Cuộc sống gia đình 4 người ở ốc đảo 20 năm

Trường Hùng |

Trong cái nắng chang chang của tiết hè oi bức, từ ngoài đường cái đi vào chừng 100m, con đường đất nhỏ vắt ngang cánh đồng của thôn Ngọc Liên (xã Liên Hoà, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) là đến “ốc đảo” nơi gia đình bà Môn Ngọc sinh sống.

Bữa nay trong làng có đám nên bà Nguyễn Thị Ngọc (68 tuổi) và bà Nguyễn Thị Môn (59 tuổi) đi thăm viếng vẫn chưa thấy về. Nghe thấy tiếng chó sủa, ông Bội (em bà Ngọc) đi chân đất, cởi trần, lững thững bước ra từ căn nhà phía tả chào khách.

Căn nhà này là nơi ở của ông Nguyễn Văn Bội (64 tuổi), vốn là căn nhà của một người em trước đó nhưng hiện đã vào Nam lập nghiệp. Trước khi nghỉ hưu, ông Bội là công nhân Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao (nay là Công ty CP Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao)
Căn nhà này là nơi ở của ông Nguyễn Văn Bội.
Chừng nửa tiếng sau, thấp thoáng phía ngoài ngõ hai chị em bà Ngọc đã về. Không kịp nghỉ ngơi, cả hai bà vội thay quần áo bảo hộ, vác cuốc, xách liềm ra vườn làm cỏ. Mặt trời đứng bóng, bà Ngọc đang cho gà ăn, bà Môn nấu cơm. Bữa cơm hôm nay có măng nấu, lạc muối, trứng tráng lá lốt, bát kiệu muối (một loại củ giống hành) và bát tương bần. Bà Ngọc hồ hởi kể: “Toàn của nhà làm ra đấy, sạch lắm”.

Bữa cơm hoàn toàn là các sản phẩm tự làm ra, không thuốc bảo vệ thực vật nên rất an toàn và sạch sẽ với các món lạc muối, măng, kiệu muối (giống củ hành), trứng gà tráng lá lốt
Bữa cơm hoàn toàn là các sản phẩm tự làm ra, không thuốc bảo vệ thực vật nên rất an toàn và sạch sẽ.
Trong bữa cơm đậm hương vị quê dân dã, bà Ngọc kể cụ thân sinh ra bà chuyển ra ốc đảo này sinh sống đến nay cũng đã ngót 7 thập kỷ. Nhưng phải đến năm 1987, sau khi nghỉ hưu giáo chức ở Phú Thọ bà Ngọc mới chính thức chuyển về đây.

Trước đó, em kế bà Ngọc là bà Môn đã về đây ở từ năm 1990. Đến năm 2015, ông Bội về đây sinh sống nữa, nâng tổng số thành viên trên "ốc đảo" rộng gần 1ha là 4 người, gồm cả con trai bà Môn là anh Nguyễn Trường Giang (29 tuổi).

Bà Ngọc kể, khi mới chuyển về đây (năm 1987), bà cũng chưa quen được ngay. Do hoàn cảnh thiếu thốn, không đường điện, lại xa khu dân cư nên việc sinh hoạt gặp nhiều bất tiện. Nhất là vào mùa mưa, "đảo" thường bị cô lập với bên ngoài “nội bất xuất, ngoại bất xâm”.

Sau rồi tiết kiệm dần, chị em bà Ngọc cải tạo được cái nhà, tốn 3 con bò để có được đường điện vào đây được gần mười năm thì cuộc sống cũng sáng sủa hơn. Từ việc mua thực phẩm ở ngoài chợ, chị em bà Ngọc dần thay thế bằng nguồn rau tự trồng, gà, chim tự nuôi nên ăn uống an tâm hơn.

Căn nhà này là nơi ở của bà Nguyễn Thị Ngọc (68 tuổi), bà Nguyễn Thị Môn (58 tuổi) và anh Nguyễn Trường Giang (28 tuổi, con trai bà Môn), căn nhà được xây dựng vào năm 1999 trên nền nhà cũ của các cụ, và được cơi nới thêm vào năm 2010. Tuy nhiên, vào những dịp mưa lũ lớn, có lúc nước dâng lên đến tận cửa sổ trong nhà.
Căn nhà nơi bà Ngọc, bà Môn, anh Giang sinh sống.
Căn nhà bà Ngọc, bà Môn nằm ở phía hữu của hòn đảo theo hướng từ ngõ vào. Căn nhà cấp 4 trải qua 2 lần tu tạo, lần nhất vào khoảng năm 1999 cải tạo trên nền nhà cũ, cơi nới thêm gian phụ vào năm 2007, đến nay rộng chừng 30m2. Tuy sử dụng tấm fibro nhưng vào mùa mưa nhà vẫn thường bị dột.

Đỉnh điểm của sự khó khăn là vào khoảng năm 2000. Bà Ngọc kể dịp ấy nước sông Lô dâng cao, nước ngập vào đảo cả tháng, thậm chí có lúc dâng vào nhà đến tận cửa sổ: “Chiều qua nước mới ở mé sân, sáng ra ngủ dậy bước xuống giường mới biết đã ngập đến mé giường rồi”.

Tuy nơi ở có “biệt lập” với xóm làng, nhưng sinh hoạt của gia đình bà Ngọc lại không “tách biệt” với cộng đồng. Buổi sáng hàng ngày, bà Ngọc vẫn thường chạy bộ ra ngoài làng luyện tập thể dục, trò chuyện, thăm hỏi bà con.

Dù ở độ tuổi gần 60 nhưng bà Môn vẫn dẻo dai khi gánh hai xô nước nặng
Dù ở độ tuổi gần 60 nhưng bà Môn vẫn dẻo dai khi gánh hai xô nước nặng
Dù cả ba chị em đều ở độ tuổi xưa nay hiếm, sống lâu năm ở “ốc đảo” neo người nhưng vẫn khoẻ mạnh, không ốm đau. Đặc biệt là ông Bội, “từ bé đến lớn tôi chưa từng uống một viên thuốc, đến bệnh viện một lần nào”. Chia sẻ về bí kíp giữ gìn sức khoẻ của gia đình mình, bà Ngọc nhấn mạnh: “Cứ ăn nhiều rau, uống nhiều nước, lao động và luyện tập thể dục thể thao”.
Trường Hùng
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".