Công nhân rút BHXH một lần: Lợi trước mắt, hại lâu dài

Thư Hạnh |

Lương thấp, môi trường làm việc áp lực..., nhiều công nhân liên tục “nhảy việc”. Để có tiền trang trải cuộc sống khi chờ việc, họ đành chấp nhận rút bảo hiểm xã hội một lần.

Không còn cách nào khác

Từng làm việc ở nhiều khu công nghiệp từ Nam ra Bắc, chị Nguyễn Thị Thúy (SN 1993, quê Nghệ An) tiếp tục tìm kiếm việc làm mới tại Khu Công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Năm 2021, sau hơn 7 năm tham gia BHXH, chị Thúy quyết định rút BHXH một lần.

Với mức lương bình quân một tháng là 5,2 triệu đồng, chị Thúy nhận “một cục” gần 70 triệu đồng. Số tiền này chị gửi về nhà trả nợ và dùng để trang trải cuộc sống những lúc chưa xin được việc. Đến nay, số tiền trên cũng không còn là bao.

“Tôi rút BHXH 1 lần cũng là chuyện cực chẳng đã. Nếu không rút thì không có tiền trang trải những ngày tháng không có việc làm, liên tục nhảy việc” - chị Thúy tâm sự.

Chồng chị Thúy làm công việc sửa chữa điều hòa tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, thu nhập bấp bênh. Những tháng ít việc, mọi chi phí đều dựa vào đồng lương của vợ. Làm công nhân thời vụ ở một công ty sản xuất linh kiện điện tử, chị Thúy được trả mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng. Thế nhưng chưa làm hết tháng, nữ công nhân này đã xin nghỉ vì không thể chịu được áp lực công việc và môi trường công ty.

“Sau khi nghỉ việc, tôi nhận về khoảng 4 triệu đồng tiền lương từ công ty này. Trả tiền phòng trọ đã hết hơn 1 triệu đồng trong khi chồng tôi không có thu nhập. Mỗi khi đi chợ, tôi không dám mua thịt, chỉ dám mua mấy con cá, bó rau để nấu cơm. Nghĩ lại vẫn thấy quá cực” - chị Thúy chia sẻ.

Sau đó, chị Thúy tiếp tục “nhảy” sang hai công ty khác. Hiện tại, chị Thúy mong muốn sớm được ký hợp đồng với công ty mới này để được đóng bảo hiểm.

“Ký hợp đồng xong làm công nhân khoảng vài năm tôi sẽ lại rút bảo hiểm xã hội một lần nữa. Số tiền này tôi và chồng sẽ sử dụng để về quê mở một tiệm bán thiết bị điện” - chị Thúy nói.

13 năm làm công nhân tại Khu Công nghiệp Thăng Long, anh Công (sinh năm 1981, quê Hà Tĩnh) quyết tâm làm một vài năm nữa rồi về quê với vợ con. Lương cơ bản của anh là 7,4 triệu đồng/tháng, tính cả phụ cấp, anh nhận 9 triệu đồng/tháng. Nếu tăng ca, làm thêm, anh Công nhận khoảng 11 triệu đồng/tháng. Số tiền này, anh chắt bóp chi tiêu để gửi về cho vợ con 7-8 triệu đồng/tháng.

Anh Công đang chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để rút BHXH một lần. Theo anh, số tiền nhận được khoảng 100 triệu đồng, anh sẽ về quê mở một trang trại chăn nuôi.

Hiện tại, anh Công đang thuê trọ một mình tại thôn Mai Châu (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh).

Khi chưa có gia đình, anh từng có suy nghĩ sẽ mua nhà ở Hà Nội. Song, đến khi có 2 con nhỏ, vợ anh nghỉ hẳn việc để về quê chăm con. Lấy vợ muộn năm 36 tuổi, con mới được 4 tuổi nên nam công nhân này càng mong muốn về quê sớm với vợ con, ổn định gia đình. “Sau này có tuổi, yếu đi, sức khỏe ngày một kém, không ai tuyển mình nữa. Dù có gắn bó với công ty lâu đến đâu thì cũng phải tìm cho mình một con đường đi. Bây giờ đi hỏi 10 công nhân, có mấy ai có thể ở lại làm đến lúc đủ tuổi hưu” - anh Công nói.

Lợi trước mắt, hại lâu dài

Những tháng đầu năm 2022, số người rút BHXH một lần tăng lên nhanh chóng. Đến tháng 4.2022, con số thống kê rút bảo hiểm đã giảm đi rõ rệt.

Cụ thể, trong tháng này, cả nước có trên 93.000 người rút BHXH một lần, giảm 10% so với tháng 4.2021.

Bà Đinh Thị Thu Hiền - Phó ban Thực hiện chính sách (BHXH Việt Nam) cho hay, việc nhận BHXH một lần được coi là “lợi trước mắt, hại lâu dài”, bởi toàn bộ thời gian đã đóng BHXH trước đó của người lao động không được bảo lưu.

Đồng thời, các quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều so với tham gia cho đến khi đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Về lương hưu, bà Hiền phân tích, mức lương hưu không phải là một mức cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ được điều chỉnh tăng để đảm bảo giá trị. Trong 2 năm qua, dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng lương hưu đã được điều chỉnh với mức chung là 7,4% từ ngày 1.1.2022.

Người hưởng lương hưu cũng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí từ khi hưởng lương hưu đến khi mất với quyền lợi hưởng cao (mức hưởng bảo hiểm y tế của người nghỉ hưu là 95%, trong khi mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình là 80%).

Trong giai đoạn tuổi già, nguy cơ đối mặt nhiều hơn với ốm đau, bệnh tật nên việc được chia sẻ phần lớn nguồn kinh phí khám chữa bệnh từ Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ giảm bớt áp lực kinh tế cho gia đình họ.

Bên cạnh đó, trong thời gian hưởng lương hưu, không may người hưởng lương hưu qua đời thì thân nhân sẽ được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm: Trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người hưởng lương hưu chết; trợ cấp tuất hằng tháng (mức trợ cấp bằng 50% hoặc 70% mức lương cơ sở); hoặc trợ cấp tuất một lần.

Thư Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Rút bảo hiểm xã hội một lần có cần thẻ căn cước công dân?

QUANG MINH |

Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần.

Tại sao người lao động không nên rút bảo hiểm xã hội một lần?

Minh Phương |

Bảo hiểm xã hội không chỉ mang lại lương hưu cho người lao động khi về già mà còn có thêm nhiều chính sách về bảo hiểm y tế, chế độ tử tuất. 

Đối tượng nào được rút bảo hiểm xã hội một lần ngay sau khi nghỉ việc?

QUANG MINH |

Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc về quy định nhận bảo hiểm xã hội một lần đối với lao động là người nước ngoài.

Tìm lời giải cho bài toán người dân ồ ạt rút Bảo hiểm xã hội một lần

ANH THƯ |

Đầu năm 2022, người dân ồ ạt rút Bảo hiểm xã hội một lần. Điều này sẽ tạo hệ luỵ rất lớn về an sinh xã hội sau này. Để hạn chế tình trạng trên, theo các chuyên gia cần thực hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ trong lần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội tới đây.

Rút bảo hiểm xã hội một lần hay chờ hưởng lương hưu?

Nhóm PV |

Giữa việc hưởng lương hưu và nhận bảo hiểm xã hội một lần, quyền lợi nào tốt hơn đang được nhiều người lao động quan tâm trong thời gian qua. Để phân tích kỹ hơn về quyền lợi của người lao động khi lựa chọn giữa bảo hiểm xã hội một lần và hưởng lương hưu, chúng tôi có cuộc trò chuyện với bà Lý Hoàng Minh - Phó Trưởng Phòng Hưu trí, Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Rút bảo hiểm xã hội một lần có cần thẻ căn cước công dân?

QUANG MINH |

Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần.

Tại sao người lao động không nên rút bảo hiểm xã hội một lần?

Minh Phương |

Bảo hiểm xã hội không chỉ mang lại lương hưu cho người lao động khi về già mà còn có thêm nhiều chính sách về bảo hiểm y tế, chế độ tử tuất. 

Đối tượng nào được rút bảo hiểm xã hội một lần ngay sau khi nghỉ việc?

QUANG MINH |

Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc về quy định nhận bảo hiểm xã hội một lần đối với lao động là người nước ngoài.

Tìm lời giải cho bài toán người dân ồ ạt rút Bảo hiểm xã hội một lần

ANH THƯ |

Đầu năm 2022, người dân ồ ạt rút Bảo hiểm xã hội một lần. Điều này sẽ tạo hệ luỵ rất lớn về an sinh xã hội sau này. Để hạn chế tình trạng trên, theo các chuyên gia cần thực hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ trong lần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội tới đây.

Rút bảo hiểm xã hội một lần hay chờ hưởng lương hưu?

Nhóm PV |

Giữa việc hưởng lương hưu và nhận bảo hiểm xã hội một lần, quyền lợi nào tốt hơn đang được nhiều người lao động quan tâm trong thời gian qua. Để phân tích kỹ hơn về quyền lợi của người lao động khi lựa chọn giữa bảo hiểm xã hội một lần và hưởng lương hưu, chúng tôi có cuộc trò chuyện với bà Lý Hoàng Minh - Phó Trưởng Phòng Hưu trí, Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.