COVID-19 tại Hà Nội tăng từng ngày, người dân vẫn lơ là việc đeo khẩu trang

PHƯƠNG ANH |

UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang nơi công cộng trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân phớt lờ trước thông báo này. 

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, cả nước mỗi ngày ghi nhận hơn 1.500 ca mắc mới COVID-19, riêng Hà Nội gần 100 ca. UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu người dân khi đến các nơi công cộng phải nghiêm túc thực hiện việc đeo khẩu trang để phòng, chống dịch.

Cụ thể, người dân cần chấp hành yêu cầu trên tại các điểm công cộng như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, các cơ sở văn hóa, du lịch, sự kiện…

Ngoài ra, tất cả những người sử dụng phương tiện công cộng đều phải đeo khẩu trang khi tình hình dịch COVID-19 có nguy cơ cao bùng phát trở lại, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 tới đây.

 
Người dân vẫn chủ quan trước nguy cơ bùng phát dịch COVID-19. Ảnh: Phương Anh

Theo ghi nhận của phóng viên, đa phần người dân đều nghiêm túc chấp hành yêu cầu trên. Nhiều người cho rằng, đeo khẩu trang không chỉ giúp phòng, chống dịch mà còn bảo vệ đường hô hấp của bản thân trong điều kiện chất lượng không khí tại Hà Nội đang bị ô nhiễm. 

Giữ thói quen đeo khẩu trang từ trước khi dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện, chiếc khẩu trang giờ đây đã trở thành vật bất li thân đối với anh Đặng Việt Hoàng quận Đống Đa, Hà Nội).

“Tôi thường xuyên có thói quen đeo khẩu trang kể cả trước, trong hay sau dịch COVID-19. Với tình hình dịch bệnh những ngày gần đây tại Hà Nội, tôi cảm thấy việc người dân cần đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng là điều cần thiết” - anh Hoàng chia sẻ.

Song, bên cạnh đó, không khó để bắt gặp tình trạng một số người dân bàng quan với việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Dù số ca dương tính với COVID-19 không ngừng tăng lên mỗi ngày, nhưng dường một số người dân vẫn chủ quan, không đeo khẩu trang nơi công cộng. 

Chị Nguyễn Thảo Linh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, từ khi Việt Nam nới lỏng giãn cách, cho phép người dân đi lại bình thường, có khi, chị đã quên đeo khẩu trang khi ra đường. 

“Có những lúc vội quá nên tôi không sử dụng khẩu trang khi ra đường. Sau một thời gian, tần suất sử dụng khẩu trang của tôi giảm dần. Hiện tại, chỉ khi nào nhớ ra thì tôi mới đeo khẩu trang” - chị Linh nói. 

 
 
Nhiều người bán hàng tại chợ truyền thống không đeo khẩu trang. Ảnh: Phương Anh
 
Tại các bến xe cũng ghi nhận nhiều trường hợp không đeo khẩu trang. Ảnh: Phương Anh
 
 
Một bộ phận người dân tham gia giao thông còn chủ quan, lơ là việc thực hiện đeo khẩu trang. Ảnh: Phương Anh

Theo ghi nhận của Lao Động, nhiều người bán hàng trên vỉa hè, tiểu thương buôn bán trong các chợ hay các tài xế xe ôm... đều lơ là, chưa thực hiện nghiêm túc yêu cầu đeo khẩu trang tại nơi công cộng.

Trước đó, ngày 18.4.2023, UBND Thành phố Hà Nội đã gửi công văn hỏa tốc về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch. Bên cạnh yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại các nơi công cộng, Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh việc tăng tỉ lệ bao phủ vaccine, không chủ quan, lơ là trong mọi tình huống để không bùng phát dịch.

Riêng với UBND các quận, huyện, thị xã, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu, các đơn vị chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh trong nước, thành phố và địa phương để có phương án triển khai kịp thời. Kiên quyết, kiên trì và kiên định bảo đảm kiểm soát tình hình dịch bệnh để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, phòng bệnh từ sớm, từ xa và từ cơ sở, mục tiêu dứt khoát không để dịch bệnh bùng phát trở lại.

UBND thành phố cũng yêu cầu các địa phương phải chịu trách nhiệm toàn diện trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn; đồng thời bảo đảm nhân lực, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, hóa chất đáp ứng phòng, chống dịch bệnh theo phương châm "4 tại chỗ".

Các địa phương cần chỉ đạo tăng cường nhân lực hỗ trợ cho y tế cơ sở theo diễn biến dịch bệnh, giám sát người nhiễm COVID-19 tại nhà, quản lý chặt chẽ đối tượng nguy cơ khi mắc COVID-19 để chuyển viện kịp thời, tránh để bệnh nặng mới chuyển viện.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với các cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh, tổ chức sự kiện, dịch vụ tại địa phương.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Sự thật về mức độ nguy hiểm của biến thể COVID-19 XBB.1.16 chủng Omicron

VŨ LINH - AN AN - PHƯƠNG UYÊN |

Theo các chuyên gia y tế, biến thể phụ XBB.1.16 Omicron khiến số ca COVID-19 ở Ấn Độ tăng. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khẳng định có sự gia tăng về độc lực dẫn tới tăng số ca nhập viện, trở nặng hay tử vong.

WHO cảnh báo mới nhất về COVID-19

Song Minh |

WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 vẫn còn nhiều biến động trước khi virus ổn định thành một mô hình có thể dự đoán được.

Hà Nội yêu cầu bố trí đủ nhân lực, giường bệnh điều trị COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

UBND TP Hà Nội yêu cầu các địa phương phải chịu trách nhiệm toàn diện trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, Bảo đảm nhân lực, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, hóa chất đáp ứng phòng, chống dịch bệnh theo phương châm “4 tại chỗ”.

Giáo viên Trung học cơ sở mất 9 năm để thăng hạng từ 3 lên 2 là quá lâu

Vân Trang |

Theo ý kiến nhiều giáo viên THCS, việc phải mất tới 9 năm để thăng hạng từ 3 lên 2 là quá lâu và không hợp lí.

Chủ nhân giải Nobel khen sinh viên Việt Nam được đào tạo tốt về Hóa học

Trang Hà |

Qua việc thuyết giảng và giao lưu với sinh viên Việt Nam, Giáo sư Morten Peter -  Chủ nhân giải thưởng Nobel Hóa học năm 2022 - bày tỏ sự bất ngờ và khen sinh viên Việt Nam có nền tảng, được đào tạo rất tốt về Hóa học.

Tòa tuyên cựu Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Phùng Anh Lê 7 năm 6 tháng tù

Việt Dũng |

Hà Nội - Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy có đủ cơ sở để xác định bị cáo Phùng Anh Lê đã phạm vào tội "Nhận hối lộ" và không oan.

Chiêu thức “hô biến" tiền gửi tiết kiệm SCB sang Manulife

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TP Hồ Chí Minh - Gần 150 bộ hồ sơ và đơn tố cáo được gửi về Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hồ Chí Minh trong 2 ngày vừa qua. Hầu hết nạn nhân đều là những người cao tuổi, có những trường hợp đã dành toàn bộ số tiền tích góp được sau hàng chục năm lao động vất vả để gửi tiết kiệm, mong an hưởng tuổi già. Thế nhưng, cuối cùng những nạn nhân này lại bị chính nhân viên tư vấn “hô biến" thành bảo hiểm nhân thọ Manulife.

Tìm thấy 1 nạn nhân vụ lật thuyền chở 7 người trên sông Lô

Trọng Lộc |

Hà Giang - Các lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 1 nạn nhân trong vụ lật thuyền chở 7 người trên sông Lô.

Sự thật về mức độ nguy hiểm của biến thể COVID-19 XBB.1.16 chủng Omicron

VŨ LINH - AN AN - PHƯƠNG UYÊN |

Theo các chuyên gia y tế, biến thể phụ XBB.1.16 Omicron khiến số ca COVID-19 ở Ấn Độ tăng. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khẳng định có sự gia tăng về độc lực dẫn tới tăng số ca nhập viện, trở nặng hay tử vong.

WHO cảnh báo mới nhất về COVID-19

Song Minh |

WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 vẫn còn nhiều biến động trước khi virus ổn định thành một mô hình có thể dự đoán được.

Hà Nội yêu cầu bố trí đủ nhân lực, giường bệnh điều trị COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

UBND TP Hà Nội yêu cầu các địa phương phải chịu trách nhiệm toàn diện trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, Bảo đảm nhân lực, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, hóa chất đáp ứng phòng, chống dịch bệnh theo phương châm “4 tại chỗ”.