Cuộc chiến "ngao - cát" ở Hải Phòng: Dân bất lực, địa phương bó tay, tài nguyên mất trắng

TIẾN NGUYỄN |

Mặc dù không được bất kỳ cơ quan chức năng nào cấp phép, nhưng hàng ngàn hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản khu vực gồ cát, cửa sông Văn Úc, thuộc địa bàn huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng và quận Đồ Sơn (TP.Hải Phòng), đang diễn ra tranh chấp, thậm chí thanh trừng lẫn nhau hết sức khốc liệt nhằm tranh giành khu vực khai thác “cát tặc” và nuôi ngao. 

Vụ việc diễn ra nhiều năm, ấy thế nhưng cơ quan chức năng và chính quyền địa phương gần như bất lực, máu và nước mắt người dân đang đổ từng ngày…

Cuộc chiến “ngao - cát”

Bãi nuôi ngao là gồ cát rộng thênh thang ngay cửa sông Văn Úc, thuộc địa bàn xã Đại Hợp (huyện Kiến Thụy), phường Bàng La, Vạn Hương (quận Đồ Sơn) và xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng). Theo những người dân các địa phương này, tổng diện tích bãi nuôi ngao ở đây lên tới 10 nghìn hécta, trải dài theo khu vực cửa sông Văn Úc, kéo dài từ quận Đồ Sơn về huyện Tiên Lãng. Chỉ tính riêng khu vực nuôi ngao của bà con xã Đại Hợp (Kiến Thụy), đã rộng tới 3 nghìn hécta.

Khoảng năm 2005, việc đi biển của ngư dân không mấy thuận lợi, mọi người đành bàn nhau kế sinh nhai, việc nuôi ngao ở khu vực gồ cát cửa sông Văn Úc được đánh giá hết sức khả quan, do vậy hàng trăm hộ dân đã chuyển đổi từ nghề đánh bắt thủy sản sang nuôi ngao dọc theo khu vực cửa sông này. Đó cũng là thời kỳ ổn định nhất của người nuôi ngao ở đây. Nghề nuôi ngao thực sự đã làm thay đổi cuộc sống của họ, hàng trăm hộ gia đình thoát nghèo, kinh tế khấm khá lên trông thấy, còn địa phương thì bớt đi một phần nỗi lo an sinh xã hội cho nhân dân.

Đến năm 2011, nhận thức được việc nuôi ngao trên diện tích gồ cát hàng nghìn hécta ở cửa sông Văn Úc, trải dài từ Đồ Sơn đến Tiên Lãng là lấn chiếm diện tích nước mặt, vi phạm các quy định pháp luật. Nhiều hộ nuôi ngao ở 3 quận, huyện trên đã gửi đơn đến UBND xã Đại Hợp (Kiến Thụy), Vinh Quang (Tiên Lãng) và phường Bàng La (Đồ Sơn), xin được nuôi ngao ở gồ cát này. Sau khi tiếp nhận đơn của người dân, chính quyền các địa phương trên đã ký xác nhận, đồng ý cho người dân ra khu vực gồ cát cửa sông Văn Úc nuôi trồng thủy sản (nuôi ngao - PV).

Việc nuôi ngao tiếp tục ổn định thì đến tháng 12.2016, bắt đầu xuất hiện những con tàu khai thác cát trái phép, hút sâu vào các bãi cát khu vực người dân đang nuôi ngao, khiến hàng trăm hécta diện tích nuôi ngao bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều nơi ngao chết trắng bãi.

Không thể đứng nhìn mồ hôi, nước mắt của mình bị hủy hoại, người nuôi ngao chỉ còn biết bấu víu vào các cơ quan chức năng. Trạm kiểm soát Biên phòng cửa sông Văn Úc thuộc Đồn 42 được người dân tin tưởng nhất, họ trình báo đến cơ quan này.

Rất nhiều lần, khi phát hiện tàu khai thác cát vào sâu trong bãi ngao, người nuôi ngao đã phối hợp bắt giữ tàu, rồi giao cho Trạm Biên phòng xử lý theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, kết quả xử lý như thế nào người dân hoàn toàn không hay biết, chỉ biết rằng, sau thời gian ngắn, các tàu hút cát trái phép này lại được thả ra.

Các con tàu “cát tặc” ngày đêm rút ruột tài nguyên. Ảnh: TN
Các con tàu “cát tặc” ngày đêm rút ruột tài nguyên. Ảnh: TN

Doanh nghiệp thả phao, nhận lãnh địa

Bất ngờ hơn, khi việc khai thác cát trái phép tại các bãi ngao đang trở nên căng thẳng thì tháng 5.2017, một số doanh nghiệp đã đưa phương tiện, tàu thuyền chở phao tiêu ra khu vực bãi ngao người dân đang nuôi trồng để cắm, nhận lãnh địa. Một số doanh nghiệp đáng chú ý được bà con ghi lại như Cty Thành Trang, Cty Đông Kinh… bất ngờ thông báo cho người nuôi ngao “đây là khu vực đã được chính quyền cấp phép khai thác khoáng sản” và yêu cầu người dân ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, khi được hỏi giấy phép thì các doanh nghiệp này đều không đưa ra được, đồng thời thách thức người dân.

Phẫn nộ trước vụ việc, các hộ nuôi ngao đã phản đối việc cắm phao và thu hồi toàn bộ phao tiêu của các Cty trên, giao cho Trạm kiểm soát Biên phòng 42 xử lý. Sau đó, người nuôi ngao đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng và Trung ương để có biện pháp xử lý. Tháng 12.2017, dưới sự chỉ đạo của thành phố Hải Phòng, UBND huyện Kiến Thụy đã lập quy hoạch chi tiết bãi nuôi ngao. Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu được lựa chọn là đối tác đo đạc, khảo sát hiện trạng các hộ nuôi ngao. Trên cơ sở đó, ngày 24.4.2018, UBND huyện Kiến Thụy ban hành quyết định 635 phê duyệt quy hoạch vùng nuôi ngao ven biển với 750ha. Diện tích này chỉ còn ¼ so với diện tích mà thực tế người dân đang nuôi ngao.

Điều đáng nói, diện tích được huyện Kiến Thụy phê duyệt quy hoạch nuôi ngao lại nằm nhiều ở khu vực lòng sông và bãi sình lầy, không thích hợp cho việc nuôi ngao bởi con ngao chỉ sống và phát triển trên gồ cát. Việc quy hoạch này đã gây ra nhiều tranh cãi, rất nhiều lần người nuôi ngao đã lên gặp lãnh đạo huyện Kiến Thụy yêu cầu giải thích rõ. Tuy nhiên, đến nay chưa có câu trả lời.

Trao đổi qua điện thoại với báo Lao Động, ông Bùi Đức Thảo, Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy (Hải Phòng), cho biết: Việc tranh chấp giữa các hộ nuôi ngao và tàu khai thác cát diễn ra từ lâu, UBND huyện Kiến Thụy đã cử lực lượng công an phối hợp với Đồn Biên phòng để đảm bảo ANTT khu vực.

“Thành phố đã cho quy hoạch nuôi ngao, tới đây Sở TNMT hướng dẫn về bàn giao mặt đất, mặt nước. Trên cơ sở đó huyện sẽ hướng dẫn cho các hộ có nhu cầu nuôi ngao đăng ký, vào khu vực quy hoạch. Còn các hộ khai thác tài nguyên thì thành phố cấp phép cho các doanh nghiệp. Hiện nay có 4 doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác khoáng sản trong khu vực gồm Cty Hoàng Sơn, Thiên Quý, Đông Kinh, Thành Trang. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn chưa hoàn tất các thủ tục để được khai thác. Riêng Cty Hoàng Sơn thì đủ thủ tục nhưng TP vừa có thông báo tạm dừng khai thác, vì vậy chưa có Cty nào được khai thác cát ở đây” - ông Thảo nói.

TIẾN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Bị bắt quả tang, “cát tặc” nhấn chìm tàu bỏ trốn

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 27.7, CA TP.Biên Hòa, PC49 – CA tỉnh Đồng Nai cho biết đang tạm giữ một thuyền chở cát và tiến hành  trục vớt 2 tàu bị các đối tượng bơm hút cát trái phép nhấn chìm xuống sông Đồng Nai, đoạn qua địa phận xã Long Hưng, TP Biên Hòa.

Hà Nội: Bảo vệ đất, dân Sóc Sơn bị cát tặc chém trọng thương

Hoài Nam |

Phát hiện 2 tàu bêtông cốt thép của cát tặc trên sông Cầu áp sát khu đất của nhà, một người dân xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã ra ngăn cản. Nhóm người trên 2 tàu cát tặc này đã chém người dân này trọng thương.

“Cát tặc” lộng hành, giải quyết chưa dứt điểm?

VƯƠNG TRẦN |

Không được cấp phép hoạt động khai thác cát tại khu vực sông Hồng đoạn qua địa bàn xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ, Hà Nội nhưng nơi đây hằng ngày vẫn có hàng trăm tàu cuốc, sà lan có trọng tải lớn tập kết, hút cát. Tình trạng cát tặc ngang nhiên lộng hành khai thác cát trái phép khiến người dân rất bức xúc, lo lắng. Tuy vậy, hiện tại việc xử lý nạn “cát tặc” còn chưa được triệt để.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 10.3: Top ngân hàng lãi suất cao nhất tháng 3

Hương Nguyễn |

Lãi suất ngân hàng hôm nay: Lãi suất cao nhất thị trường lên tới 10% cho kỳ hạn 13 tháng. Cập nhật trọn bộ lãi suất Agribank, SCB, Sacombank, Vietcombank... mới nhất.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái đắc cử nhiệm kỳ 3

Song Minh |

Ngày 10.3.2023, ông Tập Cận Bình được bầu tiếp tục giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhiệm kỳ 3 và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Kiến nghị phương tiện quá hạn đăng kiểm 15 ngày được di chuyển

Hiếu Anh |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ áp dụng một số biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt đăng kiểm.

Trung Quốc: Thành tựu đáng nể trong 10 năm phát triển Thời đại mới

Ngọc Vân |

Trung Quốc đạt được hàng loạt thành tựu đáng nể về khoa học công nghệ, cải cách và phát triển trong giai đoạn từ 2012 đến nay - giai đoạn được coi là "thời đại mới" ở Trung Quốc.

Đề xuất đất ở, đất sản xuất kinh doanh xác định giá theo giá trị thị trường

PHẠM ĐÔNG |

PGS.TS Ngô Thanh Hoàng cho rằng, cần bổ sung cách phân loại đất đai theo tiêu chí đất đai không xác định giá theo giá trị thị trường, như đất phục vụ an ninh, quốc phòng, đất phục vụ công cộng. Còn đất đai xác định giá theo giá trị thị trường, như đất ở, đất phục vụ sản xuất kinh doanh.

Bị bắt quả tang, “cát tặc” nhấn chìm tàu bỏ trốn

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 27.7, CA TP.Biên Hòa, PC49 – CA tỉnh Đồng Nai cho biết đang tạm giữ một thuyền chở cát và tiến hành  trục vớt 2 tàu bị các đối tượng bơm hút cát trái phép nhấn chìm xuống sông Đồng Nai, đoạn qua địa phận xã Long Hưng, TP Biên Hòa.

Hà Nội: Bảo vệ đất, dân Sóc Sơn bị cát tặc chém trọng thương

Hoài Nam |

Phát hiện 2 tàu bêtông cốt thép của cát tặc trên sông Cầu áp sát khu đất của nhà, một người dân xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã ra ngăn cản. Nhóm người trên 2 tàu cát tặc này đã chém người dân này trọng thương.

“Cát tặc” lộng hành, giải quyết chưa dứt điểm?

VƯƠNG TRẦN |

Không được cấp phép hoạt động khai thác cát tại khu vực sông Hồng đoạn qua địa bàn xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ, Hà Nội nhưng nơi đây hằng ngày vẫn có hàng trăm tàu cuốc, sà lan có trọng tải lớn tập kết, hút cát. Tình trạng cát tặc ngang nhiên lộng hành khai thác cát trái phép khiến người dân rất bức xúc, lo lắng. Tuy vậy, hiện tại việc xử lý nạn “cát tặc” còn chưa được triệt để.