộc thiểu số đạt trên 1.230 tỷ đồng, chiếm 35 % tổng dư nợ...

Rất nhiều người dân phấn khởi khi được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Ảnh: Nguyễn Lương
Rất nhiều người dân phấn khởi khi được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Ảnh: Nguyễn Lương

Theo ông Nguyễn Tiến Hà, Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH Tỉnh Đắk Nông, các chương trình tín dụng chính sách đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn cho đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống của hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác.

Qua đó, góp phần cùng Cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và an sinh xã hội. Kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2021 có tỷ lệ là 11,19%, giảm 44,8% so với năm 2004 (56%). Bình quân mỗi năm giảm trên 2,63%.

Thời gian qua, việc tổ chức triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi luôn được đơn vị bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với điều kiện của từng địa phương thực hiện ý chí, nguyện vọng của người dân.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã tập trung ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Việc này đã rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng nông thôn.  

"Khi nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng, việc đầu tư có hiệu quả, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận người dân ngày càng được nâng lên. Điều này đã làm thay đổi cơ bản nhận thức, nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, tính ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Nhiều hộ gia đình đã chủ động, sáng tạo mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết xây dựng nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường” – ông Hà cho biết.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Phải góp phần chống tín dụng đen trong công nhân lao động

Linh Nguyên - Dương Anh |

Một trong những nội dung của Hội nghị Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 29 (diễn ra ngày 17.8, tại Hà Nội) là thảo luận về kết quả hoạt động các chương trình, tổ chức tài chính vi mô sau 3 năm thực hiện chuyển đổi theo quy định. Đối với nội dung này, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh đến vấn đề góp phần chống tín dụng đen trong công nhân lao động.

Điểm tựa giúp người lao động thoát khỏi tín dụng đen

Nam Dương |

Bênh cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất thấp giúp công nhân (CN), người lao động (NLĐ) nghèo có tiền làm kinh tế phụ, Tổ chức tài chính vi mô CEP do LĐLĐ TPHCM sáng lập năm 1991, còn chú trọng giúp CN, NLĐ thoát khỏi tín dụng đen.

Ngân hàng chính sách tỉnh Đắk Nông thăm, tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng

Thành Lâm |

Đắk Nông - Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2022), Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với các địa phương đến thăm, tặng quà 4 Mẹ Việt Nam Anh hùng đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phải góp phần chống tín dụng đen trong công nhân lao động

Linh Nguyên - Dương Anh |

Một trong những nội dung của Hội nghị Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 29 (diễn ra ngày 17.8, tại Hà Nội) là thảo luận về kết quả hoạt động các chương trình, tổ chức tài chính vi mô sau 3 năm thực hiện chuyển đổi theo quy định. Đối với nội dung này, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh đến vấn đề góp phần chống tín dụng đen trong công nhân lao động.

Điểm tựa giúp người lao động thoát khỏi tín dụng đen

Nam Dương |

Bênh cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất thấp giúp công nhân (CN), người lao động (NLĐ) nghèo có tiền làm kinh tế phụ, Tổ chức tài chính vi mô CEP do LĐLĐ TPHCM sáng lập năm 1991, còn chú trọng giúp CN, NLĐ thoát khỏi tín dụng đen.

Ngân hàng chính sách tỉnh Đắk Nông thăm, tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng

Thành Lâm |

Đắk Nông - Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2022), Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với các địa phương đến thăm, tặng quà 4 Mẹ Việt Nam Anh hùng đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.