Đám cưới “đầu tiên” và phần thưởng duy nhất

Lục Tùng |

Khi được mời dự đám cưới tỷ phú Ấn Độ được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam với tư cách là phóng viên Báo Lao Động, tôi được Đại sứ Phạm Sanh Châu thay mặt gia đình cô dâu, chú rể tặng “Huy hiệu đám cưới” duy nhất dành cho người có câu hỏi hay nhất tại buổi họp báo.
Tự hào Báo Lao Động

Vì nhiều lý do khách quan, lúc đầu tôi từ chối lời mời của UBND tỉnh Kiên Giang dự sự kiện đám cưới của cặp đôi tỷ phú người Ấn Độ được tổ chức tại Phú Quốc vào tháng ngày 9.3.2019. Mãi đến cuối ngày 07.03.2019, ông Lâm Văn Sển - Giám đốc Sở TTTTT Kiên Giang - điện thoại trực tiếp truyền đạt lại “lệnh” của lãnh đạo tỉnh: “Phải mời cho được Báo Lao Động” thì tôi không thể từ chối.

Sau khi trải qua quãng đường vừa thủy, vừa bộ, tôi đặt chân đến Phú Quốc vừa kịp giờ buổi họp báo trước khi sự kiện chính thức bắt đầu. Do quyết định tham dự ở phút thứ 89 nên tôi cũng muộn hơn so với nhiều đồng nghiệp về tư liệu, tâm thế tác nghiệp và nhiều, rất nhiều điều khác nữa. Và rồi tôi thật sự hoang mang khi vừa đặt chân lên đảo Phú Quốc thì nhiều đồng nghiệp đã đăng đầy hình ảnh, bài vở về đám cưới này trên báo mạng với những từ khóa đầy “mê hoặc” người đọc: “Đám cưới tỷ phú Ấn Độ”... Trong khi đó, những gì hiển thị về đám cưới này trong tôi chỉ là... “con số không” . Vì thế mãi đến khi cuộc họp báo diễn ra, tôi chỉ biết ngồi nghe các đồng nghiệp thi nhau đưa ra những câu hỏi và các thành viên phụ trách các sở, ngành có liên quan của tỉnh Kiên Giang lần lượt thay nhau cung cấp... Còn “thương hiệu” Báo Lao Động thì như mất tăm khi tôi chỉ biết chạy đua với hai bàn tay để ghi chép một cách đầy đủ nhất trước những câu hỏi rất cụ thể, chi tiết về số lượng khách, đồ ăn, thức uống, thậm chí là cả những câu hỏi chi tiết về chi phí của đám cưới... mà các đồng nghiệp đặt ra.

Chẳng lẽ vì mình mà Báo Lao Động mất mặt trước mặt đồng nghiệp? Nghĩ đến đây, trong đầu tôi chợt nhớ đến lời kể của nhà báo Lê Thanh Nguyên - cựu Trưởng VP Báo Lao Động tại ĐBSCL - về câu chuyện nhà báo Q.H (cựu PV Lao Động) đã từng làm nổi đình, nổi đám “thương hiệu” Báo Lao Động - một trong những tờ báo hàng đầu Việt Nam - chỉ với câu hỏi tại cuộc họp báo. Đại khái, tại cuộc họp báo mang tính quốc tế, nhà báo Q.H đã đưa ra câu hỏi mang tính chất “chuyền bóng” đúng tầm để cơ quan ngoại giao tung ra cú sút kết thúc chuỗi những câu hỏi “nhây nhưa” từ đồng nghiệp nước ngoài bị ám ảnh bởi thông tin mang tính chất xuyên tạc... Sau buổi họp báo, nhà báo Q.H không chỉ được đồng nghiệp “quý trọng” mà còn được cơ quan chức năng khen thưởng...

 

Niềm tin ập đến, tôi nhanh chóng hệ thống hóa câu chuyện và phát hiện “vấn đề”, nên ra hiệu xin phép đặt câu hỏi. Lúc này có vài đồng nghiệp đã “tháo lui” để tìm chỗ xử lý tin nóng. Sau khi lấy bình tĩnh, tôi yêu cầu cung cấp thông điệp từ đám cưới này. “Bởi nếu chỉ tập trung khai thác tên tuổi, nghề nghiệp của cô dâu - chú rể cũng như số lượng khách, thức ăn, đồ uống.... không khéo sẽ sa đà vào tình trạng soi mói chuyện riêng tư...” - tôi mạnh dạn đề xuất - “Điều mà bạn đọc mong muốn tìm hiểu nhất là vì sao nhiều ban ngành địa phương, trung ương... dồn sức để mời gọi, thậm chí là “lôi kéo” đám cưới này về Việt Nam...”.

Như khơi đúng chỗ, ông Phạm Sanh Châu - đương kim Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, kiêm nhiệm Nepal và Bhutan, người góp nhiều công sức cho sự kiện đám cưới tỷ phú Ấn Độ đầu tiên tổ chức chính thức trên lãnh thổ Việt Nam - tình cờ có mặt tại đây do trùng với thời gian cùng gia đình nghỉ phép về Phú Quốc (Việt Nam) - đã trình bày đầy đủ, có hệ thống câu trả lời. Qua đó, đưa câu chuyện từ chỗ “đặc tả” đám cưới thành câu chuyện của hành trình kết nối để phát triển hình ảnh du lịch. Hơn thế nữa là đưa địa danh Việt Nam vào bản đồ tổ chức tiệc cưới quý tộc trên toàn thế giới...

Ngay sau khi trình bày xong, ông Phạm Sanh Châu cho biết: Xin thay mặt gia đình cô dâu, chú rể cầm huy hiệu đám cưới tỷ phú trao tặng cho phóng viên Báo Lao Động vì đã có câu hỏi hay nhất. Cầm phần thưởng trên tay, trong tôi tràn đầy vui sướng và hạnh phúc. Bởi không chỉ là phóng viên duy nhất tham dự được tặng chiếc huy hiệu đầy ý nghĩa này, mà còn vì tôi biết được những nỗ lực của mình đã góp chút sức để góp phàn khẳng định vị thế thương hiệu Lao Động.

Ngoại giao... đám cưới

Tuy nhiên, điều khiến tôi hạnh phúc hơn chính là qua cách đặt câu hỏi, đã khơi gợi cho ngài Đại sứ trình bày cả hành trình làm việc, lao động đầy sáng tạo và nhiệt tâm khi kết nối để khai sinh sự kiện này, để qua đó gởi đến mọi người thông điệp vượt khỏi tầm vóc quy mô của đám cưới “khủng”. “Tôi đã phải mất 5 tháng thuyết phục, cùng với nhiều cuộc họp để tháo gỡ các vấn đề liên quan mới có thể đưa đám cưới tỷ phú Ấn Độ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam” - câu nói mở đầu của Đại sứ Phạm Sanh Châu như đưa chúng tôi ngược dòng thời dòng thời gian trở về với hành trình lao động đầy sáng tạo để có được sự kiện đám cưới này.

Ông Châu là bạn thân của tỷ phú Nitin Shah - bố của chú rể Rushang - một doanh nhân lớn ở Bombay (cô dâu Kaabia Grewal là đồng sáng lập lập hãng thời trang The Outhouse) cả hai đều thuộc dạng “trâm anh, thế phiệt”. Và theo tập quán của giới quý tộc Ấn Độ, họ luôn tìm địa điểm mới lạ, sang trọng để tổ chức hôn lễ. Do năm trước, ông Nitin Shah đã tổ chức đám cưới cho con gái trên dãy núi Hymalaya nên lần này ông muốn tổ chức lễ cưới cho con trai bên bờ biển với điều kiện: Độc đáo và chưa có đại gia nào từng tổ chức.

“Khi biết thông tin này, tôi đã chủ động tổ chức buổi cơm mời gia đình cả bố mẹ, cô dâu, chú rể để thúc đẩy họ lựa chọn Việt Nam” - ông Châu chia sẻ thêm - “Sau nhiều lựa chọn, họ quyết định lựa chọn Phú Quốc”. Theo ngài Đại sứ, sở dĩ Phú Quốc được lựa chọn vì nơi đây vừa đáp ứng nhu cầu cảnh quang đẹp mà khách sạn đáp ứng được yêu cầu cao cấp cho 700 - 800 khách mời. Tuy nhiên, sau khi chốt được địa điểm thì phát sinh 22 vấn đề mà nếu không có sự quyết liệt của ngài Đại sứ thì có lẽ sẽ không bao giờ đám cưới khủng này diễn ra. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách mời đám cưới: Người đến đi du lịch trước rồi sau đó dự đám; Người dự đám xong mới ở lại đi du lịch. Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã phải cử riêng một cán bộ lãnh sự chuyên trực 24/24 giờ để làm visa và đề xuất tỉnh Kiên Giang và Cục Xuất Nhập cảnh cũng phải mở thêm quầy để tránh tắc nghẽn khi khách đến.

Tuy nhiên, khó nhất vẫn là chuyện “ngoài tầm tay”. Điển hình là chuyện máy bay. Chủ tiệc cưới chỉ muốn đưa khách bay thẳng từ Ấn Độ vào Việt Nam, trong khi các hãng hàng không trong nước chưa có đường bay này. Dù đích thân liên lạc, nhưng ngài Đại sứ chỉ nhận được cái lắc đầu khi hãng hàng không phải cân nhắc giữa chi phí mở đường bay so với số tiền thu vào... Chuyện tưởng như đã vào ngõ cụt, nhưng ông Châu vẫn không chấp nhận bỏ cuộc. Cuối cùng sự kiên trì của ông cũng làm động lòng lãnh đạo VietjetAir. Những nỗ lực không biết mệt mỏi của ngài Đại sứ không chỉ mở ra đường bay mới Ấn Độ - Việt Nam mà còn mở ra diện mạo mới cho đất nước trên đường phát triển.

Ngay sau khi đặt chân đến Phú Quốc, nhiều vị khách Ấn Độ bày tỏ ngạc nhiên trước sự phồn vinh của Phú Quốc - Việt Nam. Bởi lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ Việt Nam đang chìm trong những khó khăn sau chiến tranh... Hơn thế nữa, thành công của “đám cưới tỷ phú Ấn Độ” lần này mở ra vận hội mới cho Việt Nam tăng tốc trên lĩnh vực phát triển du lịch: Du lịch qua đám cưới mà ngài Đại sứ đã dày công hướng tới. “Mỗi năm, giới quý tộc Ấn Độ tổ chức tiệc cưới tại nhiều quốc gia trên thế giới với giá trị khoảng 40 - 50 tỷ đôla, nhưng Việt Nam chưa đón được đám nào vì thiếu quảng bá. Vì vậy, tôi mong muốn tổ chức đám cưới lần này như đặt viên gạch cho bệ phóng ...” - ông Châu chia sẻ. Và đúng như kỳ vọng của ngài Đại sứ, sau thành công của “Đám cưới tỷ phú Ấn Độ”, nhiều nhà tổ chức sự kiện trên thế giới đã tìm đến Phú Quốc để thương thảo, trao đổi cho đám cưới quý tộc khác. “Các doanh nghiệp ở Phú Quốc đang đàm phán với đối tác để chuẩn bị tổ chức nhiều đám cưới hoành tráng...” - ông Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang lúc đó cho biết thêm.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.