Đảo ngọc Lý Sơn liên tục bị sóng biển xâm thực

LÊ ĐỨC |

Đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, ngày càng trở nên “teo tóp” khi liên tục bị biển xâm thực. Những thửa đất trồng hoa màu của người dân giờ nhường chỗ cho những con sóng ngày đêm dội vào bờ, cuốn đất trôi ra xa. Sau hơn 40 năm, diện tích đất đảo đã mất đi một nửa so với trước đây và con số này sẽ không dừng lại nếu như các giải pháp làm kè chắn sóng quanh đảo không sớm triển khai.

Biển “ăn mòn” đất đảo

Từ sau bão số 9 năm 2020 đến nay, người dân trên huyện đảo Lý Sơn tỏ ra nơm nớp khi những đợt mưa gió trái mùa ập đến, ngoài việc hoa màu thất thu do thời tiết bất thường thì thêm vào đó là nỗi lo biển “ngoạm” dần đất canh tác. Từng con sóng bạc dội vào bờ cũng là từng ấy đất bị xói lở, cuốn trôi.

Hàng nghìn m2 đất nông nghiệp của người dân ở phía Đông bắc (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) đã trở thành biển. Trong đó, tại vị trí từ trạm ra đa 18 đến bờ biển thắng cảnh Hang Cau xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng.

Cố gắng vun đất và chằng chống các cây dứa, dương liễu đang nằm chênh vênh bên chân sóng, bà Đinh Thị Mến (trú thôn An Hải, huyện Lý Sơn) cho biết, sau cơn bão số 9 và số 13 năm 2020, mảnh đất trồng hành tỏi của bà từ chỗ cách biển khoảng 30m và được “bao bọc” bởi một thửa đất của hộ dân khác. Nhưng giờ, mảnh đất kia đã bị biển “nuốt” nên đất trồng tỏi của bà Mến trở thành ranh giới với biển.

“Cứ mỗi khi triều cường lên, sóng lớn khiến tình trạng này diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn. Sóng biển đánh tan một đoạn bờ biển làm các ruộng hành tỏi của người dân biến mất. Bà con chúng tôi ở đây ai cũng lo sợ nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn thì chắc chắn còn diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ không còn nữa”, bà Mến lo lắng.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, dọc theo bờ biển phía đông trước đây được đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông. Đồng thời, những “bức tường” cây xanh được người dân trồng dọc theo bờ biển để chắn sóng, gió bảo vệ đất và rau màu nhưng qua các mùa biển động, đến giờ những “bức tường” này đã không còn. Những vệt nứt, điểm sạt lở còn rõ mồn một.

Cần giải pháp chống xâm thực đảo

Ông Huỳnh Quá (trú thôn An Hải, huyện Lý Sơn) cho hay, hồi trước đất sản xuất của người dân nằm cách chân sóng hiện nay cả trăm mét. Nhưng mỗi năm sóng biển “lụm” một ít nên dần dà biển tiến sâu vào bên trong.

“Nước tiến vào đến đâu là bà con thụt lui vô tới đó. Bây giờ chỉ mong nhà nước xây kè kiên cố để bà con yên tâm sản xuất”, ông Quá kiến nghị.

Được biết, khu vực bị sạt lở trước đây từng được quy hoạch làm bãi đổ thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Tuy nhiên, hàng năm triều cường, sóng lớn đã gây xói lở sâu vào đất liền hàng chục mét làm mất đất sản xuất của người dân và nơi đổ thải cũng không còn.

Nhiều cụ cao niên ở đảo Lý Sơn cho biết, trước đây biển cách chân đảo vài trăm mét. Các gành đá nơi bà con neo đậu tàu và tổ chức các nghi lễ. Nhưng biển xâm thực nên diện tích đất mất dần.

Được biết, trước đây đảo Lý Sơn có tổng diện tích khoảng 1.400ha. Tuy nhiên, qua thời gian hiện tổng diện tích đất trên đảo chỉ còn lại trên dưới 950ha. Nhờ địa phương đầu tư xây dựng kè kiên cố đối với một số đoạn, điểm xảy ra tình trạng sạt lở nặng nên diện tích đất bị biển xâm thực cũng hạn chế. Tuy nhiên, đối với các đoạn chưa đầu tư kè chắn thì tình trạng biển “nuốt” đất vẫn tiếp diễn. Và con số 950ha đất sẽ không dừng lại ở đó mà tiếp tục bị thu hẹp nếu như không có các giải pháp cấp bách để giữ đảo.

Bà Phạm Thị Hương - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn thừa nhận, tình trạng sạt lở bờ biển ở khu vực phía Đông bắc đảo Lý Sơn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Huyện đã có kiến nghị tỉnh bố trí nguồn kinh phí để làm kè và lãnh đạo tỉnh cũng đã đi kiểm tra thực tế. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì tỉnh chưa cân đối được ngân sách nên chưa thể đầu tư được.

Trước mắt, địa phương bám sát, theo dõi diễn biến các khu vực sạt lở nguy hiểm để có biện pháp ứng phó nhằm hạn chế tối đa tình trạng sạt lở.

“Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - du lịch của Lý Sơn, sớm khắc phục thực trạng xâm thực, xói mòn đảo do triều cường, sóng lớn gây ra, và tạo mạng lưới đường giao thông liên hoàn, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng - an ninh ở huyện đảo, tỉnh cần sớm bố trí kinh phí xây dựng kè chắn sóng kết hợp đường giao thông. Đây là giải pháp căn cơ để bảo vệ đảo và giúp người dân an toàn trước các đợt mưa bão”, bà Hương kiến nghị.

Theo UBND huyện Lý Sơn, ước tính khu vực sạt lở kéo dài khoảng 500m chạy dọc bờ biển, tại những điểm sạt lở lớn, có chiều cao từ 2-3 mét và ăn sâu vào bên trong khoảng 50m. Bên cạnh tình trạng sạt lở làm mất đất sản xuất của người dân thì sóng biển sâm thực còn đe dọa đến danh thắng Hang Cau, một điểm đến của du khách khi tham quan Lý Sơn.

LÊ ĐỨC
TIN LIÊN QUAN

Tổ chức giải dù lượn trên miệng núi lửa ở đảo Lý Sơn

HỮU DANH |

Quảng Ngãi - Giải vô địch các Câu lạc bộ Dù lượn quốc gia lần thứ 2 sẽ được tổ chức từ ngày 20 - 24.5 trên núi lửa huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Lễ hội văn hóa dân gian "Khao lề thế lính Hoàng Sa" tổ chức tại đảo Lý Sơn

Thanh Hải |

Quảng Ngãi - Ngày 16.4, lễ "Khao lề thế lính Hoàng Sa" chính thức được tổ chức tại huyện đảo Lý Sơn. Quảng Ngãi.

Chìm cano ở Cửa Đại: Quảng Ngãi tăng cường quản lý tàu ra đảo Lý Sơn

Thanh Hải |

Quảng Ngãi - Ngay sau vụ cano chở khách từ Cù Lao Chàm và Hội An bị chìm ở Cửa Đại, làm 17 người chết, tỉnh Quảng Ngãi lập tức có động thái siết chặt quản lý giao thông thủy nội địa - trong đó có tuyến vận tải hành khách biển ra vào huyện đảo Lý Sơn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tổ chức giải dù lượn trên miệng núi lửa ở đảo Lý Sơn

HỮU DANH |

Quảng Ngãi - Giải vô địch các Câu lạc bộ Dù lượn quốc gia lần thứ 2 sẽ được tổ chức từ ngày 20 - 24.5 trên núi lửa huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Lễ hội văn hóa dân gian "Khao lề thế lính Hoàng Sa" tổ chức tại đảo Lý Sơn

Thanh Hải |

Quảng Ngãi - Ngày 16.4, lễ "Khao lề thế lính Hoàng Sa" chính thức được tổ chức tại huyện đảo Lý Sơn. Quảng Ngãi.

Chìm cano ở Cửa Đại: Quảng Ngãi tăng cường quản lý tàu ra đảo Lý Sơn

Thanh Hải |

Quảng Ngãi - Ngay sau vụ cano chở khách từ Cù Lao Chàm và Hội An bị chìm ở Cửa Đại, làm 17 người chết, tỉnh Quảng Ngãi lập tức có động thái siết chặt quản lý giao thông thủy nội địa - trong đó có tuyến vận tải hành khách biển ra vào huyện đảo Lý Sơn.