Đà Nẵng: Lương thấp, nhiều công nhân không dám lập gia đình

Tường Minh - Văn Trực |

Đà Nẵng - Nhiều công nhân ở Đà Nẵng chọn không tụ tập với bạn bè, không dám lập gia đình vì lo gánh nặng chi phí do lương quá thấp.

Không dám lập gia đình

Quanh khu công nghiệp Hòa Khánh cũng như các khu công nghiệp khác ở Đà Nẵng là nơi trú ngụ của hàng vạn công nhân. Đa phần họ đều có cuộc sống khó khăn khi lương thấp, công việc bấp bênh lại ở nhà thuê nên nhiều người nghĩ mọi cách hạn chế tối đa việc chi tiêu.

Là thợ cơ khí thời vụ trong một công ty tại khu công nghiệp Hòa Khánh, anh A Lăng Be (29 tuổi, quê Quảng Nam) chỉ có mức thu nhập 250.000 đồng/1 ngày. Tuy nhiên, có nhiều ngày anh Be ở nhà vì không có việc để làm tại công ty.

Với mức thu nhập này, anh Be chỉ vừa đủ để trang trải tiền thuê trọ và những nhu cầu cơ bản hàng ngày như ăn, mặc.

Để hạn chế chi tiêu trong những ngày ở không, chàng trai này từ chối các cuộc nhậu với bạn bè, và thậm chí không đi cà phê nếu thấy không cần thiết.

“Tôi ít khi đi chơi với bạn bè, nên không gặp được bạn mới. Thậm chí tôi và rất nhiều người bạn cùng cảnh ngộ còn không nghĩ đến việc lập gia đình vì ít giao du nên không gặp được đối tượng và quan trọng hơn là sợ không nuôi nổi gia đình”, nam công nhân chia sẻ.

Lương thấp, áp lực chi tiêu khiến công nhân ở trọ phải dè sẻn từng bữa ăn. Ảnh: Văn Trực
Lương thấp, áp lực chi tiêu khiến công nhân ở trọ phải dè sẻn từng bữa ăn. Ảnh: Văn Trực

Còn trong căn nhà trọ chỉ vỏn vẹn 10m2 trên đường Đặng Chất (Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu), chị Hồ Thị Dí (38 tuổi, quê Thừa Thiên - Huế) đang ngồi một mình bên mâm cơm tối do chồng và anh trai ở cùng nhà đang đi ca đêm.

Tuy không phải chi tiêu cho con cái, nhưng hai vợ chồng người công nhân này đang phải chạy vạy từng tháng để chi trả cho khoản vay tín dụng 60 triệu đồng trước đó. Chưa kể, gia đình chị Dí còn vay 50 triệu đồng từ Hội Nông dân, vẫn chưa hoàn lại vốn.

Mỗi tháng, phòng trọ của chị Dí đang ở được cho thuê với giá 1,5 triệu đồng, cộng với tiền lãi vay nợ khiến chị Dí phải tiết kiệm hết mức trong việc chi tiêu. Thậm chí mỗi ngày chị chỉ ăn 2 bữa là trưa và tối, nhiều khi phải hâm nóng, dùng lại thức ăn từ trưa ngày hôm trước.

Để tiết kiệm chi phí, chị Dí phải sử dụng đồ ăn từ hôm trước. Video: Văn Trực

Đắn đo từng khoản chi 

Tối một ngày đầu tháng 3, anh Nguyễn Văn Tài (43 tuổi, quê Nam Định) trở về phòng trọ trong một con hẻm trên đường Âu Cơ (Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) trong trạng thái ủ rũ sau khi kết thúc ca làm việc dài 8 tiếng đồng hồ. Đầu tháng, gia đình anh lại chuẩn bị phải chi tiêu một khoản cho tiền trọ.

Hiện tại, anh Tài làm bảo vệ hơn 1 tháng nay cho một nhà máy sản xuất phụ gia thực phẩm tại khu công nghiệp Hòa Khánh với mức lương 4,5 triệu /1 tháng.

Tuy lương thấp, nhưng theo anh Tài, có công việc đã là may mắn, bởi vì cách đây vài tháng, bản thân anh bị cho nghỉ việc do công ty cắt giảm nhân sự. Mặc dù đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, nhưng hiện tại anh vẫn chưa được nhận bất kỳ một khoản tiền nào.

Gia đình anh Tài hiện tại có 4 người, 2 vợ chồng và 2 con. Con đầu của anh đang học lớp 12 ở Hà Nội, còn con nhỏ đang học nhà trẻ. Vợ anh làm nghề buôn bán tự do. Trung bình, mỗi tháng tổng thu nhập gia đình anh chỉ nhỉnh hơn 10 triệu đồng.

Với thu nhập thấp, con đang tuổi ăn học khiến anh Tài phải dè sẻn từng khoản chi để cân bằng cuộc sống.

“Tiền trọ mỗi tháng 2 triệu, con lớn thì ở ngoài Hà Nội với ông bà nội nên mỗi tháng gửi ra 3 triệu, con nhỏ gửi nhà trẻ 1,5 triệu, chưa tính tiền sữa… ít nhất cũng phải 7 triệu rồi.

Còn tiền ăn uống, sinh hoạt nên làm được đồng nào tiêu đồng đó, nhiều khi phải vay mượn người thân mới đủ mà chi tiêu”, anh Tài cho biết.

Khi được hỏi về giải pháp lâu dài, anh Tài dự định sẽ sắp xếp làm thêm công việc trông xe để kiếm thêm thu nhập vào thời gian rảnh.


Tường Minh - Văn Trực
TIN LIÊN QUAN

Thu nhập không đủ tiêu, công nhân lo lắng trước tin giá điện tăng

Thành Nhân |

Thu nhập của nhiều người lao động không đủ chi tiêu, trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, ai cũng lo lắng trước thông tin giá điện tăng. Với công nhân, mỗi đồng chi phí đội thêm là thêm ảnh hưởng đến chất lượng sống của họ, nhất là đối tượng thuê nhà ở.

Công nhân lo nếu giá điện tăng

LƯƠNG HẠNH |

Trong khi lương tối thiểu chỉ mới tăng 6% từ 1.7.2022 thì mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất tăng giá bán lẻ điện bình quân. Điều này khiến đời sống công nhân tại các khu công nghiệp vốn bếp bênh thì nay họ lại càng thêm lo lắng bởi gánh nặng các khoản chi dịp Tết đến, xuân về.

Đà Nẵng: Người lao động lo lắng nếu giá điện tăng

Nguyễn Linh - Văn Trực |

Đời sống công nhân lao động tại Đà Nẵng vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn nếu đề xuất tăng giá điện được thông qua.

Đức nói về cấp vũ khí cho Ukraina sau nghi án Kiev gây nổ Nord Stream

Ngọc Vân |

Bộ trưởng Quốc phòng Đức thận trọng trước những thông tin mới cáo buộc Ukraina đứng sau vụ nổ Nord Stream.

Di dời người dân khỏi chung cư cũ nát: Vẫn còn tâm lý lo lắng đi dễ, về khó

VƯƠNG TRẦN |

Công tác di dời, bàn giao mặt bằng là một trong những “điểm nghẽn” khiến việc cải tạo chung cư cũ nát ở Hà Nội nhiều lần bị ách tắc suốt nhiều năm qua. Nhiều người dân sinh sống tại các khu chung cư cũ nát lo lắng về việc “đi dễ, về khó” nên chưa chịu di dời. Để hoá giải việc này, cần các phương án công khai, minh bạch, lộ trình xây dựng và cải tạo một cách rõ ràng.

Lừa đảo qua Facebook: Tán tỉnh con mồi bằng Messenger

LƯƠNG HẠNH |

Đối tượng lừa đảo trên mạng dùng các chiêu thức mỗi ngày một tinh vi hơn trong đó có hình thức giả danh người nước ngoài làm quen, tán tỉnh con mồi qua Facebook.

Xử lý nghiêm văn phòng mạo danh trung tâm đào tạo lái xe

Đỗ Hạnh |

Do nhu cầu học lái xe ôtô của người dân tăng cao, một số người đã lợi dụng, tự mở văn phòng, lấy tên miền, Fanpage Facebook của một số Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe để thu hồ sơ, lừa đảo học viên, chiếm đoạt tiền.

Bản tin công đoàn: Đề xuất chỉ được rút 50% BHXH 1 lần nếu chưa đủ tuổi hưu

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Đề xuất chỉ được rút 50% BHXH 1 lần nếu lao động chưa đủ tuổi hưu; xu hướng công nhân rời nhà máy về quê; không thiếu thuốc cho công nhân khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế; đình chỉ công việc giám đốc nước ngoài đánh nữ lao động ở Đồng Nai...

Thu nhập không đủ tiêu, công nhân lo lắng trước tin giá điện tăng

Thành Nhân |

Thu nhập của nhiều người lao động không đủ chi tiêu, trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, ai cũng lo lắng trước thông tin giá điện tăng. Với công nhân, mỗi đồng chi phí đội thêm là thêm ảnh hưởng đến chất lượng sống của họ, nhất là đối tượng thuê nhà ở.

Công nhân lo nếu giá điện tăng

LƯƠNG HẠNH |

Trong khi lương tối thiểu chỉ mới tăng 6% từ 1.7.2022 thì mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất tăng giá bán lẻ điện bình quân. Điều này khiến đời sống công nhân tại các khu công nghiệp vốn bếp bênh thì nay họ lại càng thêm lo lắng bởi gánh nặng các khoản chi dịp Tết đến, xuân về.

Đà Nẵng: Người lao động lo lắng nếu giá điện tăng

Nguyễn Linh - Văn Trực |

Đời sống công nhân lao động tại Đà Nẵng vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn nếu đề xuất tăng giá điện được thông qua.