Đằng sau những túi nilon đựng cơm trắng của học sinh vùng cao

Việt Bắc |

Hình ảnh học sinh vùng cao băng rừng, vượt núi đến lớp với những nắm cơm trắng đựng lủng lẳng trong túi nilon đã gây xúc động mạnh cho người xem.

Vừa qua, hình ảnh các em học sinh mầm non, tiểu học tại điểm trường Pa Pao xã Lao Và Chải (Yên Minh, Hà Giang) phải đựng cơm trong những chiếc túi nilon và mang tới lớp để ăn trưa được cộng đồng quan tâm.

Những túi nilon chỉ có cơm trắng được gia đình chuẩn bị cho các em từ sáng và đến trưa lấy ra ăn thì đã nguội lạnh. Đã vậy, nhiều em chỉ có chút muối mà không hề có thức ăn kèm theo.

Không chỉ tại Hà Giang, trước đó, không ít lần hình ảnh các em học sinh vùng cao lủng lẳng bên mình túi cơm trắng xuất hiện trên truyền thông khiến người xem xúc động mạnh. Nhiều người xót xa đặt câu hỏi vì sao các em không có bếp ăn mà phải mang cơm từ nhà đi?

Ngày 7.10, trao đổi với PV Lao Động, bà Nguyễn Thị Hoà - Hiệu trưởng trường mầm non Lao Và Chải cho biết, điểm trường Pa Pao hiện tại có 76 em học sinh bao gồm cả 53 em mầm non và 23 em cấp tiểu học cùng sinh hoạt.

"Trường có 1 điểm trường chính và 12 điểm trường lẻ, trong đó học sinh học bán trú chỉ có ở điểm trường chính. Điểm trường Pa Pao là điểm trường lẻ nên không tổ chức ăn bán trú.

Tuy nhiên, do địa bàn rộng, khoảng cách từ nhà các em tới điểm trường khá xa nên gia đình sẽ chuẩn bị cơm cho các con mang đi học. Việc này cũng đã có từ nhiều năm nay" - bà Hoa cho hay.

Cơm trắng ăn với muối lấy từ mì tôm đã trở thành quen thuộc với các em. Ảnh cắt từ video.
Cơm trắng ăn với muối mì tôm đã trở thành quen thuộc với các em học sinh vùng cao Hà Giang. Ảnh cắt từ video.

Trong khi đó, tại điểm trường lẻ Pa Pao không có bếp ăn vì ban đầu không xác định cho học sinh ăn bán trú. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất thiếu thốn nên cũng chưa có điều kiện tổ chức cho các bé ăn bán trú.

Bà Hoà thông tin thêm: "Đối với cấp mầm non, chế độ bán trú được hỗ trợ theo Nghị định 05, mỗi em được hỗ trợ 160k/tháng và phát tiền mặt, phụ huynh các con họ ký nhận mang về để mua thức ăn cho các con.

Tôi đang bàn với các thầy bên trường tiểu học xây dựng kế hoạch, trình sang chính quyền địa phương theo hướng nếu không có bếp nấu thì cho phụ huynh nấu cơm mang đến, thầy cô ở trường nấu thức ăn chứ nhìn các em ăn cơm trắng với muối mà thương quá".

Thông tin tới PV, ông Phan Nhật Tuyên - Hiệu trưởng trường tiểu học Lao Và Chải cho biết, tại điểm trường Pa Pao thì chỉ có 2 ngày trong tuần các cháu học cả ngày. Những ngày mưa gió đường đi khó nên gia đình chuẩn bị cơm trưa cho các em để ở lại trường.

"Các cháu thuộc diện hộ nghèo thì đều được hỗ trợ theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Tuy nhiên các điểm trường lẻ không có chế độ nuôi dưỡng vì không thuộc diện đối tượng học sinh bán trú.

Vì vậy, những túi nilon đựng cơm trắng các cháu mang tới trường là do bố mẹ chuẩn bị. Điều kiện kinh tế người dân khó khăn nên chủ yếu các cháu chỉ ăn cơm trắng, thi thoảng mới có thịt " - ông Tuyên cho hay.

Việt Bắc
TIN LIÊN QUAN

Khánh thành điểm trường nơi biên giới, trao học bổng đến học sinh vùng cao

An Trịnh |

Cao Bằng - Sáng 6.9, Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm Lòng Vàng - Báo Lao Động phối hợp với LĐLĐ tỉnh Cao Bằng tổ chức làm lễ khánh thành, bàn giao công trình tại điểm trường Bản Khoòng (huyện Hạ Lang).

"Thư viện trên đá" đến với học sinh vùng cao dịp Tết thiếu nhi 1.6

Thế Kỷ |

“Thư viện trên đá” là món quà tinh thần mà Đoàn thanh niên cơ sở Trung tâm Công nghệ thông tin và Báo điện tử Tổ Quốc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) mang đến cho các em học sinh vùng cao trong dịp Tết thiếu nhi 1.6.

"Thư viện trên đá" nơi biên giới Hà Giang

Việt Bắc |

Những phòng đọc sách đầu tiên dành cho học sinh bán trú của xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn, Hà Giang) với tên gọi "Thư viện trên đá" với mong muốn mang tri thức và hy vọng mới cho các em học sinh nơi vùng cao biên giới.

Interactive: Giải phóng thủ đô 10.10.1954 - Mốc son lịch sử

VŨ LINH |

Kể từ “Chiếu dời đô” của Vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử. Quân, dân Hà Nội, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước kiên cường đấu tranh, bền bỉ lao động, sáng tạo, lập nhiều chiến công hiển hách lưu danh muôn đời. Trong tiến trình lịch sử phát triển Thủ đô Hà Nội, ngày 10.10.1954 là một mốc son lịch sử, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Thành lập tổ xác minh đơn tố cáo cắt xén tiền của cầu thủ Bình Thuận

Thanh Vũ |

Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã thành lập tổ xác minh và triệu tập những cá nhân liên quan để làm rõ đơn tố cáo của 18 thành viên câu lạc bộ Bình Thuận.

Tập trung nguồn lực chăm lo, đại diện, bảo vệ người lao động

Quế Chi |

Bắc Ninh - Thời gian tới, các cấp công đoàn tỉnh Bắc Ninh cần tập trung nguồn lực làm tốt công tác chăm lo và vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Đây là nhiệm vụ thường xuyên và then chốt của tổ chức Công đoàn; mỗi cấp công đoàn cần làm tốt hơn ở địa bàn mình, ngành mình, đơn vị mình.

Vật vã vượt điểm nghẽn kết nối khu Nam với trung tâm TPHCM

Nguyên Chân |

Cầu Kênh Tẻ, một trong số cây cầu kết nối khu vực phía Nam với trung tâm TPHCM đã bị quá tải, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ vào giờ cao điểm.

Mưa lớn, nhiều hồ đập ở Hà Tĩnh xả tràn

TRẦN TUẤN |

Mưa lớn những ngày qua khiến nhiều hồ đập trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phải điều tiết xả tràn để đón lũ.

Khánh thành điểm trường nơi biên giới, trao học bổng đến học sinh vùng cao

An Trịnh |

Cao Bằng - Sáng 6.9, Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm Lòng Vàng - Báo Lao Động phối hợp với LĐLĐ tỉnh Cao Bằng tổ chức làm lễ khánh thành, bàn giao công trình tại điểm trường Bản Khoòng (huyện Hạ Lang).

"Thư viện trên đá" đến với học sinh vùng cao dịp Tết thiếu nhi 1.6

Thế Kỷ |

“Thư viện trên đá” là món quà tinh thần mà Đoàn thanh niên cơ sở Trung tâm Công nghệ thông tin và Báo điện tử Tổ Quốc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) mang đến cho các em học sinh vùng cao trong dịp Tết thiếu nhi 1.6.

"Thư viện trên đá" nơi biên giới Hà Giang

Việt Bắc |

Những phòng đọc sách đầu tiên dành cho học sinh bán trú của xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn, Hà Giang) với tên gọi "Thư viện trên đá" với mong muốn mang tri thức và hy vọng mới cho các em học sinh nơi vùng cao biên giới.