Chuyện về tổ xử lý vi phạm trật tự đô thị đầu tiên ở phố núi Hòa Bình

Khánh Linh |

Từng được coi là "điểm nóng" vi phạm trật tự đô thịHòa Bình, sau hơn 1 năm thành lập, tổ xử lý vi phạm khiến bộ mặt của phường Phương Lâm - trung tâm phố núi - "thay da, đổi thịt".

Những ngày cuối năm âm lịch, phố núi Hòa Bình như nhộn nhịp hơn. Tại phường Phương Lâm - nơi được coi là "phố cổ Hoà Bình" - đường thông, ngõ thoáng, trật tự đô thị được lập lại là thành quả của mô hình "Tổ xử lý vi phạm trong công tác quản lý đô thị, đất đai, vệ sinh môi trường" mà Phương Lâm là đơn vị đầu tiên trong tỉnh thực hiện.

Theo chân tổ xử lý vi phạm trong một ngày ra quân tại chợ Nghĩa Phương - một trong những khu chợ đầu mối nông sản lớn nhất Hoà Bình - thời điểm cận Tết, không khí buôn bán diễn ra càng tấp nập.

Tại khu vực quy định chỉ được bán hàng rau quả và đồ ăn chín, tổ công tác phát hiện một tiểu thương vẫn cố tình bán cá, chưa di dời vào chợ như cam kết, ngay lập tức, các thành viên của tổ đã niêm phong, thu giữ hơn 40kg cá, 2 bộ dao, thớt, cân và thùng nhựa.

Tổ công tác xử lý, thu giữ hàng hoá đối với tiểu thương vi phạm. Ảnh: Khánh Linh
Tổ công tác xử lý, thu giữ hàng hoá đối với tiểu thương vi phạm. Ảnh: Khánh Linh

Chia sẻ với PV, ông Trần Thanh Tài - thành viên tổ xử lý vi phạm trật tự đô thị, môi trường, xây dựng phường Phương Lâm - cho biết: "Tổ công tác được thành lập từ cuối năm 2022, bao gồm các công chức của UBND phường Phương Lâm và lực lượng dân quân tự vệ của phường. Chúng tôi có nhiệm vụ tuyên truyền, xử lý các vi phạm trật tự đô thị, môi trường, xây dựng trên địa bàn phường".

Theo ông Tài, thời điểm ban đầu khi ra quân, bên cạnh những người dân ủng hộ chủ trương giữ gìn gọn gàng, sạch đẹp bộ mặt "phố cổ Hoà Bình", có không ít trường hợp dùng mọi biện pháp để chống đối tổ công tác.

"Có những tiểu thương bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, khi chúng tôi đến tuyên truyền, không những không chấp hành mà còn cố tình chửi bới, thoá mạ các thành viên của tổ công tác. Với những trường hợp như vậy, chúng tôi phải chờ khi họ bình tĩnh lại, đến tận nhà để giải thích, tuyên truyền, vận động. Đến nay, sau một thời gian dài, các trường hợp này không còn tái phạm" - ông Tài nói.

a
Phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) cưỡng chế ngôi nhà xây trái phép. Ảnh: Khánh Linh

Ông Đặng Đình Sơn - Chủ tịch UBND phường Phương Lâm, TP Hòa Bình - cho biết: "Từ năm 2020 trở về trước, tình trạng vi phạm trật tự đô thị, vi phạm trật tự xây dựng, đất đai trên địa bàn phường Phương Lâm diễn ra vô cùng phức tạp.

Đặc biệt là việc xây dựng trái phép ở ngõ Thủy Sản, nhức nhối vấn đề lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để làm nơi kinh doanh khu vực Đê Đà Giang, chợ Phương Lâm, chợ Nghĩa Phương. Những vi phạm nói trên không được giải quyết triệt để, gây nên bức xúc trong dân".

Tiểu thương ở chợ đầu mối lớn nhất Hoà Bình nghiêm chỉnh chấp hành quy định, trả lại vỉa hè cho người dân. Ảnh: Khánh Linh
Tiểu thương ở chợ đầu mối lớn nhất Hòa Bình nghiêm chỉnh chấp hành quy định, trả lại vỉa hè cho người dân. Ảnh: Khánh Linh

Thông tin từ UBND phường Phương Lâm cho biết, từ khi thành lập tổ xử lý vi phạm vào tháng 12.2022 đến nay, đã tạm giữ 386 tang vật vi phạm, tháo dỡ 837 mái che, mái vẩy, bạt rứa; 62 khung cột sắt, vách ngăn lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; dỡ bỏ 32 kiot tạm, hàng rào sắt cho các hộ kinh doanh tự ý lắp dựng tại khu vực chợ Nghĩa Phương...

Đặc biệt, tổ xử lý đã tổ chức tuần tra, bắt quả tang và tháo dỡ công trình xây dựng trái phép với diện tích gần 100m2; phối hợp với hộ gia đình tự tháo dỡ 4 công trình vi phạm tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Phường cũng vận động nguồn xã hội hóa chỉnh trang đô thị, lát gạch giả đá tuyến đường ngõ Lê Lợi, Nguyễn Huệ, kêu gọi người dân góp sức đầu tư lắp đặt hệ thống đèn trang trí trên các tuyến phố.

Đèn đường ở phố đi bộ Đê Đà giang cũng được lắp đặt, làm thay đổi bộ mặt đô thị phố núi Hoà Bình. Ảnh: Minh Nguyễn
Đèn đường ở phố đi bộ Đê Đà Giang cũng được lắp đặt, làm thay đổi bộ mặt đô thị phố núi Hòa Bình. Ảnh: Minh Nguyễn

Chị Vũ Hiền Ly - một tiểu thương buôn bán tại chợ Nghĩa Phương - cho biết: "Trước đây, mỗi buổi chiều, người dân từ khắp các nơi đổ về, mang hàng ngồi bày bán tràn lan, thậm chí ngồi chắn cả lối của người đi đường".

Thế nhưng, cho đến nay, tình trạng này đã giảm hẳn, trả lại con đường rộng thoáng dẫn lối vào chợ.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Luyện - Phó Chủ tịch TP Hòa Bình - cho biết: "UBND thành phố đánh giá cao về những đổi mới, sáng tạo trong quản lý đô thị ở phường Phương Lâm. Nhờ nỗ lực của những cán bộ dám nghĩ, dám làm, phường đã từ một đơn vị nhiều năm xếp ở tốp cuối trong bảng thi đua các phường xã, đã vươn lên thành đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Được biết, trong năm 2023, phường được UBND thành phố đề xuất tặng Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Phấn đấu giai đoạn 2026 - 2030, Quảng Bình có thêm một đô thị loại III

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Theo chương trình phát triển đô thị tỉnh, trong giai đoạn 2026 - 2030 sẽ có một địa phương đạt chuẩn đô thị loại III, đó là Ba Đồn.

Sẽ cưỡng chế thu hồi đất 7 hộ dân để xây dựng khu nhà ở đô thị ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - Ngày 18.12, UBND huyện Thanh Thủy đã tổ chức Họp báo công bố nội dung cưỡng chế thu hồi đất đối với 7 hộ gia đình tại thị trấn Thanh Thủy, phục vụ dự án Khu nhà ở đô thị Đồng Sạn.

Định hướng lập TP Bà Rịa - Vũng Tàu là đô thị loại I trực thuộc Trung ương

Thành An |

Theo quy hoạch phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa được phê duyệt, sau năm 2030, địa phương sẽ đủ tiêu chuẩn để thành lập Thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu trực thuộc Trung ương, với Bà Rịa là trung tâm.

Tế bào gốc từ người chưa được cấp phép cho các cơ sở làm đẹp, y tế tư nhân

NHÓM PV |

Sử dụng tế bào gốc từ người trong điều trị bệnh mãn tính (tiểu đường, xơ gan, mỡ máu...) và làm đẹp hiện chưa được cấp phép rộng rãi tại nước ta. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng chi tiền, nhiều cơ sở khám chữa bệnh và làm đẹp vẫn đang lợi dụng công nghệ tế bào gốc từ người để quảng cáo, kinh doanh trục lợi.

Vụ kế toán tố cáo hiệu trưởng, Thanh tra Sở kết luận tố cáo đúng một phần

Hoàng Bin |

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Quảng Nam vừa công bố kết luận thanh tra đối với Hiệu trưởng Trường THPT Hồ Nghinh sau đơn tố cáo của nguyên kế toán trường này. Theo kết luận, một số nội dung tố cáo đúng một phần.

Bên trong nhà máy gạch có Giám đốc vừa bị khởi tố vì khai thác đất trái phép

Đinh Đại |

Ngày 2.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Hòa Bình) đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Hữu Thắng, Giám đốc Công ty Cổ phần Tân Phú Ninh Hòa Bình vì khai thác trái phép trên 47.000 m3 đất để làm nguyên liệu sản xuất gạch, tổng giá trị gần 6 tỉ đồng.

Đại án Việt Á: Cựu Bí thư Hải Dương thừa nhận cáo trạng truy tố "xác đáng"

Việt Dũng |

Bị cáo Phạm Xuân Thăng - cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương khai không tác động với các cơ quan ban ngành, song nhận lời để Việt Á về tỉnh chống dịch, đồng thời thừa nhận việc truy tố là "xác đáng".

Cựu Giám đốc CDC Hải Dương nhờ bảo vệ nhận hộ 22 tỉ đồng

Việt Dũng |

Ngoài hành vi che giấu việc nhận tiền từ Việt Á, Phạm Duy Tuyến còn trình bày trước tòa về số tiền 27 tỉ đồng đã chi cho nhiều cá nhân, trong đó có cựu Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng.

Phấn đấu giai đoạn 2026 - 2030, Quảng Bình có thêm một đô thị loại III

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Theo chương trình phát triển đô thị tỉnh, trong giai đoạn 2026 - 2030 sẽ có một địa phương đạt chuẩn đô thị loại III, đó là Ba Đồn.

Sẽ cưỡng chế thu hồi đất 7 hộ dân để xây dựng khu nhà ở đô thị ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - Ngày 18.12, UBND huyện Thanh Thủy đã tổ chức Họp báo công bố nội dung cưỡng chế thu hồi đất đối với 7 hộ gia đình tại thị trấn Thanh Thủy, phục vụ dự án Khu nhà ở đô thị Đồng Sạn.

Định hướng lập TP Bà Rịa - Vũng Tàu là đô thị loại I trực thuộc Trung ương

Thành An |

Theo quy hoạch phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa được phê duyệt, sau năm 2030, địa phương sẽ đủ tiêu chuẩn để thành lập Thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu trực thuộc Trung ương, với Bà Rịa là trung tâm.