Đà Nẵng chuyển đất rừng cho dự án Làng Vân, khu công nghiệp chậm tiến độ

THÙY TRANG |

Sáng 15.11, Hội đồng Nhân dân TP Đà Nẵng đã tổ chức kỳ họp chuyên đề. Tại đây, các đại biểu đã thống nhất thông qua việc chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với 4 dự án, trong đó có dự án khu du lịch Làng Vân và Khu công nghiệp Hòa Ninh đang bị chậm tiến độ.

Cụ thể, Hội đồng Nhân dân TP Đà Nẵng đã chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân, tại phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu.

Dự án có diện tích rừng sản xuất cần chuyển đổi là 29,73ha, bao gồm 18,62 ha rừng trồng keo có nguồn vốn từ hộ gia đình, cá nhân và 11,11 ha rừng trồng (keo, sao đen, thông, dầu rái) có nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, một dự án có đất rừng lớn được chấp thuận chuyển đổi là dự án Khu Công nghiệp Hòa Ninh, tại xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang. Dự án có diện tích rừng sản xuất cần chuyển đổi 43,88ha là rừng trồng chủ yếu trồng cây keo, có nguồn vốn từ người dân.

Đây là 1 trong những dự án khu công nghiệp đang bị chậm triển khai của thành phố. Nguyên nhân là hồ sơ có đất rừng chưa được chuyển đổi nên không được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận.

Sau khi hoàn thiện xong bước chuyển đổi này, thành phố sẽ trình lại hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.

s
Hội đồng Nhân dân TP Đà Nẵng chấp thuận chuyển đổi đất rừng cho 4 dự án. Ảnh: Thùy Trang

Tại kỳ họp, ông Lê Thành Tiến – Trưởng ban Đô thị, Hội đồng Nhân dân TP Đà Nẵng đề nghị, trong quá trình triển khai, UBND thành phố cần lưu ý, chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc xác định, phân loại rừng (không có diện tích rừng tự nhiên); tính chính xác trong công tác thẩm định về vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Nhân dân thành phố theo quy định của Luật Lâm Nghiệp.

UBND thành phố cần chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện việc trồng rừng thay thế, đặc biệt cần có phương án xử lý hài hoà, đảm bảo quyền lợi, sinh kế của các hộ dân được giao khoán sử dụng đất rừng trong diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng bị thu hồi theo quy định; Có giải pháp thu hồi rừng (tốt nhất nên có giải pháp tận dụng rừng hiện trạng, khai thác các mảng xanh sẵn có khi triển khai xây dựng dự án), hạn chế tối đa việc can thiệp đến tự nhiên làm thay đổi môi trường cảnh quan.

Ngoài ra, Hội đồng Nhân dân TP Đà Nẵng đã chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Dự án Tuyến đường đi riêng, kè chắn đất và trang thiết bị văn phòng Khu căn cứ hậu cần kỹ thuật Hòa Bắc tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Diện tích rừng sản xuất cần chuyển đổi là 0,46ha rừng đều trồng cây keo, có nguồn vốn từ nhân dân.

Dự án Đầu tư, nâng cấp, cải tạo một số hạng mục Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn giai đoạn 2 (hộc rác số 7 tại khu vực bãi rác Khánh Sơn) tại phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu) cũng được chấp thuận chuyển đổi diện tích rừng sản xuất 4,95 ha, bao gồm 4,26 ha rừng trồng và 0,69 ha rừng non mới trồng chưa thành rừng chủ yếu là cây Keo, có nguồn vốn từ hộ gia đình, cá nhân.

THÙY TRANG
TIN LIÊN QUAN

Nhiều sản vật núi rừng Quảng Ngãi vào siêu thị

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Nhờ được hỗ trợ, kết nối, nhiều loại nông sản ở miền núi Quảng Ngãi ngày càng có chỗ đứng bền vững trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững cho người dân.

Phá gần 5.000ha rừng là đi ngược mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh

Thanh Hải |

Đề xuất của Gia Lai về việc phá gần 5.000ha rừng, chuyển đổi thành vùng tưới, nhằm phát huy hết công suất của công trình đại thủy nông Ia Mơr vẫn chưa được Quốc hội thông qua. Chính quyền sợ lãng phí công trình 3.000 tỉ đồng, nhưng dư luận thì mong được giữ lại rừng...

Giữ rừng hay chuyển đổi để công trình đại thủy nông 3.000 tỉ đồng có vùng tưới

THANH TUẤN |

Công trình đại thủy nông Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có vốn đầu tư 3.000 tỉ đồng do Bộ NNPTNT làm chủ đầu tư, hoàn thành từ 2017, tuy nhiên hiện nay chưa phát huy hết công năng sử dụng vì... thiếu vùng tưới. Gia Lai đang đề xuất và chờ chủ trương cho phép chuyển đổi 4.700 ha đất có rừng sang đất nông nghiệp, để xây dựng kênh dẫn nước, khai hoang, tạo vùng tưới, phát huy công trình đại thủy nông. Vấn đề giữ màu xanh của rừng đang nóng bỏng hơn bao giờ hết.

Việt Nam - thành viên chủ động, tích cực của APEC

Song Minh |

Trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là một dấu mốc quan trọng trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Năm 2023 đánh dấu 25 năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC.

Mắt xích nào bị điều tra trong đường dây đánh bạc nghìn tỉ của ông trùm Nguyễn Minh Thành?

Việt Dũng |

Ngoài làm rõ hành vi của ông trùm đường dây đánh bạc nghìn tỉ Nguyễn Minh Thành cùng đồng phạm và 42 người khác, một số đối tượng liên quan đã được tách rút, xử lý sau.

Nhiều cán bộ chủ chốt của Đà Nẵng được điều động, bổ nhiệm

THÙY TRANG |

Ngày 16.11, tại hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ, TP Đà Nẵng đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc sở, ban quản lý dự án cũng như lãnh đạo quận huyện.

Mua bảo hiểm xe máy để khi va chạm với xe Camry, Porsche còn có bảo hiểm đền

Hiếu Anh - Hải Đăng |

Ông Nguyễn Quang Huyền, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho rằng, đa số người mua bảo hiểm xe máy là người nghèo, chạy xe ôm, grab. Do đó, khi chẳng may xe máy tông phải xe đắt tiền như Camry, Porsche thì còn có bảo hiểm đền.

Xuồng cao tốc giống siêu xe trên vịnh Hạ Long do doanh nghiệp ở Quảng Ninh sản xuất

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Thời gian gần đây xuất hiện 2 chiếc xuồng được thiết kế như những siêu xe lướt trên vịnh Hạ Long khiến dư luận thích thú, tò mò, nhưng sau đó đã bị các cơ quan chức năng yêu cầu dừng hoạt động vì chưa đủ điều kiện.

Nhiều sản vật núi rừng Quảng Ngãi vào siêu thị

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Nhờ được hỗ trợ, kết nối, nhiều loại nông sản ở miền núi Quảng Ngãi ngày càng có chỗ đứng bền vững trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững cho người dân.

Phá gần 5.000ha rừng là đi ngược mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh

Thanh Hải |

Đề xuất của Gia Lai về việc phá gần 5.000ha rừng, chuyển đổi thành vùng tưới, nhằm phát huy hết công suất của công trình đại thủy nông Ia Mơr vẫn chưa được Quốc hội thông qua. Chính quyền sợ lãng phí công trình 3.000 tỉ đồng, nhưng dư luận thì mong được giữ lại rừng...

Giữ rừng hay chuyển đổi để công trình đại thủy nông 3.000 tỉ đồng có vùng tưới

THANH TUẤN |

Công trình đại thủy nông Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có vốn đầu tư 3.000 tỉ đồng do Bộ NNPTNT làm chủ đầu tư, hoàn thành từ 2017, tuy nhiên hiện nay chưa phát huy hết công năng sử dụng vì... thiếu vùng tưới. Gia Lai đang đề xuất và chờ chủ trương cho phép chuyển đổi 4.700 ha đất có rừng sang đất nông nghiệp, để xây dựng kênh dẫn nước, khai hoang, tạo vùng tưới, phát huy công trình đại thủy nông. Vấn đề giữ màu xanh của rừng đang nóng bỏng hơn bao giờ hết.